Các tin tức tại MEDlatec

Đi xét nghiệm máu có được ăn sáng không và vấn đề bạn cần lưu ý

Ngày 23/11/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Kết quả xét nghiệm máu là một cơ sở rất quan trọng để chẩn đoán và theo dõi điều trị nhiều loại bệnh. Trong đó, vấn đề được nhiều người quan tâm là “đi xét nghiệm máu có được ăn sáng không”. Hãy cùng MEDLATEC tìm lời giải đáp trong bài viết sau.

1. Đi xét nghiệm máu có được ăn sáng không?

Xét nghiệm máu là là dịch vụ y tế phổ biến ở hầu hết các cơ sở y tế. Các chỉ số trong xét nghiệm máu là căn cứ rõ ràng và quan trọng để bác sĩ đưa ra chẩn đoán bệnh, lên phác đồ chữa trị và đánh giá kết quả điều trị bệnh. 

Với thắc mắc “đi xét nghiệm máu có được ăn sáng không”, rất khó để đưa ra một đáp án chung cho mọi trường hợp vì có nhiều loại xét nghiệm máu cần nhịn ăn sáng nhưng cũng có những loại xét nghiệm máu không cần nhịn ăn sáng vẫn có thể cho kết quả chính xác. 

1.1. Những trường hợp cần nhịn ăn sáng

Khi bạn ăn sáng, thức ăn sẽ được đưa vào cơ quan tiêu hóa, được chuyển hóa và hấp thụ vào máu và làm thay đổi nồng độ một số chất. 

Nồng độ một số chất trong máu sẽ thay đổi sau khi bạn dung nạp bữa sáng

Thông thường các xét nghiệm máu thường được chỉ định thực hiện vào buổi sáng sớm để giúp người bệnh thuận tiện hơn trong việc nhịn ăn và không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. 

Dưới đây là một số loại xét nghiệm máu cần nhịn ăn sáng: 

- Kiểm tra đường huyết để đánh giá và chẩn đoán bệnh tiểu đường: Bệnh nhân sẽ được kiểm tra chỉ số glucose lúc đói, glucose sau khi ăn, nồng độ glucose ngẫu nhiên, định lượng HbA1c. Trong trường hợp kiểm tra định lượng HbA1c và chỉ số glucose lúc đói, bạn cần nhịn ăn từ 8 đến 10 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. 

- Xét nghiệm sắt trong máu để kiểm tra nồng độ sắt trong máu và xác định một số bệnh lý do thiếu sắt gây ra. 

- Xét nghiệm cholesterol máu, triglyceride, để xác định sự rối loạn chuyển hóa mỡ máu trong cơ thể, xác định nguy cơ về bệnh tim mạch để kịp thời điều trị hoặc phòng tránh bệnh. Nếu bạn ăn trước khi xét nghiệm, lượng cholesterol và triglycerid trong máu sẽ tăng cao và không đánh giá đúng tình trạng của cơ thể.

Bạn cần nhịn ăn sáng trước khi xét nghiệm mỡ máu

- Xét nghiệm ure máu kiểm tra chức năng thận: Nhịn ăn trước khi xét nghiệm nồng độ ure máu sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về việc thận có đang làm việc hiệu quả hay không. 

- Xét nghiệm chức năng gan: Nếu bạn ăn trước khi xét nghiệm, một số chỉ số có thể tăng cao bất thường và làm ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm

1.2. Những xét nghiệm máu không cần nhịn ăn sáng

- Xét nghiệm nhóm máu: Đây là vấn đề được quy định bởi gen di truyền và nó sẽ không thể thay đổi dù bạn có ăn sáng hay nhịn ăn sáng. 

- Xét nghiệm công thức máu cũng không bị ảnh hưởng bởi việc ăn sáng. Tuy nhiên, nếu cần dùng mẫu máu để làm các loại xét nghiệm sinh hóa,.. thì bạn có thể cần nhịn ăn. Chính vì thế, nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể trước khi thực hiện xét nghiệm. 

- Xét nghiệm Beta hCG để chẩn đoán mang thai và theo dõi thai nhi có đang phát triển khỏe mạnh hay không và mẹ bầu có thể ăn một chút gì đó trước khi xét nghiệm mà vẫn đảm bảo không làm thay đổi kết quả. Tuy nhiên, không nên uống nước ngọt trước khi xét nghiệm. 

- Xét nghiệm virus viêm gan như viêm gan B, viêm gan C: Đây cũng là loại xét nghiệm không cần nhịn ăn sáng. 

- Một số loại xét nghiệm khác cũng không cần nhịn ăn sáng như xét nghiệm HIV, xét nghiệm giun sán, một số loại xét nghiệm dấu ấn ung thư, xét nghiệm NIPT tầm soát dị tật thai nhi, xét nghiệm nội tiết tố nữ, xét nghiệm sàng lọc trước sinh, xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ,....

2. Lưu ý 

Ngoài vấn đề “đi xét nghiệm máu có được ăn sáng không”, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo có được kết quả xét nghiệm máu chính xác nhất: 

- Đối với một số xét nghiệm máu không cần nhịn ăn sáng nhưng bạn cũng cần lưu ý tránh những loại đồ ăn có tính cay, nóng và không dùng chất kích thích như thuốc lá, cà phê, bia rượu trước khi xét nghiệm. 

- Nếu cảm thấy khát, bạn có thể uống một chút nước lọc. Điều này không làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

- Khi bạn mắc bệnh lý và đang dùng thuốc điều trị, hãy nhờ bác sĩ tư vấn chi tiết trước khi xét nghiệm. 

- Các mẹ bầu khi đi xét nghiệm máu nên hỏi kỹ nhân viên y tế về việc có cần nhịn ăn hay không để hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. 

- Không nên tập thể dục trước khi xét nghiệm máu.

- Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái trước khi xét nghiệm. 

Bạn nên giữ tinh thần thoải mái trước khi lấy máu

- Buổi sáng là thời điểm xét nghiệm máu thích hợp nhất vì đây là lúc các chỉ số trong cơ thể tương đối ổn định và thuận tiện hơn cho việc nhịn ăn, hạn chế tình trạng cơ thể bị mệt mỏi, mất sức do nhịn ăn quá lâu. 

- Nên tìm hiểu và lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy để thực hiện xét nghiệm máu.

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ y tế tin cậy để thực hiện xét nghiệm máu thì đừng quên lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC có rất nhiều chi nhánh, phòng khám trên khắp các tỉnh thành và đã có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị bệnh. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng hệ thống thiết bị y tế hiện đại luôn là ưu điểm nổi bật của MEDLATEC. 

Nhiều khách hàng tin tưởng dịch vụ lấy mẫu tại nhà của MEDLATEC

Đặc biệt, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo về kết quả xét nghiệm. Do đó, dù ở bất cứ nơi đâu, bạn vẫn hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ xét nghiệm máu của MEDLATEC. 

Để được đặt lịch xét nghiệm sớm, quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.