Các tin tức tại MEDlatec

Điểm giống và khác nhau giữa cường giáp và suy giáp là gì?

Ngày 05/05/2022
Cường giáp và suy giáp là hai bệnh lý thường gặp nhất trong số những bệnh lý về tuyến giáp. Vậy làm thế nào để phân biệt được 2 loại bệnh lý này? Hãy cùng MEDLATEC phân tích thông qua bài viết sau.

1. Đại cương về tuyến giáp

Tuyến giáp có hình bướm, kích thước nhỏ, nặng khoảng 20g và nằm ở trước cổ. Tuyến giáp đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng đó là sản xuất ra các hormon để điều hòa hoạt động trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.

Nếu tuyến giáp gặp trục trặc bất thường như ngừng hoạt động, hoạt động kém hiệu quả hoặc quá mức sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.

Ngày nay có khoảng hơn 200 triệu người trên thế giới mắc phải các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nguy cơ mắc bệnh về tuyến giáp ở phụ nữ cao gấp 4 lần so với đàn ông. Có những trường hợp khi bị bệnh nhưng cũng không hề hay biết vì không nắm rõ các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là 2 đặc điểm chính giúp phân biệt cường giáp và suy giáp.

1.1. Suy giáp

Tình trạng suy giáp xảy ra khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng dẫn đến hoạt động kém hiệu quả và giảm tiết các hormone cần thiết. Thường thì phụ nữ trên 60 tuổi hay gặp phải tình trạng này. Suy giáp rất khó nhận ra ở giai đoạn đầu vì triệu chứng biểu lộ ít. Một người nếu được chẩn đoán bị suy giáp thì sẽ điều trị bằng hormon tuyến giáp tổng hợp sẽ được áp dụng. Một số biểu hiện khi bị suy giáp cần lưu ý:

  • Táo bón;

  • Mệt mỏi;

  • Yếu cơ;

  • Nhạy cảm với thời tiết lạnh;

  • Bướu cổ;

  • Trí nhớ kém.

Một số triệu chứng ở người suy giáp

Khi hormon tuyến giáp không được sản xuất đủ, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái chậm chạp. Đây là nguyên nhân lý giải vì sao những người bị suy giáp hay có triệu chứng mệt mỏi. Có nhiều yếu tố dẫn đến bệnh suy giáp nhưng phổ biến nhất đó là viêm giáp Hashimoto - một loại bệnh rối loạn tự miễn.

1.2. Cường giáp

Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa cường giáp và suy giáp đó là sản lượng hormon do tuyến giáp tiết ra. Khi tuyến giáp hoạt động quá mức thì sẽ sản xuất dư thừa hormon khiến cho quá trình trao đổi chất của cơ thể bị tăng tốc quá đà, gây ra hàng loạt triệu chứng khó chịu. Để điều trị cường giáp, người ta thường áp dụng phương pháp i-ốt phóng xạ, dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn.

Những dấu hiệu thường gặp ở một người bị cường giáp:

  • Rối loạn nhịp tim (tim đập nhanh hoặc chậm hơn bình thường);

  • Yếu cơ;

  • Run rẩy;

  • Thay đổi ở mắt;

  • Mất ngủ;

  • Tiêu chảy;

  • Bướu cổ;

  • Mất khả năng tập trung.

2. So sánh cường giáp và suy giáp

Điểm giống nhau giữa cường giáp và suy giáp:

Đều là sự thay đổi trong việc sản xuất hormon tuyến giáp và có chung các triệu chứng điển hình như:

  • Yếu cơ;

  • Bướu cổ;

  • Giảm hoặc mất ham muốn tình dục;

  • Rối loạn cương dương.

Điểm khác nhau giữa cường giáp và suy giáp:

Cường giáp Suy giáp

Tuyến giáp sẽ tiết dư thừa hormon kích thích tốc độ chuyển hóa của cơ thể, dẫn tới những triệu chứng như:

  • Tiêu chảy;

  • Mất ngủ;

  • Run rẩy;

  • Sút cân nhanh.

Cường giáp thường đi kèm với chứng cao huyết áp, có khả năng dẫn tới biến chứng nguy hiểm như đau tim hoặc thậm chí là đột quỵ.

Tuyến giáp sản xuất không đủ hormon gây nên các dấu hiệu như:

  • Mệt mỏi;

  • Thiếu năng lượng;

  • Tăng cân nhanh;

  • Ảnh hưởng tới tâm thần.

