Tin tức
Giải đáp thắc mắc: Chỉ số PLT trong xét nghiệm máu là gì?
- 04/10/2022 | Chỉ số PLT có ý nghĩa gì, khi nào cần làm xét nghiệm PLT?
- 23/12/2022 | Chỉ số PLT là gì? Những ai cần thực hiện?
- 04/07/2024 | PLT trong xét nghiệm máu là gì? Những ai cần xét nghiệm?
1. Chỉ số PLT trong xét nghiệm máu là gì?
Công thức máu bao gồm rất nhiều thông số và mỗi chỉ số này lại mang một ý nghĩa khác nhau đối với sức khỏe của chúng ta. Trong đó, nhiều người thường thắc mắc rằng chỉ số PLT trong xét nghiệm máu là gì hay xét nghiệm máu chỉ số PLT là gì?
PLT là viết tắt của cụm từ “Platelet Count” được hiểu là xét nghiệm tiểu cầu hay đếm tiểu cầu. PLT trong xét nghiệm máu là tên gọi của một xét nghiệm máu giúp đánh giá số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị thể tích máu.
Chỉ số PLT giúp đánh giá số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị thể tích máu
Tiểu cầu là một loại tế bào máu có kích thước rất nhỏ được sản xuất từ tủy xương và giải phóng vào máu. Tiểu cầu theo máu đi khắp cơ thể có vai trò đẩy nhanh quá trình đông máu và làm lành vết thương. Như vậy có thể thấy rằng đây là thành phần đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, việc tăng hoặc giảm tiểu cầu đều sẽ gây ra những hệ lụy nhất định đối với sức khỏe con người.
Chính vì vậy, chỉ số PLT trong xét nghiệm máu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc theo dõi và đánh giá các rối loạn liên quan đến tiểu cầu trong cơ thể từ đó hỗ trợ các bác sĩ trong việc chuẩn đoán và điều trị bệnh.
2. Bệnh lý nào làm chỉ số PLT thay đổi?
Chỉ số PLT bình thường là khi số lượng tiểu cầu nằm trong khoảng 140.000 – 440.000 tế bào/μL. Một số những bệnh lý có thể khiến số lượng tiểu cầu tăng cao hoặc giảm bất thường, cụ thể như sau:
Chỉ số PLT tăng
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tăng chỉ số PLT ở cả người lớn và trẻ em, bao gồm nhiễm trùng mô mềm, phổi, tiêu hóa, đường tiết niệu và cơ quan sinh dục;
- Bệnh lý viêm mạn tính: Khi bị viêm cơ thể sẽ gia tăng sản xuất tiểu cầu để hỗ trợ chữa lành các mô bị tổn thương, gây ra tình trạng tăng tiểu cầu phản ứng. Một số bệnh lý viêm mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh lý ruột mạn tính, bệnh Lupus, đa xơ cứng…;
Chỉ số PLT trong xét nghiệm máu tăng trong một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lý viêm mạn tính
- Thiếu máu: Tình trạng thiếu máu xảy ra khi cơ thể thiếu hoặc mất đi chất sắt – một thành phần quan trọng trong máu khiến cho số lượng, kích thước và chức năng của hồng cầu bị suy giảm. Khi đó, số lượng tiểu cầu lại thường gia tăng bất thường.
Chỉ số PLT giảm
- Phình lá lách: Lá lách có vai trò dự trữ hơn 1/3 số lượng tiểu cầu có trong cơ thể. Trong trường hợp lá lách bị phình to, nó sẽ dự trữ số lượng tiểu cầu nhiều hơn so bình thường từ đó làm giảm số lượng tiểu cầu có trong máu, khiến chỉ số PLT ghi nhận thường thấp;
- Nhiễm trùng huyết: Nhiễm trùng huyết là tình trạng vô cùng nguy hiểm xảy ra do các tác nhân như vi khuẩn, virus… xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm lan rộng trong toàn bộ cơ thể, phá hủy tiểu cầu và làm giảm số lượng tiểu cầu;
- Suy tủy xương: Suy tủy xương là tình trạng thiếu máu do rối loạn chức năng tủy xương, khiến tủy xương không thể sản xuất đủ tế bào máu. Đây là nguyên nhân làm sụt giảm nghiêm trọng số lượng hồng cầu, bạch cầu và cả tiểu cầu có trong máu dẫn đến tình trạng mệt mỏi, tăng nguy cơ nhiễm trùng và dễ bị chảy máu hoặc bầm tím.
- Sốt xuất huyết: Tình trạng giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết có liên quan trực tiếp đến việc chỉ số PLT giảm.
Để chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp các tình trạng gặp phải liên quan đến chỉ số PLT, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được thăm khám và chỉ định xét nghiệm phù hợp.
3. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm PLT?
Xét nghiệm chỉ số PLT thường được ứng dụng hiệu quả trong qua trình khám, chẩn đoán và đánh giá quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó, xét nghiệm là chỉ định bắt buộc cho một số trường hợp nhằm xác định quá trình đông máu hay một số bệnh lý có thể xuất hiện trong cơ thể người bệnh.
Ngoài ra, đối với những trường hợp sau đây cũng cần thực hiện xét nghiệm để đánh giá chỉ số PLT:
- Người có dấu hiệu chảy máu bất thường hoặc nghi ngờ rối loạn đông máu;
- Trên cơ thể thường xuyên xuất hiện những vết bầm tím mà không rõ nguyên nhân từ đâu;
Không chủ quan trước dấu hiệu cơ thể xuất hiện vết bầm tím không rõ nguyên nhân
- Các vết thương nhỏ chảy máu không ngừng và rất khó cầm được máu;
- Người bị xuất hiện dạ dày hoặc xuất huyết mạn tính;
- Người mắc các bệnh như: ung thư máu, u tủy xương, lupus.. cần xét nghiệm PLT để đánh giá quá trình điều trị bệnh;
- Bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết cần theo dõi tiểu cầu hàng ngày;
- Người mắc các bệnh lý về thận;
- Người bệnh điều trị hóa trị hay xạ trị;
- Bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như digoxin, nitroglycerine, sulfa, quinidine, valium…
Như vậy, những thông tin giải đáp thắc mắc PLT trong xét nghiệm máu là gì đã được cung cấp chi tiết. Nếu thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao được nêu ở trên, bạn cần chủ động thăm khám và thực hiện xét nghiệm để theo dõi và phát hiện sớm nguy cơ mắc một số bệnh lý.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị sở hữu năng lực hàng đầu trong xét nghiệm được người dân tin tưởng lựa chọn. Bằng việc quy tụ đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị tân tiến, hiện đại cùng quy trình thăm khám chuyên nghiệp, MEDLATEC phục vụ người dân bằng dịch vụ xét nghiệm chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC công nghệ cao hàng đầu Việt Nam
Mọi nhu cầu thực hiện xét nghiệm PLT nói riêng và thăm khám sức khỏe đa chuyên khoa nói chung tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!