Các tin tức tại MEDlatec

Dị ứng thực phẩm khi mang thai: dấu hiệu và cách phòng tránh

Ngày 12/11/2021
Hơn 9 tháng thai kỳ là thời gian đặc biệt quan trọng, cơ thể mẹ sẽ có nhiều sự thay đổi và cần phải chăm sóc, gìn giữ sức khỏe cẩn thận hơn bình thường. Trong đó, dị ứng thực phẩm khi mang thai có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai. Vậy dấu hiệu nhận biết dị ứng thực phẩm là gì và cách phòng tránh như thế nào?

1. Dấu hiệu dị ứng thực phẩm khi mang thai

Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm, kể cả phụ nữ mang thai hay người bình thường. Thực chất dị ứng là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch chống lại dị nguyên trong thực phẩm và hình thành kháng thể gọi là protein miễn dịch IgE.

Dị ứng thực phẩm khi mang thai nguy hiểm hơn với sức khỏe của mẹ và bé

Các phản ứng miễn dịch chống lại dị ứng thực phẩm sẽ sinh ra histamin gây ảnh hưởng trực tiếp tới bộ phận tiếp xúc như:

  • Dị ứng hô hấp: Khi histamin được sinh ra ở miệng, mũi khi cơ quan này tiếp xúc với dị nguyên có trong thực phẩm sẽ gây sưng miệng, khó thở, khó nuốt thức ăn,…

  • Dị ứng ruột: Histamin sinh ra ở ruột sẽ gây tiêu chảy, thổ tả, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa,…

  • Dị ứng ở da: Histamin sinh ra ở da sẽ gây nên các vết mẩn đỏ, ngứa, mụn nước,…

Đôi khi, tình trạng phản ứng dị ứng quá mạnh sẽ khiến cho không chỉ cơ quan tiếp xúc chịu ảnh hưởng mà còn gây ra các triệu chứng tại nhiều cơ quan cùng lúc. Tình trạng này gọi là phản vệ rất nguy hiểm và cần phải được cấp cứu kịp thời trước khi tiến triển nặng hơn.

Tùy vào cơ địa từng người mà phản ứng dị ứng sẽ xuất hiện khi khi ăn các thực phẩm gây dị ứng hoặc tiếp xúc với các dị nguyên ngoài môi trường qua da hay qua đường thở,.... Phụ nữ mang thai bị dị ứng thực phẩm có thể là mới bị hoặc đã có tiền sử dị ứng trước đó,...

Dị ứng thực phẩm khi mang thai tùy cơ địa của từng mẹ bầu

Có nhiều loại thực phẩm có thể gây dị ứng và phụ nữ mang thai dị ứng với loại thực phẩm nào tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Có một số thực phẩm thường gặp tình trạng dị ứng như: thực phẩm lên men, rượu vang đỏ, các loại cá, tôm hoặc hải sản, thực phẩm giàu đạm, chocolate, sữa, trứng, đậu phộng,…

2. Dị ứng thực phẩm khi mang thai có nguy hiểm không?

Dị ứng nói chung và dị ứng thực phẩm nói riêng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và có thể ảnh hưởng tới cả sự phát triển của thai nhi. Tùy theo mức độ dị ứng cũng như biện pháp điều trị mà ảnh hưởng của dị ứng khi mang thai có thể được kiểm soát hoặc dẫn đến sảy thai, sinh non, dị dạng thai nhi,…

Ngoài ra, mẹ bầu bị dị ứng khi mang thai không kiểm soát tốt có khả năng sẽ lây truyền sang cho thai nhi thông qua nhau thai. Cơ chế dị ứng sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển, tăng trưởng, phát dục hoặc hoàn thiện các cơ quan như: phổi, phế quản, tim,… Nguy hiểm hơn là nhiều trường hợp dị ứng thực phẩm nhưng biểu hiện bên ngoài không rõ ràng nên không nhận biết và điều trị sớm.

Như vậy, dị ứng thực phẩm khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh, chậm phát triển hoặc sinh non nên phát hiện điều trị và phòng ngừa là rất quan trọng.

Với các trường hợp dị ứng thực phẩm nghiêm trọng, có các dấu hiệu sau cần đưa mẹ bầu đến bệnh viện càng sớm càng tốt:

  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy nhiều dẫn đến mất nước.

