Các tin tức tại MEDlatec
Cùng tìm hiểu: Thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
- 12/03/2021 | Tại sao phụ nữ mang thai cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
- 16/01/2021 | Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền, thực hiện ở đâu?
- 19/09/2020 | Tiểu đường thai kỳ - Bệnh đặc biệt nguy hiểm, nhưng dễ dàng phòng tránh
- 05/09/2020 | Mức độ nguy hiểm của hiện tượng tiểu đường thai kỳ
- 11/04/2021 | Chỉ số tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi ra sao - Mẹ có biết?
1. Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?
1.1. Tiểu đường thai là gì?
Tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình mang thai nhưng thường xảy ra trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối.
Hiện nay, cơ chế bệnh sinh của bệnh tiểu đường thai kỳ vẫn chưa rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh chẳng hạn như tình trạng béo phì, kháng Insulin tế bào, rối loạn cơ chế tự miễn, cơ chế di truyền, hay cũng có thể là rối loạn vận chuyển glucose,… Trong đó, kháng insulin được cho là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối
1.2. Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ
Thông thường, bệnh nhân sẽ không có triệu chứng gì quá đặc biệt mà phần lớn người bệnh chỉ được phát hiện bệnh khi thực hiện xét nghiệm lượng đường trong máu khi khám sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu
Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu tăng cao, họ cũng có thể gặp phải một số biểu hiện như sau:
-
Bệnh nhân hay khát hơn bình thường.
-
Luôn cảm thấy khô miệng.
-
Thường xuyên đi tiểu.
-
Cơ thể hay mệt mỏi.
Những biểu hiện trên đây cũng là triệu chứng khá thường gặp trong quá trình mang thai và khiến mẹ bầu dễ nhầm lẫn. Vì thế, cách tốt nhất là hãy thông báo với bác sĩ khi cơ thể xảy ra bất cứ một dấu hiệu bất thường nào. Bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra những lời khuyên chính xác nhất.
Mọi phụ nữ mang thai đều có nguy cơ mắc phải tình trạng tiểu đường thai kỳ nhưng những trường hợp sau được cho là có nguy cơ cao hơn:
-
Phụ nữ bị thừa cân, béo phì (chỉ số BMI lớn hơn 30).
-
Tiền sử sinh con to (trên 4kg), hoặc có tiền sử sản khoa bất thường như : sảy thai liên tiếp, thai lưu 3 tháng cuối thai kỳ,...
-
Đã từng mắc tình trạng tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước đó.
-
Cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường.
1.3. Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?
Khi mẹ mắc phải tình trạng tiểu đường thai kỳ, thì cả sức khỏe của mẹ và bé đều sẽ bị ảnh hưởng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng như sau:
Đối với mẹ:
- Tăng nguy cơ các biến chứng cho mẹ như rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn, tổn thương thận, tổn thương mắt, mạch vành.
- Khi mắc tiểu đường thai kỳ, người mẹ còn có nguy cơ gặp phải các biến chứng sản khoa. Có thể kể đến như như rối loạn tăng huyết áp, tiền sản giật, khó khăn khi sinh con, sang chấn khi sinh, chảy máu sau sinh, một số trường hợp khó đẻ thường, phải chuyển sang sinh mổ và có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn các trường hợp người mẹ có sức khỏe bình thường.
- Nguy cơ trở thành đái tháo đường type 2.
- Tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ cho những lần có thai sau.
Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non
Đối với thai:
- Gây nên sảy thai tự nhiên, thai lưu, và dị tật bẩm sinh.
- Tăng tỷ lệ tử vong chu sinh.
- Tăng tỷ lệ suy hô hấp, bệnh màng trong, xẹp phổi.
- Tăng trưởng quá mức và thai to.
- Đa ối cấp, mạn tính dẫn đến nguy cơ đẻ non.
- Thai chậm phát triển trong tử cung.
- Thiểu ối.
- Sang chấn thai do thai to, đẻ khó.
- Tăng nguy cơ tiểu đường type 2 sau khi sinh.
2. Thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Như đã nói ở phía trên tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Càng điều trị sớm thì sẽ càng giảm rủi ro sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Hơn nữa, rất khó để nhận biết tiểu đường thai kỳ thông qua các triệu chứng. Chính vì thế, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một xét nghiệm quan trọng và vô cùng cần thiết. Tất cả các mẹ bầu đều cần hiểu biết rõ về vấn đề này.
Khi khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ thực hiện xét nghiệm glucose máu lúc đói, HbA1c hay xét nghiệm glucose máu ngẫu nhiên để sàng lọc tiểu đường lâm sàng, tiểu đường thai kỳ.
Cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để phát hiện sớm bất thường
Thời điểm để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường được thực hiện vào khoảng tuần từ 24 đến 28. Chỉ định nghiệm pháp dung nạp glucose.
3. Phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ
Nếu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn cần được khám, tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt để có thể phòng ngừa tối đa biến chứng, rủi ro sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi:
Mẹ bầu cần có một chế độ ăn cân bằng dưỡng chất, chỉ nên ăn những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Thay vì những loại bánh kẹo, mẹ nên ăn những loại rau củ và các loại trái cây tươi,…
Tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng, vừa phải, chẳng hạn như đi dạo bộ,… Đây là cách rất tốt để kiểm soát lượng đường trong máu.
Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu theo chỉ dẫn của bác sĩ để kịp thời xử lý bất thường.
Chỉ định điều trị Insulin trong các trường hợp cần thiết.
Sau khi sinh, mẹ bầu vẫn cần chú ý kiểm tra bệnh tiểu đường. Có thể kiếm tra sau 6 tuần sau sinh.
Nếu bệnh vẫn tiếp diễn thì lúc này sẽ được gọi là được gọi là bệnh tiểu đường tuýp 2 và bạn cần thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu bạn có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ trước đó: Hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ khi lên kế hoạch mang thai và nên nhớ rằng việc kiểm tra tiểu đường là rất cần thiết.
Những thông tin về bệnh tiểu đường thai kỳ cũng như thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hy vọng hữu ích với bạn. Bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56 để được chuyên gia của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!