Các tin tức tại MEDlatec
Đau khớp bả vai là dấu hiệu của bệnh gì và cách phòng ngừa
- 22/08/2020 | Nguyên nhân đau nửa đầu vai gáy bên phải và nên đi khám ở đâu?
- 19/08/2020 | Tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu gây đau nửa đầu vai gáy
1. Đau khớp bả vai là dấu hiệu của bệnh gì - giải đáp chi tiết nhất
Đau khớp bả vai có thể do nhiều nguyên nhân như hoạt động sai tư thế, làm việc nặng kéo dài hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý về xương khớp. Tìm ra chính xác nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này sẽ giúp cải thiện cơn đau hiệu quả.
Đau khớp vai là dấu hiệu của bệnh gì?
Vậy đau khớp bả vai là dấu hiệu của bệnh gì? Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:
1.1. Thoái hóa khớp vai
Một trong những khớp dễ bị thoái hóa nhất của cơ thể là khớp vai do phải hoạt động nhiều. Khi bị thoái hóa, người bệnh sẽ có cảm giác đau khi cử động bởi xương dưới sụn bị xơ hóa, tạo gai xương và hốc xương. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến cứng khớp, hạn chế vận động.
1.2. Viêm quanh khớp vai
Đây là tình trạng phần khớp vai bị tổn thương, dẫn đến đau khi cử động. Nếu chỉ bị viêm khớp vai nhẹ, người bệnh chỉ cảm thấy đau với tần suất thưa và mức độ ít. Nếu tình trạng viêm nặng, cơn đau có thể lan xuống vùng khác của tay như cánh tay, bàn tay.
Viêm khớp quanh vai là tình trạng phần khớp vai bị tổn thương, dẫn đến đau khi cử động
Nguyên nhân dẫn tới viêm khớp quanh vai điển hình là:
-
Do nghề nghiệp: những nghề thường xuyên phải sử dụng đến đôi tay với lực lớn như người làm việc với máy móc gây rung xóc khớp vai, người làm công việc phải giơ tay cao,...
-
Tuổi tác: những người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
-
Vận động không đúng cách: đặc biệt là những vận động viên thể dục thể thao.
-
Lạm dụng thuốc: nguy cơ mắc đau khớp vai cao hơn nếu lạm dụng thuốc kháng lao, thuốc ngủ.
1.3. Trật khớp vai
Đây là chấn thương rất thường gặp. Có thể nhìn thấy tình trạng trật khớp vai bằng mắt thường bởi khớp sẽ xoay ra ngoài từ 30 - 40 độ. Nếu bị trật khớp, người bệnh sẽ cảm thấy đau khi vận động hoặc không thể vận động khớp vai.
1.4. Cứng khớp vai
Đây là bệnh lý chiếm khoảng 2% trong số các bệnh lý, tổn thương ở vai và thường gặp ở nữ giới hơn nam giới. Những người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp, bệnh lý về tim sẽ có nguy cơ cứng khớp vai cao hơn người bình thường khác.
Ngoài ra, chấn thương cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp vai phổ biến. Chấn thương khớp vai thường gặp ở những vận động viên thể thao như bơi lội, cử tạ,...
2. Các phương pháp điều trị đau khớp vai hiệu quả
Nếu đau khớp vai nhẹ do các nguyên nhân không phải bệnh lý có thể tự khắc phục tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, tránh vận động hoặc xoa bóp mạnh khớp vai. Nếu đau khớp vai do bệnh lý cần điều trị bệnh lý mới có thể khắc phục tình trạng đau vai hiệu quả.
Để hỗ trợ chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau khớp vai, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp X-quang, siêu âm, chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI).
Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau, hoặc kết hợp nhiều phương pháp. Mục tiêu điều trị là giảm đau, chống viêm, duy trì hoạt động bình thường của khớp vai.
Cụ thể:
2.1. Dùng thuốc
Để giảm đau, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau, chống viêm. Việc dùng thuốc phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ bởi các thuốc này có thể có các tác dụng phụ tới sức khỏe như gây đau dạ dày, thậm chí dùng sai cách có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày.
Để giảm đau, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau, chống viêm như depomedrol hoặc diprospan
2.2. Phương pháp vật lý
Các phương pháp điều trị vật lý phổ biến là:
-
Dùng điện xung giảm đau.
-
Dùng nhiệt giảm đau.
-
Kháng viêm bằng sóng ngắn.
-
Ngăn ngừa tình trạng dính cứng khớp vai bằng chiếu sóng siêu âm.
2.3. Kéo nắn, tập vận động khớp vai
Kéo nắn đặc biệt hiệu quả với viêm khớp vai thể đông cứng. Thông thường, kéo nắn sẽ được tiến hành bởi bác sĩ, kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Cần thăm khám cụ thể tình trạng bệnh để có những kỹ thuật kéo nắn phù hợp.
Có thể khắc phục tình trạng đau khớp bả vai bằng châm cứu
Ngoài ra, người bệnh có thể tự tập vận động khớp vai bằng các động tác như đưa vai ra trước, ra sau, lên trên,... Có thể tập với các dụng cụ như sợi dây hoặc gậy.
Một số biện pháp cũng giúp cải thiện tình trạng đau khớp vai hiệu quả là châm cứu, thủy châm. Nếu tình trạng bệnh nặng, không đáp ứng với điều trị bảo tồn, có thể can thiệp bằng phẫu thuật.
Thực hiện các bài khởi động trước khi chơi thể thao để ngừa đau khớp vai
3. Biện pháp phòng ngừa đau cơ xương vai đơn giản
Nếu đau khớp vai do bệnh lý, cần phòng ngừa các nguyên nhân dẫn đến bệnh. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản sau để tránh những cơn đau khớp vai:
-
Trước khi chơi thể thao cần khởi động kỹ.
-
Có chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng. Đặc biệt cung cấp đủ vitamin D và canxi cho cơ thể để phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp. Các thực phẩm giàu canxi là hải sản, sữa, các loại đậu.
-
Không nên vận động khớp vai trong thời gian dài với cường độ mạnh bởi rất dễ gây tổn thương. Cũng như các bộ phận khác, khớp vai cần thời gian để nghỉ ngơi, lấy lại sự dẻo dai, linh hoạt.
-
Nên tập luyện một số bài tập kéo giãn cơ xương, giúp tăng cường cơ bắp toàn thân cũng như các bộ phận khác trên cơ thể.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ từ các chuyên gia Cơ - Xương - Khớp hàng đầu trong ngành.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!