Các tin tức tại MEDlatec
Chuyên gia khuyến cáo chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong 1000 ngày đầu đời
- 10/12/2021 | Cách bảo quản sữa mẹ an toàn và đảm bảo dinh dưỡng cho con yêu
- 20/11/2021 | Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 2 đến 4 tuổi
- 07/11/2021 | Hướng dẫn cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cai sữa mẹ tốt nhất
1. Dinh dưỡng cho trẻ trong 1000 ngày đầu đời quan trọng như thế nào?
1000 ngày đầu đời của trẻ trong y học tính là khoảng thời gian từ khi bắt đầu thụ thai cho đến khi trẻ sinh ra đạt đủ 2 tuổi. Vậy tại sao đây là quãng thời gian được đánh giá là quan trọng nhất với sự phát triển của một con người, quyết định sự hạnh phúc, sức khỏe và thành công sau này?
1000 ngày đầu đời của trẻ tính từ thời điểm thụ thai thành công
Đây là những năm tháng đầu tiên khi thai nhi phát triển bắt đầu từ trứng đã thụ thai chỉ chứa vật chất di truyền từ bố và mẹ đến khi trở thành thai nhi trưởng thành và sinh ra đời. Tiếp theo đó là 2 năm sống đầu tiên, khi trẻ làm quen với thức ăn, với môi trường và những điều xung quanh trong cuộc sống, cũng tiếp tục hoàn thiện hệ miễn dịch, lớn lên về thể chất một cách nhanh chóng.
Nếu trẻ trong 1000 ngày đầu đời được chăm sóc tốt về mặt dinh dưỡng, tinh thần, trẻ sẽ có nền tảng sức khỏe tốt nhất, đảm bảo tương lai trưởng thành khỏe mạnh, dễ phát triển. Ngoài ra, những trẻ này sẽ có hệ miễn dịch tốt, phòng tránh được các bệnh lý thường gặp, nguy hiểm như: tiêu chảy, lao, viêm phổi,…
Trẻ 1000 ngày đầu dinh dưỡng tốt sẽ có sức khỏe tốt trong tương lai
Ngược lại, trẻ trong 1000 ngày đầu đời không được chăm sóc tốt, dinh dưỡng nghèo nàn thiếu hụt thì trẻ dễ thấp còi, nhẹ cân, kém phát triển trí tuệ. Tình trạng này còn kéo dài cả khi trẻ dậy thì, trưởng thành hay già đi, ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của trẻ. Đây là điều y học cũng như các bậc phụ huynh không hề mong muốn, nó góp phần làm giảm chất lượng giống nòi của loài người.
2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong 1000 ngày đầu đời
Với vai trò quan trọng như vậy của chế độ dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời của trẻ, người mẹ và những người chăm sóc cần lưu ý những gì? Dưới đây là một số lưu ý quan trọng đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ trong những giai đoạn đặc biệt của quãng thời gian đầu đời này.
2.1. Chế độ dinh dưỡng cho thai nhi còn trong bụng mẹ
Thời gian mang thai 40 tuần là quãng thời gian khó khăn nhưng hạnh phúc, là bước đầu tiên trong hành trình 1000 ngày vàng nuôi dưỡng con phát triển toàn diện. Lúc này, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý về chế độ ăn đầy đủ, giúp dinh dưỡng được truyền đến con đủ cho con khỏe mạnh, miễn dịch tốt, phát triển khỏe mạnh khi trong bụng mẹ và cả khi sinh ra.
Mẹ bầu cần ăn uống đủ dinh dưỡng cho thai trong bụng mẹ
Ngoài những dinh dưỡng chính trong bữa ăn là chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất thì cần lưu ý bổ sung thêm những dinh dưỡng quan trọng sau:
-
Omega-3: Omega - 3 là dinh dưỡng không thể thiếu với phụ nữ mang thai, nên bổ sung dầu cá vào thực đơn từ 1 - 2 lần mỗi tuần hoặc bổ sung từ các nguồn cá béo như cá ngừ, cá thu, cá hồi,…
-
Vitamin bổ sung: Mẹ bầu nên bổ sung thêm từ 0.005 mg Vitamin D mỗi ngày từ các thực phẩm giàu dinh dưỡng này. Có thể dùng dầu cá, trứng, chế phẩm từ sữa để đồng thời bổ sung Vitamin với canxi, dinh dưỡng khác
-
Acid folic: Acid folic tham gia vào quá trình hình thành thần kinh và phát triển trí tuệ ở trẻ, do vậy không nên bỏ qua dinh dưỡng này khi mang thai.
