Các tin tức tại MEDlatec
Đau đốt sống lưng và cách phòng ngừa hiệu quả
- 13/03/2023 | Đai đeo lưng thoát vị đĩa đệm: lợi ích và lưu ý khi sử dụng
- 14/03/2023 | Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 - những điều cần ghi nhớ
- 17/03/2023 | Đai lưng cho người thoát vị đĩa đệm có công dụng như thế nào?
1. Đau đốt sống lưng diễn ra như thế nào?
Các đốt sống lưng xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội không còn là tình trạng hiếm gặp ở người trưởng thành hiện nay, đặc biệt là khi tuổi càng cao.
Các biểu hiện thường gặp
Những cơn đau có thể xuất hiện ở những thời điểm khác và vị trí khác nhau, phổ biến thường là:
-
Đau đốt sống ở lưng sau đó lan lên đốt sống cổ, vùng 2 bên bả vai hay xuống phía lưng dưới.
-
Đau đốt sống giữa lưng rồi lan rộng ra các vùng lân cận như cơ lưng trên hoặc dưới hay 2 bên sườn.
-
Đau dọc sống lưng ở tất cả các đốt đi kèm cơn tức ngực.
-
Đau nhói đốt sống vùng thắt lưng.
-
Các cơn đau đốt sống ở lưng diễn ra nhiều hơn khi vận động, cúi người, chạy bộ,... hoặc ấn mạnh.
Đau đốt sống lưng là tình trạng rất phổ biến xuất hiện ở nhiều lứa tuổi hiện nay
Nguyên nhân
Đau đốt sống lưng thường là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt các vấn đề liên quan đến xương khớp. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đốt sống vùng lưng có thể kể đến bao gồm:
-
Chấn thương là một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây ra các cơn đau đốt sống vùng lưng do tai nạn trong sinh hoạt, lao động, chơi thể thao hoặc trong lúc điều khiển phương tiện giao thông.
-
Do tính chất công việc thường xuyên mang vác nặng hoặc ngồi sai tư thế trong một thời gian kéo dài và liên tục có thể làm tổn thương các đốt sống lưng và gây đau.
-
Thay đổi nội tiết tố đặc biệt ở phụ nữ mang thai hoặc béo phì gây nên áp lực lớn và dẫn đến tình trạng đau đốt sống vùng lưng.
-
Các bệnh về xương khớp có triệu chứng đau đốt sống vùng lưng mà bạn cần phải lưu ý như giãn dây chằng đốt sống lưng, viêm đốt sống lưng, vẹo đốt sống, viêm tủy sống, u tủy, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, loãng xương, thoái hóa đốt sống,...
Chấn thương do tai nạn trong sinh hoạt có thể gây đau đốt sống vùng lưng
Ngoài ra, việc ăn uống thiếu chất, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, thức uống có cồn, nước ngọt, lười vận động, căng thẳng, lo lắng trong thời gian dài,... cũng có thể bị đau đốt sống lưng.
2. Các biện pháp hỗ trợ điều trị đau đốt sống lưng hiệu quả
Các cơn đau đốt sống ở bất kỳ vị trí nào cũng đều gây nên những hạn chế đến hoạt động sinh hoạt, làm ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Để giảm các cơn đau lưng nhanh chóng, hiệu quả và an toàn, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ dưới đây.
Bấm huyệt, xoa bóp
Một trong những phương pháp phổ biến và an toàn để giảm các cơn đau đốt sống ở lưng mà bạn không thể bỏ qua là xoa bóp, bấm huyệt. Các huyệt đạo trên cơ thể đều có sự liên kết mật thiết với các dây thần kinh, tác động đến đốt sống lưng, có tác dụng làm giảm nhanh cơn đau.
Bạn có thể xoa bóp vùng lưng bằng phương pháp thủ công kết hợp một số thiết bị massage hiện đại sẽ cho tác dụng nhanh và hiệu quả hơn.
Các bài tập kéo giãn cột sống
Những bài tập kéo giãn cột sống có tác dụng cải thiện độ dẻo dai và bền bỉ của cơ thể, làm giảm các cơn đau đốt sống ở vùng lưng rất hiệu quả. Tuy nhiên, cần chú ý đến những bài tập làm giãn cơ nhẹ nhàng, không tập quá sức sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Chườm nóng hoặc lạnh
Khi xuất hiện các cơn đau đốt sống ở lưng, bạn có thể sử dụng túi chườm với chất liệu an toàn, nước ấm hoặc đá lạnh rồi đặt lên vị trí bị đau. Đây là cách hiệu quả để giảm đau được nhiều người áp dụng không chỉ ở vùng lưng mà còn ở nhiều vị trí khác trên cơ thể.
Chườm nóng hoặc lạnh nhằm giảm cơn đau đốt sống ở lưng hoặc các vị trí khác
3. Phòng ngừa đau đốt sống lưng bằng cách nào?
Việc điều trị đau đốt sống ở lưng thường mất nhiều thời gian và công sức, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, phòng bệnh trước khi để các cơn đau xuất hiện luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Một số biện pháp phòng ngừa đau đốt sống ở lưng mà bạn có thể tham khảo gồm:
-
Kiểm soát tốt cân nặng ở mức ổn định, không để quá gầy hay béo phì để hạn chế các vấn đề liên quan đến xương khớp.
-
Luyện tập thể thao thường xuyên với những bài tập phù hợp thể trạng không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng mà còn tăng cường độ dẻo dai của cơ thể.
-
Ăn uống lành mạnh, khoa học, hạn chế những thực phẩm có hại đến cơ thể, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin, magie,....
-
Chế độ làm việc điều độ và hợp lý, tránh sử dụng các chất kích thích, không thức quá khuya và hạn chế sử dụng thiết bị điện tử.
-
Hạn chế các căng thẳng, stress do học tập, công việc hoặc gia đình bằng những phương pháp tích cực như đọc sách, thiền, yoga,...
-
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát để đánh giá tình trạng cơ thể và phát hiện sớm các bệnh lý (nếu có).
-
Ngay khi cơ thể xuất hiện các cơn đau ở lưng hoặc bất kỳ vị trí nào, cần nhanh chóng tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.
Tình trạng đau đốt sống lưng hiện nay diễn ra rất phổ biến và xuất hiện nhiều đối với người trẻ. Đây là một trong những biểu hiện của các căn bệnh xương khớp nguy hiểm mà bất kỳ ai cũng không thể chủ quan. Do đó, bạn cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín hiện nay để kiểm tra sức khỏe cũng như kiểm soát đau đốt sống lưng.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến xương khớp
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một gợi ý an toàn hiện nay để bạn thăm khám và thực hiện các vấn đề liên quan đến xương khớp. Tại đây, bạn sẽ được đội ngũ y bác sĩ, giáo sư đầu ngành thăm khám và tư vấn điều trị.
Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, Mỹ,... sẽ giúp cho việc thăm khám và chẩn đoán chính xác, mang lại hiệu quả điều trị các bệnh lý xương khớp. Ngoài ra, Trung tâm Xét nghiệm tại MEDLATEC còn sở hữu 2 chứng chỉ quan trọng về chất lượng phòng xét nghiệm là ISO 15189:2012 và CAP.
Mọi thông tin, quý khách hàng có thể liên hệ sốt hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!