Các tin tức tại MEDlatec
Chuyên gia giải đáp: Bệnh thủy đậu đã bị rồi có bị lại không?
- 28/01/2021 | Bệnh thủy đậu ở người lớn có nguy hiểm không và nên kiêng gì?
- 21/01/2021 | Bệnh thủy đậu ở trẻ em: dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa
- 30/09/2020 | Bị thủy đậu bao lâu thì khỏi và có nguy hiểm không
1. Bệnh thủy đậu đã bị rồi có bị lại không?
Trước khi giải thích về thắc mắc bị thủy đậu đã bị rồi có bị lại không thì bạn cần biết các thông tin cơ bản có liên quan đến tình trạng bệnh lý.
Sơ lược về bệnh thủy đậu
Thủy đậu (trái rạ) là căn bệnh do Virus Varicella Zoster (VZV) gây ra, xảy ra ở mọi lứa tuổi với dạng lây nhiễm cấp tính. Người bị thủy đậu sẽ cực kỳ khó chịu với những triệu chứng như sau:
-
Sau khoảng thời gian ủ bệnh từ 10 - 21 ngày, cơ thể sẽ bắt đầu phát ban, phồng rộp da, ngứa ngáy, khó chịu là biểu hiện đặc trưng của bệnh thủy đậu.
-
Cơ thể nổi các nốt sần có viền đỏ hoặc hồng, sau vài giờ thì xuất hiện các vết phỏng nước trong, nông rồi chuyển sang màu vàng, hình cầu, một số nốt lõm ở giữa.
-
Các nốt phỏng đóng thành vảy, màu nâu sẫm rồi sau đó bong ra, chỉ những nốt có hiện tượng bội nhiễm mới để lại sẹo.
-
Những mụn nước bắt đầu nổi đầy trên da khắp cơ thể rồi sau đó vỡ ra, chảy dịch.
-
Sốt liên tục khiến cơ thể mệt mỏi, cảm giác đau đầu, chán ăn.
Thủy đậu là căn bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào
Bệnh thủy đậu đã bị rồi có bị lại không?
Thủy đậu có tái phát trở lại hay không là điều mà hầu hết những ai đã trải qua sự dày vò từ căn bệnh này thắc mắc. Vậy bệnh thủy đậu đã bị rồi có bị lại không?
Tác nhân gây ra bệnh thủy đậu là VZV, đây là loại virus có thể tấn công cơ thể nhiều lần. Đa phần những người đã bị thủy đậu rồi sẽ không bị lại, cơ thể lúc này đã hình thành kháng thể chống lại bệnh. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu lần 2, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, các nốt đậu cũng xuất hiện ít, khoảng dưới 50 nốt và thường là không bị biến chứng.
Trong trường hợp, virus gây bệnh sau khi điều trị vẫn còn tồn tại sẽ tấn công vào các rễ thần kinh. Khi gặp điều kiện thích hợp, tác nhân gây bệnh có thể hoạt động trở lại, tuy nhiên, cơ thể lúc này sẽ mắc bệnh zona chứ không phải thủy đậu. Đây được xem là một trong những biến chứng về sau từ bệnh thủy đậu khi chưa điều trị triệt để. Thông thường, có khoảng từ 10 - 20% trường hợp virus hoạt động trở lại và gây ra bệnh zona tùy vào độ tuổi, yếu tố môi trường.
Cơ thể đã bị thủy đậu sẽ hình thành kháng thể chống lại bệnh
2. Mức độ nguy hiểm khi bị thủy đậu là gì
Biến chứng bệnh thủy đậu
Không chỉ thắc mắc bệnh thủy đậu đã bị rồi có bị lại không thì mức độ nguy hiểm hay biến chứng từ tình trạng này cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thủy đậu là căn bệnh lành tính, tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:
-
Các nốt mụn nước bị vỡ có nguy cơ dẫn đến bội nhiễm, gây viêm da, xuất hiện mũ và dễ để lại sẹo. Những trường hợp bệnh nhân sức đề kháng kém còn có khả năng gây hoại tử tại vị trí xuất hiện mụn nước.