  • Phù nề niêm mạc họng, thanh quản, khí-phế quản gây khó thở, thở nhanh, thở rít.

  • Phù mặt, môi.

  • Tim đập nhanh, tụt huyết áp.

  • Rối loạn tri giác, rối loạn nhận thức.

Các dấu hiệu trên cho thấy dị ứng thực phẩm có thể đã tiến triển nặng thành sốc phản vệ gây nguy hiểm cho thai và tính mạng của mẹ. Hãy thông báo cho bác sĩ về thực phẩm bạn nghi ngờ là nguyên nhân gây dị ứng.

Cẩn thận triệu chứng dị ứng nặng, nôn mửa kéo dài do dị ứng thực phẩm

3. Cách phòng tránh dị ứng thực phẩm khi mang thai

Dị ứng thực phẩm có thể gặp phải bất cứ lúc nào ở những mẹ bầu có cơ địa dị ứng không may ăn phải thực phẩm chứa dị nguyên. Vì thế, để bảo vệ thai nhi và sự phát triển khỏe mạnh của thai, hãy phòng tránh tình trạng này bằng những cách sau:

3.1. Hạn chế dùng thực phẩm từng gây dị ứng

Hầu hết các trường hợp dị ứng thực phẩm ở mẹ bầu đã có tiền sử dị ứng trước đó khi không mang thai. Tuy nhiên mang thai làm thay đổi nội tiết tố và miễn dịch nên thường khiến phản ứng dị ứng nặng hơn, do đó hãy tránh xa những thực phẩm từng khiến bạn bị dị ứng.

3.2. Hạn chế dùng thực phẩm lạ

Thực phẩm lạ chưa từng sử dụng trước đây có thể gây dị ứng mà mẹ bầu không biết trước được. Do đó, thời gian này cũng nên hạn chế dùng thực phẩm lạ, nhất là thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và thành phần, chất lượng.

3.3. Tránh ăn thực phẩm đã ôi thiu, lưu trữ lâu ngày

Mẹ bầu nên nấu thức ăn tươi mới mỗi ngày, mỗi lần nấu với lượng vừa đủ để dùng hết trong ngày, tránh lưu trữ dài ngày. Thực phẩm ôi thiu hoặc lưu trữ dài ngày có thể đã biến đổi thành phần dinh dưỡng và gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa.

Mẹ bầu nên lựa chọn thực phẩm sạch, không chứa dư lượng chất bảo vệ thực vật hoặc hóa chất độc hại

3.4. Chọn thực phẩm sạch, nấu chín kỹ thức ăn

Thực phẩm mà mẹ bầu sử dụng nên chọn là thực phẩm tươi sống, sạch, không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm hoặc hóa chất độc hại. Ngoài ra, chỉ nên ăn thức ăn nấu chín kỹ, không nên dùng thực phẩm tái hoặc sống.

3.5. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp hoạt động trao đổi chất, lọc bỏ chất thải khỏi cơ thể tốt hơn, hạn chế dị ứng và các phản ứng miễn dịch. Ngoài nước lọc, mẹ bầu nên uống xen kẽ với nước ép trái cây, nước khoáng ion,… để bổ sung dinh dưỡng.

3.6. Thường xuyên luyện tập thể thao

Tập thể dục thể thao cũng rất quan trọng với mẹ bầu, song hãy chọn các bài tập nhẹ nhàng phù hợp như đi bộ, yoga,… để tăng sức đề kháng cơ thể, tránh gây động thai.

Như vậy, dị ứng thực phẩm khi mang thai xuất hiện khi mẹ bầu ăn hoặc tiếp xúc với thực phẩm chứa dị nguyên gây dị ứng. Nên tránh thực phẩm từng gây dị ứng trước đó, đi khám và điều trị sớm nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường.

Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ tin cậy của nhiều mẹ bầu với các gói chăm sóc thai sản toàn diện từ khi bắt đầu mang thai, đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.

Ngoài thăm khám định kỳ với các kỹ thuật hiện đại như siêu âm 5D, sản phụ còn được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, hợp lý bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành.

Hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 nếu cần tư vấn chi tiết hơn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.