-
Canxi: Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên bổ sung 3 phần sữa mỗi ngày từ các nguồn sữa chua, sữa uống, phô mai,…
-
Sắt: Mẹ bầu nên ăn 2 khẩu phần ăn giàu sắt mỗi ngày như trứng, đậu, thịt gà, thịt bò, cá loại rau lá màu xanh đậm.
-
Rau củ quả: Nên nạp 5 phần trái cây, rau củ quả mỗi ngày trong quá trình mang thai.
2.2. Chế độ dinh dưỡng khi cho con bú
Trong 1000 ngày đầu đời, giai đoạn cho con bú sữa mẹ và các nguồn sữa ngoài khác có vai trò củng cố dinh dưỡng, giúp trẻ có dinh dưỡng và miễn dịch trực tiếp mà không cần tiêu hóa nhiều qua nguồn sữa mẹ có sẵn. Ngoài ra, trẻ cũng nhận được nhiều kháng thể tốt từ mẹ, giúp trẻ phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ sau sinh.
Mẹ cần đảm bảo nguồn sữa dinh dưỡng cho trẻ bú
Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu không nên cho trẻ dừng bú sớm trước 6 tháng đầu đời đầu tiên, tốt nhất nên kéo dài cho trẻ bú đến khi trẻ 2 tuổi. Dinh dưỡng tốt trong giai đoạn trẻ bú mẹ này có vai trò rất quan trọng, giúp trẻ có sức khỏe tốt, hấp thu kiến thức tốt, giảm nguy cơ ung thư và các bệnh lý nguy hiểm khác.
Mẹ cho con bú cần ăn uống đầy đủ, không nên kiêng dè quá mức dẫn đến sữa cho con bú thiếu hụt dinh dưỡng. Ngoài thực phẩm ăn hàng ngày, nên cho trẻ bú sữa mẹ bổ sung thêm 1 giọt Vitamin D mỗi ngày, nước, trái cây, thực phẩm giúp tăng sản xuất sữa,… tốt cho cả mẹ và bé.
2.3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cai sữa
Khi trẻ bắt đầu cai sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng tốt giúp trẻ sớm hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, tránh gián đoạn dinh dưỡng dẫn đến chậm phát triển. Trẻ sẽ bắt đầu ăn dặm kết hợp với bú sữa mẹ khi trẻ trên 17 tuần tuổi, không muộn quá 26 tuần tuổi. Ngoài ra, nên chế biến các thực phẩm ăn dặm đa dạng, dạng đồ mềm xay nhuyễn và giàu dinh dưỡng.
Cha mẹ nên chú ý chọn thực phẩm ăn dặm cho trẻ cai sữa mẹ phải đa dạng dinh dưỡng, đáp ứng đủ nhu cầu phát triển, đặc biệt chú ý cho trẻ ăn mạnh trái cây, rau quả để sau này trẻ không biếng ăn, kén chọn. Lúc này trẻ không còn nhận nhiều kháng nguyên miễn dịch từ mẹ nên cần bổ sung từ nguồn ngoài để đảm bảo sức đề kháng cho trẻ bằng các loại men vi sinh, sữa non hay Immune Alpha,…
Trẻ ăn dặm khi cai sữa mẹ cần có chế độ ăn đa dạng thực phẩm, giàu dinh dưỡng
Ngoài rèn cho trẻ thói quen ăn mỗi ngày 3 bữa, cần chú ý thực phẩm đa dạng bổ sung các vi chất dễ thiếu hụt như Vitamin D, canxi, sắt, Omega 3, Vitamin D,…
Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong 1000 ngày đầu đời phù hợp theo từng giai đoạn, giúp trẻ phát triển nền tảng sức khỏe, sức đề kháng tốt nhất cho sự phát triển sau này. Nếu cần tư vấn thêm về dinh dưỡng giai đoạn này của trẻ, hãy liên hệ với MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!