3. Một người có khả năng bị cả cường giáp và suy giáp không?

Mặc dù điều này có vẻ phi lý nhưng không có nghĩa là không thể xảy ra. Trên thực tế thì điều này cũng có thể xảy ra khi bệnh nhân cường giáp điều trị quá mức sẽ dẫn đến suy giáp hoặc ngược lại. Điều này có nghĩa là bệnh nhân có thể bị mệt mỏi, giảm cân, căng thẳng nhưng một vài tháng sau lại xuất hiện các triệu chứng ngược lại như trầm cảm, tăng cân, da khô hoặc ngược lại.

Vẫn có khả năng cường giáp và suy giáp cùng xảy ra đồng thời

Lúc này người bệnh cần phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để tìm ra phương án điều trị phù hợp nhất.

4. Phân loại nhóm thực phẩm dành cho người bệnh cường giáp và suy giáp

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong việc điều trị mọi loại bệnh nói chung và các bệnh lý về tuyến giáp, bao gồm cả cường giáp và suy giáp nói riêng. Thực đơn dành cho bệnh nhân bị cường giáp sẽ có một số điểm khác so với bệnh nhân suy giáp.

Bệnh nhân cần chú ý những điều sau trong quá trình điều trị cường giáp và suy giáp:

Thực đơn Bệnh nhân cường giáp Bệnh nhân suy giáp
Những món nên ăn
  • Cá hồi;

  • Gà tây;

  • Sữa chua;

  • Bông cải xanh.

  • Ngũ cốc;

  • Cá;

  • Rong biển (chứa nhiều i-ốt);

  • Rau củ và trái cây tươi;

  • Sữa;

  • Các loại đậu.

Những món cần tránh
  • Món ăn giàu carbohydrate (nước trái cây, món nhiều đường, ngũ cốc nghèo chất xơ);

  • Rượu và caffein;

  • Đậu nành;

  • Chất béo không lành mạnh (chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa).

  • Các loại rau thuộc họ cải (cải bắp, bông cải xoăn, súp lơ);

  • Đậu nành;

  • Thực phẩm chứa nhiều gluten;

  • Đồ ăn giàu chất béo (đồ chiên rán, mayonnaise);

  • Món ăn nhiều đường (kẹo, soda, nước ngọt);

  • Không ăn quá 35g chất xơ/ngày;

  • Thực phẩm chế biến sẵn.

5. Điều trị cường giáp và suy giáp cần chú ý những gì?

  • Tuân thủ lịch khám với bác sĩ để theo dõi, kiểm tra tiến độ điều trị;

  • Nếu người bệnh bị đái tháo đường, cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ nội tiết;

  • Tuyệt đối không lạm dụng thuốc điều trị tuyến giáp để phục vụ mục đích giảm cân. Khi các vấn đề về tuyến giáp được kiểm soát hiệu quả thì cân nặng của người bệnh sẽ tự điều chỉnh về mức hợp lý;

  • Các phương pháp áp dụng trong điều trị tuyến giáp có thể sẽ gây rụng tóc tạm thời.

Nếu một người được chẩn đoán bị mắc phải một bệnh lý về tuyến giáp thì đừng quá lo lắng. Qua đây, người bệnh cần chú ý thay đổi lối sống và thói quen ăn uống để đẩy lùi bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt cần:

  • Nắm được các triệu chứng đặc trưng của bệnh cường giáp và suy giáp;

  • Dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục;

  • Mỗi đêm cần ngủ đủ ít nhất 8 tiếng;

  • Biết được thời điểm nên sử dụng các thuốc tuyến giáp;

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng theo tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.

Bệnh nhân cần đi kiểm tra định kỳ để theo dõi các triệu chứng bệnh

Mong rằng với những thông tin trên đây, bạn đã có thể phân biệt được 2 bệnh lý cường giáp và suy giáp. Từ đó áp dụng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý để quản lý tốt các triệu chứng do bệnh về tuyến giáp gây ra.

Trong trường hợp bạn cần được chẩn đoán cường giáp và suy giáp hay bất kỳ một bệnh lý nào khác, hãy tham khảo địa chỉ y khoa uy tín: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện hội tụ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, chuyên môn giỏi và hệ thống máy móc y tế hiện đại, công nghệ cao. Cùng với đó là năng lực xét nghiệm của MEDLATEC đạt chứng nhận ISO 15189:2012 và CAP sẽ giúp bạn nhận được kết quả thăm khám có độ chính xác cao, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Nếu cần đặt lịch và tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.