Các tin tức tại MEDlatec
Có nên cho trẻ uống DHA không và khi nào nên bổ sung?
- 02/12/2020 | DHA và EPA có giống nhau không và nên bổ sung như thế nào?
- 02/12/2020 | Stress khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi
- 18/11/2020 | Chỉ bằng giọt máu đầu đời, cha mẹ cho con cả bầu trời sức khỏe trong tương lai
1. Mối quan hệ giữa DHA và sự phát triển ở trẻ
Có rất nhiều thông tin chia sẻ về vai trò quan trọng của DHA với sự phát triển của trẻ, thực sự có phải như vậy không?
Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ là yếu tố quan trọng giúp bé phát triển toàn diện
1.1. Giúp phát triển mắt
DHA là thành phần cấu tạo đến 50 - 60% võng mạc - “bộ não” chỉ huy hoạt động của mắt. DHA đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mắt, giúp bé có một đôi mắt khỏe mạnh.
1.2. Giúp phát triển não bộ
Chúng ta vẫn thường nghe chất xám như đại diện của trí thông minh con người, DHA cũng chiếm tỉ lệ rất cao trong thành phần cấu tạo của chất xám. DHA cũng tham gia tạo ra độ nhạy cho nơron thần kinh, đảm bảo việc truyền thông tin nhanh và chính xác.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ em được cung cấp DHA tốt trong suốt thời kỳ phát triển não bộ sẽ có chỉ số thông minh cao hơn. Theo nghiên cứu, trẻ độ tuổi từ 8 - 9 sẽ có chỉ số IQ cao hơn 8,3 điểm nếu được bổ sung đầy đủ DHA. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh chậm phát triển thần kinh cũng thấp hơn.
1.3. DHA có liên hệ mật thiết với sự phát triển cơ thể trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh và những năm tháng đầu đời là thời kì quan trọng để phát triển cân nặng và chiều dài cơ thể. Vì thế mẹ bầu cần đảm bảo cung cấp đủ DHA trong thời gian mang thai và trước khi sinh, để đảm bảo lượng DHA đủ cho thai nhi sử dụng.
Giữ vai trò quan trọng như vậy nhưng bổ sung DHA cho trẻ cần đúng cách, đúng thời điểm, đúng liều lượng mới đem lại hiệu quả tốt nhất.
2. Có nên cho trẻ uống DHA không và các vấn đề liên quan
DHA cũng có rất nhiều trong các thực phẩm ăn uống hàng ngày, có trong cả sữa mẹ cung cấp cho trẻ sơ sinh. Vì thế nhiều bậc phụ huynh thắc mắc có nên cho trẻ uống DHA?
2.1. Khi nào trẻ cần uống DHA bổ sung
Trẻ sơ sinh vào 6 tháng tuổi đầu tiên nên cung cấp DHA tốt nhất từ nguồn sữa mẹ. Nếu sữa mẹ không đáp ứng đủ thì các loại sữa và chế phẩm khác chứa DHA cần được sử dụng.
Trẻ từ 6 tháng tuổi - 1 tuổi là lúc cơ thể cần DHA để tạo ra lượng lớn Hormone cho sự phát triển của não bộ. Bổ sung DHA lúc này là cần thiết để não bộ phát triển toàn diện, chức năng mắt và khả năng vận động của trẻ cũng tốt hơn.
Trẻ từ 1 tuổi đến 6 tuổi rất cần DHA, tuy nhiên trẻ thường bị thiếu hụt nếu cha mẹ không quan tâm bổ sung DHA từ thực phẩm hàng ngày. Trẻ lúc này không thích ăn nhiều cá và thực phẩm giàu DHA khác thì cha mẹ cần cho trẻ uống DHA bổ sung từ nguồn thực phẩm chức năng.