-
Có thể dẫn đến các tình trạng như viêm tai ở màng ngoài hoặc giữa, viêm phổi, viêm thanh quản, viêm cầu thận khiến nước tiểu có máu,...
-
Trường hợp nặng hơn có thể gây viêm màng não, viêm não dẫn đến tử vong hoặc các di chứng không thể phục hồi.
-
Phụ nữ mang thai ở giai đoạn 3 tháng đầu chu kỳ hoặc sắp sinh mắc bệnh thủy đậu có thể lây sang con khiến em bé mắc bệnh trái rạ bẩm sinh với các biểu hiện như đầu nhỏ, đục thủy tinh tinh, thiếu cân,...
-
Không chỉ vậy, biến chứng sẩy thai, thai chết lưu, dị tật thai nhi,... có thể xảy ra với phụ nữ mang thai bị thủy đậu.
-
Nhiễm trùng máu, zona thần kinh,... đều là những trường hợp biến chứng nặng có thể xảy ra với bệnh nhân bị thủy đậu không được điều trị đúng phương pháp và triệt để.
Các biến chứng của bệnh thủy đậu có thể gây nguy hiểm
Có thể phòng bệnh thủy đậu hay không?
Bệnh thủy đậu đã bị rồi có bị lại không sẽ nảy sinh nhiều ở những trường hợp đã bị trái rạ hành hạ. Tuy nhiên, với những trường hợp chưa mắc bệnh thì liệu có phương pháp nào để phòng tránh hay không?
Với những biểu hiện cực kỳ khó chịu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như nguy cơ để lại các biến chứng nguy hiểm, việc phòng tránh thủy đậu luôn là vấn đề được chuyên gia y tế khuyến cáo thực hiện. Nhờ sự tiến bộ của nền y học hiện đại mà ngày nay đã có vắc xin phòng bệnh thủy đậu. Chính vì điều này mà tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu giảm đáng kể. Do đó mà bạn hoàn toàn có thể phòng tránh căn bệnh này bằng vắc xin.
Một số lưu ý khi phòng bệnh thủy đậu bằng vắc xin:
-
Các trường hợp chưa tiêm phòng vắc xin thủy đậu thì nên chủ động thực hiện để phòng tránh bệnh.
-
Các đối tượng chưa biết trước đó mình đã tiêm phòng hay chưa thì cũng nên tiêm lại bởi việc này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
-
Vắc xin không có tác dụng phòng bệnh 100%, do đó mà các trường hợp tiêm ngừa rồi vẫn có khả năng bị bệnh thủy đậu.
-
Virus gây bệnh thủy đậu có khả năng lây lan nhanh, vì vậy, để bảo vệ sức khỏe thì tốt nhất nên hạn chế tiếp xúc gần với mầm bệnh. Trường hợp cần phải tiếp xúc thì phải có biện pháp che chắn cho cơ thể như đeo khẩu trang, găng tay, đồ bảo hộ,...
Tiêm phòng vắc xin thủy đậu là cách phòng bệnh hiệu quả hiện nay
Với những giải thích của chuyên gia về vấn đề bệnh thủy đậu đã bị rồi có bị lại không cùng các vấn đề liên quan, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích. Chủ động tiêm vắc xin để phòng tránh bệnh thủy đậu là biện pháp hiệu quả hiện nay mà bất kể ai cũng nên thực hiện.
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan đến thủy đậu hoặc địa chỉ tiêm phòng thì có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là một trong những địa chỉ hàng đầu cả nước hiện nay về tất cả các vấn đề liên quan đến sức khỏe con người. Mọi thông tin chi tiết, bạn có thể gọi đến hotline: 1900.56.56.56 để được trao đổi trực tiếp với nhân viên bệnh viện.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!