Các tin tức tại MEDlatec
Chụp X - quang đầu gối bao nhiêu tiền và nên thực hiện ở đâu uy tín?
- 01/01/2020 | Có những phương pháp chụp X - quang cột sống thắt lưng nào? Khi nào nên chụp?
- 04/10/2019 | Chụp X - quang là gì và những thông tin cần biết về kỹ thuật này
- 24/09/2019 | Khi nào nên chụp X - quang tay và thực hiện ở đâu tốt nhất
1. Chụp X-quang đầu gối có ý nghĩa gì?
Hình ảnh chụp X-quang đầu gối giúp bác sĩ có thể xác định được tình trạng tổn thương và bất thường ở khớp gối. Không phải bệnh nhân nào cũng được chụp X-quang giống nhau, mà góc chụp sẽ thay đổi tùy theo vị trí tổn thương như: chụp nghiêng, thẳng, chếch,...
Cụ thể, chụp X-quang đầu gối có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh khớp gối như:
Hẹp khe khớp
Khi bờ khớp và các khe không đồng đều.
Mọc gai xương
Gai xương thường mọc ở phần tiếp giáp giữa xương, sụn và màng hoạt dịch.
Hình ảnh X-quang thấy gai xương hiện rõ, thô, có thể có mảnh ở ổ khớp hoặc phần mềm quanh khớp.
Tiêu xương
Chụp X-quang thấy rõ hình vôi hóa ở vị trí bị tiêu xương, có thể thấy cả các mảnh xương chết.
Đặc xương
Hình ảnh X-quang thấy phần xương đặc, thường gặp ở đầu xương tiếp xúc với sụn khớp.
Loãng xương
Loãng xương thường xảy ra ở người cao tuổi, khi mật độ canxi trong xương giảm. Ảnh chụp X-quang thấy các bè xương và vân xương hiện rõ.
Thoái hóa khớp
Hình ảnh chụp X-quang cho thấy gai xương và các yếu tố khác tùy theo giai đoạn thoái hóa.
Thoái hóa khớp gối gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân
Như vậy, chụp X-quang đầu gối cung cấp dấu hiệu để chẩn đoán xác định các bệnh khớp gối. Cùng với các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng khác, bệnh nhân sẽ biết được mức độ bệnh và liệu trình điều trị tốt nhất.
2. Khi nào cần chụp X-quang đầu gối?
Ngay khi xuất hiện triệu chứng bất thường nghi do bệnh lý xương khớp đầu gối, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện kiểm tra, chụp X-quang theo chỉ định để chẩn đoán kịp thời.
Các trường hợp bệnh nhân cần chụp X-quang đầu gối gồm:
- Chấn thương đầu gối, nghe rõ tiếng “rắc” lúc chấn thương. Sau đó gối bị sưng đau và hạn chế vận động.
- Khi chạy có cảm giác ríu chân, không vững, dễ ngã.
- Khó đứng trụ người một bên chân gối lỏng.
- Khi đi nhanh trên đường không bằng phẳng, dễ bị trẹo gối.
- Lên cầu thang cảm thấy khó khăn, bước không thật.
Đặc biệt, bệnh nhân cần sớm nhận biết và khám, điều trị nếu có triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối.
Thoái hóa khớp gối gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe
Nếu để bệnh kéo dài, việc điều trị khó khăn, dễ để lại di chứng sau này. Một số biểu hiện thường gặp của bệnh gồm:
Đau khớp gối
Triệu chứng này là điển hình của các bệnh lý khớp gối, nhưng cũng là biểu hiện đầu tiên dễ thấy nhất của thoái hóa khớp gối. Cơn đau biểu hiện từ nhẹ sang nặng dần, hầu hết thường đau khi vận động quá mức, vận động sai tư thế hay thời tiết thay đổi.
Theo thời gian, đau khớp gối càng nặng hơn.
