Các tin tức tại MEDlatec
Đi tìm lời giải đáp cho băn khoăn bệnh gan tự miễn có lây không
- 30/05/2020 | Ý nghĩa của xét nghiệm Anti-LKM-1 trong chẩn đoán viêm gan tự miễn
- 06/10/2014 | Viêm gan tự miễn và những kỹ thuật chẩn đoán
1. Thông tin tổng quan về bệnh viêm gan tự miễn
1.1. Viêm gan tự miễn là bệnh như thế nào
Viêm gan tự miễn là loại bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng chống lại các tế bào gan. Viêm gan tự miễn được chia làm 3 loại dựa trên các nhóm tự kháng thể đặc hiệu:
- Loại 1: Kháng thể cơ kháng cơ trơn hoặc kháng thể kháng nhân
Là loại phổ biến nhất, có thể xảy ra ở mọi giới và mọi độ tuổi nhưng nhiều nhất là nữ giới trong độ tuổi 10 - 30 tuổi.
- Loại 2: Kháng thể kháng ty thể thận - gan
So với loại 1 thì loại này ít gặp hơn, phổ biến nhất ở bé gái 2 - 14 tuổi.
- Loại 3: Kháng thể kháng lại kháng nguyên hòa tan
Loại này hiếm gặp nhất.
1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan tự miễn
Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể thay vì tấn công vào virus, vi khuẩn hay các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể thì lại tấn công vào các tế bào gan sẽ gây ra viêm gan tự miễn. Đến nay nguyên nhân chính xác khiến bệnh viêm gan tự miễn là gì vẫn chưa được tìm ra nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy môi trường và yếu tố di truyền có liên quan đến loại bệnh này.
Gan tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công tế bào gan
Quá trình tấn công của hệ miễn dịch vào gan có thể dẫn gây ra viêm gan mãn tính, khiến các tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng và do đó chức năng gan bị ảnh hưởng. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ cũng sẽ kích hoạt bệnh lý này:
- Giới tính: bệnh có nguy cơ cao ở nữ giới hơn là nam giới.
- Người có tiền sử bị bệnh nhiễm trùng, khi có vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sẽ tạo điều kiện cho viêm gan tự miễn phát triển.
- Dùng một số loại thuốc như: atorvastatin, minocycline,...
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh viêm gan tự miễn.
- Đã từng mắc bệnh lý tự miễn khác.
1.3. Những biến chứng nguy hiểm do viêm gan tự miễn
Bạch cầu trong máu, miễn dịch và đề kháng là những yếu tố có liên quan đến bệnh viêm gan tự miễn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể liên kết với một số bệnh tự miễn khác. Những điều này khiến cho việc điều trị bệnh trở thành một yêu cầu cấp thiết, nếu không làm được điều này sẽ gây ra nhiều biến chứng ở gan và những cơ quan khác, điển hình là:
- Giãn tĩnh mạch thực quản
Do máu lưu thông qua tĩnh mạch cửa bị chặn lại sẽ chảy ngược vào các mạch máu khác, nhiều nhất là thực quản và dạ dày - nơi các thành mạch máu rất mỏng, dễ chảy máu và dễ vỡ. Đây là một trong các biến chứng vô cùng nguy hiểm của gan tự miễn cần được cấp cứu ngay.
Bệnh gan tự miễn có thể biến chứng suy gan đe dọa đến sự sống
- Viêm loét đại tràng
Khi viêm gan tự miễn tồn tại trong thời gian dài không được điều trị sẽ bị viêm đường ruột gây ra những cơn đau bụng nghiêm trọng, chảy máu và tiêu chảy.
- Thiếu máu tán huyết và ác tính
Như đã nói đến ở trên, viêm gan tự miễn cũng có thể liên quan với một số rối loạn tự miễn gây thiếu vitamin B12 là yếu tố tạo thành các tế bào máu. Mặt khác, sự tấn công của hệ miễn dịch và hệ thống khiến cho các tế bào máu bị phá vỡ từ đó sinh ra tình trạng thiếu máu.
- Viêm khớp dạng thấp
Khi hệ thống miễn dịch tấn công đến màng của các khớp xương nó sẽ làm cho khớp bị tê cứng, sưng tấy, đau nhức, thậm chí còn biến dạng và dị tật.
Ngoài những biến chứng trên đây thì khi không được điều trị, viêm gan tự miễn còn gây ra sẹo vĩnh viễn tại các tế bào gan và làm xơ gan, hệ lụy sinh ra từ đó là các biến chứng:
- Áp lực máu tĩnh mạch bị tăng
Thường thì thông qua tĩnh mạch cửa, máu từ tuyến tụy, ruột và lá lách đổ vào gan. Khi gan có càng nhiều sẹo thì quá trình lưu thông máu càng bị cản trở và áp lực trong tĩnh mạch sẽ gia tăng.
- Xơ gan cổ trướng
Đây là tình trạng xảy ra khi có sự tích tụ một lượng lớn dịch trong ổ bụng làm cho gan mất dần chức năng của mình và không còn khả năng tự phục hồi. Bệnh này là xơ gan giai đoạn cuối nên có nhiều diễn tiến phức tạp, khả năng cơ thể bị nhiễm độc cao, nếu không can thiệp tích cực sẽ rất dễ tử vong.
- Suy gan
Viêm gan tự miễn càng kéo dài thì vùng tổn thương tế bào gan càng rộng, chức năng gan không thể hoạt động nên gan bị suy.
- Ung thư gan
Đây là cấp độ nguy hiểm nhất do xơ gan tiến triển thành.
2. Bệnh viêm gan tự miễn có lây không
Chính vì bệnh lý này có nguy cơ biến chứng nguy hiểm nên rất nhiều người lo lắng bệnh gan tự miễn có lây không. Như đã phân tích ở trên, các yếu tố được xem là có nguy cơ cao đối với sự kích hoạt viêm gan tự miễn là: di truyền, virus tấn công, hệ miễn dịch rối loạn, môi trường,... Điều đó có nghĩa là nếu trong cùng một môi trường, một không gian sống, nếu có người mắc viêm gan tự miễn thì những người khác cũng nên phòng ngừa bệnh.
Bác sĩ giải đáp cho người bệnh về băn khoăn bệnh gan tự miễn có lây không
Nói như vậy nghĩa là bệnh gan tự miễn có lây không? Xin khẳng định rằng viêm gan tự miễn không phải là bệnh lý có khả năng lây truyền. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là bệnh có những nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như đã nói ở trên nên cần được phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Khi có dấu hiệu nghi ngờ các vấn đề về gan, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để làm xét nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác bệnh.
Chính vì đã biết bệnh gan tự miễn có lây không và nguy cơ biến chứng như đã nói ở trên nên người bị bệnh lý này nên thực hiện các biện pháp sau để phòng tránh bệnh trở nên nặng hơn:
- Luôn tái khám đúng hẹn để theo dõi diễn tiến của bệnh, có phương án xử trí kịp thời.
- Tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không tự ý dừng hay thay đổi loại thuốc trị bệnh.
- Dừng uống rượu bia và các đồ uống có cồn.
- Thường xuyên tập thể dục, có chế ăn thật sự lành mạnh và chế độ nghỉ ngơi khoa học.
Những giải đáp về bệnh gan tự miễn có lây không trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc loại bỏ được lo lắng này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác có liên quan đến bệnh lý này bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẵn lòng giải đáp, chia sẻ những thông tin chính xác nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!