Trẻ từ 6 tuổi cần DHA để học tập hiệu quả hơn
Trẻ từ 6 tuổi đã bắt đầu bước vào giai đoạn học tập, não bộ cần hoạt động suy nghĩ, tiếp thu, học hỏi kiến thức mới lạ nhiều. Sự phát triển tốt của não bộ và học tập giai đoạn này sẽ là cơ sở tốt để trẻ phát triển trí thông minh sau này. Đây cũng là thời điểm các chuyên gia dinh dưỡng khuyên cha mẹ cần cho trẻ bổ sung DHA.
2.2. Trẻ cần bổ sung DHA với liều lượng bao nhiêu?
Theo khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới WHO, phụ nữ mang thai và cho con bú cần nạp tối thiểu 200mg DHA mỗi ngày. Lượng DHA này sẽ được cung cấp cho thai nhi qua rau rốn hoặc cho trẻ sơ sinh qua nguồn sữa mẹ.
Với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, nguồn bổ sung DHA từ sữa mẹ đã có thể đáp ứng được. Hàm lượng cần bổ sung tối thiểu là 17mg DHA trên 100 kcal.
Trẻ từ 1 - 8 tuổi, trẻ có thể hấp thu DHA từ nguồn thực phẩm ăn uống hàng ngày, song chế độ dinh dưỡng không đầy đủ sẽ không thể đáp ứng đủ. Trẻ cần sử dụng từ 70 - 100 mg DHA mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển toàn diện trí tuệ và cơ thể, có thể cân nhắc bổ sung DHA từ thực phẩm chức năng.
2.3. Các nguồn bổ sung DHA
Trẻ có thể tiếp nhận DHA từ rất nhiều nguồn dinh dưỡng như:
Sữa mẹ cung cấp DHA rất lớn cho trẻ sơ sinh
Sữa mẹ
Sữa mẹ rất giàu DHA, song một vấn đề là lượng DHA trong sữa mẹ phụ thuộc rất lớn vào lượng DHA cơ thể mẹ nạp vào mỗi ngày. Theo số liệu nghiên cứu, các bà mẹ Nhật bản có nguồn DHA trong sữa mẹ cao nhất (đến 21%) vì họ thường có thói quen ăn nhiều cá.
Sữa công thức
Các loại sữa công thức cho trẻ nhỏ được nghiên cứu bổ sung lượng cần thiết nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có DHA. Đây cũng là cách bổ sung được nhiều cha mẹ lựa chọn.
Các loại hạt
Trong các loại hạt hồ đào, hạnh nhân, hạt mè, hạt lạc,… chứa hàm lượng acid alpha linolenic rất lớn. Khi ăn các loại hạt này, cơ thể trẻ có thể chuyển hóa thành DHA và sử dụng được.
Các loại cá
Trong cá chứa rất nhiều omega 3, trong đó hàm lượng DHA rất cao, đặc biệt là các loại cá sau: cá thu, cá sòng, cá kiếm, cá hố, cá hồi, cá ngừ,… Trong cá, mỡ mắt cá là nơi chứa hàm lượng DHA cao nhất, sau đó đến đến dầu cá. Trung bình nếu ăn 100g cá thì cơ thể sẽ nhận lượng DHA lên tới 1000mg.
Dù chứa hàm lượng DHA rất lớn song trẻ nhỏ thường không có sở thích ăn cá, cha mẹ nên chú ý tập thói quen cho trẻ hàng ngày.
Cần cẩn thận khi dùng thực phẩm bổ sung DHA cho trẻ
Thực phẩm bổ sung
Ngoài bổ sung DHA từ thực phẩm tự nhiên và sữa, cha mẹ có thể cho trẻ uống DHA từ các chế phẩm dinh dưỡng. Song cần đảm bảo cung cấp cân đối DHA mỗi ngày, sử dụng đúng theo chỉ dẫn bác sĩ và trên nhãn mác.
Qua bài viết này, MEDLATEC đã giúp bạn giải đáp thắc mắc có nên cho trẻ uống DHA hay không và các nguồn bổ sung DHA cho trẻ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!