Cứng khớp
Những người không vận động một thời gian thường bị cứng khớp, như ngồi yên 1 tư thế quá lâu, hoặc lúc thức dậy. Tuy nhiên, tình trạng khó cử động khớp sẽ giảm dần khi xoa bóp, luyện tập từ từ. Thoái hóa khớp gối càng nặng thì cứng khớp càng thường xuyên và kéo dài.
Có tiếng kêu lạo xạo khi vận động
Khớp gối không còn hoạt động linh hoạt, do giảm dịch nhầy khiến các khớp va chạm vào nhau, gây tiếng kêu. Triệu chứng này kéo dài gây hư hại nhanh chóng các khớp, nếu không kịp thời điều trị, mà tiếp tục hoạt động khớp sai cách, liên tục sẽ khiến khớp gối càng tổn thương hơn.
Khó vận động khớp
Ngoài các triệu chứng trên thì bệnh nhân thoái hóa khớp gối sẽ cảm thấy lười vận động, khó vận động khớp gối. Kể cả các động tác đơn giản như đi lại trên đường bằng phẳng, co duỗi chân, cúi xuống,... cũng khó khăn và gây đau đớn.
Khớp gối sưng là triệu chứng của thoái hóa khớp
Khớp gối sưng
Thoái hóa khớp gối gây viêm khiến vùng xương khớp sưng lên, để tình trạng kéo dài có thể gây biến dạng chi, khiến khớp lệch khỏi trục, ngón chân cong vẹo,...
Như vậy, bất cứ triệu chứng bất thường nào ở khớp gối, bệnh nhân cũng không nên chủ quan mà sớm đi khám chẩn đoán tìm nguyên nhân.
3. Chụp X-quang đầu gối bao nhiêu tiền?
Chụp X-quang đầu gối là loại dịch vụ xét nghiệm - chẩn đoán khá phổ biến, nên có thể thực hiện tại nhiều phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện huyện - quận trở lên. Tuy nhiên, không phải cơ sở chụp X-quang nào cũng uy tín, bác sĩ kinh nghiệm và chẩn đoán chính xác bệnh.
Chi phí chụp X-quang đầu gối tại các cơ sở, địa chỉ khác nhau cũng khác nhau. Do đó, rất khó để trả lời chính xác thắc mắc chụp X-quang đầu gối bao nhiêu tiền. Nhưng hiện chi phí chụp không quá cao, dao động từ 100.000đ - 200.000đ, ngoài ra tại các cơ sở y tế áp dụng, bảo hiểm được hỗ trợ.
Như vậy, bạn hãy liên hệ với cơ sở y tế dự định chụp X-quang để được trả lời về chi phí chụp chính xác cũng như việc bảo hiểm y tế có hỗ trợ hay không. Ngoài ra, hãy tìm đến cơ sở chụp uy tín, có bác sĩ chẩn đoán để có kết quả chính xác và được tư vấn, điều trị tận tình.
Chụp X-quang đầu gối chi phí không quá cao
Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh an toàn, nhanh chóng, hiệu quả, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã trang bị hệ thống máy chụp X-quang hiện đại, cùng phòng chụp đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bệnh nhân chụp được hạn chế tối đa tác hại của tia X-quang đến sức khỏe.
Cùng đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên môn cao, bạn sẽ được chụp X-quang nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ tận tình, chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân, bệnh lý, từ đó đưa ra hướng điều trị kịp thời. Bệnh lý đầu gối nếu không được điều trị tốt sẽ đem lại nhiều nguy cơ cho sức khỏe và cuộc sống.
Như vậy, MEDLATEC đã cùng bạn đọc tìm hiểu chụp X-quang đầu gối bao nhiêu tiền? Vai trò và lưu ý khi tìm cơ sở uy tín để chụp X-quang chẩn đoán bệnh lý khớp gối. Đầu gối là cơ quan quan trọng, nhưng thường gặp phải vấn đề bệnh lý, chấn thương do phải vận động và chịu trọng lượng cơ thể.
Nếu phát hiện có những bất thường về sức khỏe, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!