Các tin tức tại MEDlatec
Điện sinh lý mắt là gì? Phương pháp thực hiện điện sinh lý mắt ra sao?
- 21/09/2021 | Mắt bị vàng là gì? Nguyên nhân nào khiến mắt bị vàng?
- 17/09/2021 | Vì sao bị giật mí mắt liên tục và cách điều trị như thế nào?
- 11/09/2021 | Nguyên nhân nào khiến trẻ nheo mắt, chớp mắt khi xem tivi?
- 14/09/2021 | Đau nửa đầu kèm đau mắt là triệu chứng cảnh báo bệnh lý gì?
1. Điện sinh lý mắt là gì? Khi nào cần thực hiện?
1.1. Điện sinh lý mắt là gì?
Thị lực của chúng ta có được là khi các tín hiệu điện truyền giữa võng mạc tới vỏ não vùng chẩm - phần não liên quan đến thị giác. Điện sinh lý mắt chính là các xét nghiệm giúp các bác sĩ nhận biết được quá trình gửi tín hiệu từ võng mạc đến phần não thị lực diễn ra như thế nào.
Điện sinh lý mắt bao gồm một loạt các xét nghiệm như điện cơ mắt, điện quang mắt, điện thế gợi
Các xét nghiệm bao gồm:
-
Điện cơ mắt (Electroretinography - ERG).
-
Điện quang mắt (Electrooculography - EOG).
-
Điện thế gợi (Visual Evoked Response - VER).
1.2. Khi nào cần thực hiện điện sinh lý mắt?
Tùy vào những trường hợp cụ thể, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm điện sinh lý mắt khác nhau.
Xét nghiệm điện quang mắt (ERG)
Xét nghiệm điện quang ERG có thể kiểm tra các tế bào giúp chúng ta phát hiện được ánh sáng, màu sắc và hoạt động của các tế bào trong võng mạc. Vì thế, kết quả của xét nghiệm này có thể nhận biết một số vấn đề sau:
-
Võng mạc bị tổn thương do chất ma túy hoặc một số chất khác.
-
Tình trạng mất thị lực do nguyên nhân trung tâm hay nguyên nhân ngoại vi do những tổn thương võng mạc.
-
Tình trạng mắt khó nhìn trong cường độ ánh sáng yếu hoặc bị mù màu.
-
Một số tình trạng bất thường về mắt xảy ra do những bệnh lý về máu.
-
Chỉ số ERG cũng có thể giúp các bác sĩ nhận biết rõ nguyên nhân xảy ra một số vấn đề về võng mạc như tình trạng rối loạn chuyển hóa hay tình trạng thiếu vitamin A.
-
Xét nghiệm ERG cũng có thể phát hiện một số loại viêm võng mạc sắc tố.
Xét nghiệm điện quang giúp phát hiện tình trạng quáng gà
Điện quang mắt (Electrooculography - EOG)
Xét nghiệm điện quang mắt có thể giúp các bác sĩ nhận biết rõ được mức độ hoạt động của các dòng điện trong mắt và từ đó giúp phát hiện một số bệnh lý về mắt và võng mạc. Cụ thể, phương pháp điện quang mắt có thể giúp chẩn đoán một số bệnh lý sau:
-
Bệnh thoái hóa điểm vàng bẩm sinh.
-
Bệnh viêm võng mạc sắc tố.
-
Một số tình trạng loạn dưỡng điểm vàng khác nhau.
Điện thế gợi (Visual Evoked Response - VER)
Điện thế gợi là một phương pháp giúp kiểm tra hoạt động của tín hiệu dẫn truyền từ mắt đến phần não liên quan đến thị giác. Dựa vào những cách sóng não phản ứng với các sự vật đã nhìn thấy khi đang trong quá trình kiểm tra, các bác sĩ sẽ phát hiện những vấn đề bất thường của mắt, chẳng hạn như các bệnh lý về võng mạc, dây thần kinh thị giác. Xét nghiệm này cũng có thể giúp phát hiện bệnh đa xơ cứng.
Điện sinh lý mắt giúp phát hiện tình trạng tổn thương võng mạc
Đặc biệt, khi cần xét nghiệm chức năng thị giác ở một số trường hợp bệnh nhân khó hợp tác hoặc khó đáp ứng như người cao tuổi hoặc trẻ nhỏ, các bác sĩ cũng thường chỉ định thực hiện xét nghiệm điện thế gợi.
2. Phương pháp đo điện sinh lý mắt được thực hiện như thế nào?
Trước khi thực hiện điện sinh lý mắt, bệnh nhân cần chú ý một số điều sau để có được kết quả tốt nhất: Nên ăn uống đầy đủ, tránh để tình trạng đường trong máu quá thấp, không sử dụng chất caffein trong vòng 12 tiếng sau khi thực hiện xét nghiệm, gội đầu sạch sẽ trước khi thực hiện kiểm tra. Lưu ý trong quá trình kiểm tra không nên đeo khuyên tai hoặc bất cứ loại đồ trang sức nào ở gần vùng đầu.
Tuy nhiên, mỗi phương pháp xét nghiệm điện sinh lý mắt lại cần những chú ý riêng như sau:
2.1. Điện quang mắt (ERG)
Trong quá trình kiểm tra, bệnh nhân có thể ngồi hoặc nằm. Bệnh nhân được nhỏ thuốc để làm tê mắt. Sau đó một điện cực rất nhỏ sẽ được đặt trên vùng giác mạc và mặt của người bệnh.
Các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhìn vào màn hình có những tia sáng nhấp nháy và sau đó ghi lại phải ứng điện của mắt. Xét nghiệm này thường được thực hiện trong cả ánh sáng và bóng tối để nhận biết khả năng thích ứng của mắt một cách toàn diện nhất.
Thời gian thực hiện đo điện quang mắt là khoảng 1 giờ đồng hồ. Thời gian từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc phản ứng của mắt với những kích thích sáng được gọi là độ trễ.
Kết quả là bình thường khi tần số sóng bình thường và thời gian phản hồi độ trễ bình thường.
Kết quả là bất thường: Sóng A và sóng B bất thường hoặc thời gian phản hồi có độ trễ bất thường.
2.2. Đo điện quang (EOG)
Khi kiểm tra, người bệnh ngồi thẳng trên ghế. Các điện cực được đặt ở bên trong về bên ngoài, một điện cực đặt trên trán người bệnh. Dòng điện rất nhỏ và không gây hại cho người bệnh. Sau đó, máy tính sẽ ghi lại phản ứng điện của mắt khi thích nghi với bóng tối và khi thích nghi với ánh đèn. Thời gian thực hiện khoảng 45 phút.
2.3. Điện thế gợi (VER)
Khi thực hiện xét nghiệm này, người bệnh sẽ được đặt một miếng dán trên mắt và ngồi trước màn hình. Một số điện cực sẽ được đặt ở trên đầu - vùng não liên quan đến thị giác. Người bệnh nhìn vào màn hình đang nhấp nháy. Từ đó máy tính sẽ ghi lại hoạt động điện võng mạc, hoạt động điện của não và thời gian phản hồi của mắt.
Hãy chăm sóc đúng cách để đôi mắt luôn khỏe đẹp
Như vậy bạn đã có thể tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “Điện sinh lý mắt là gì”. Nói một cách khái quát đây chính là phương pháp để nhận biết rõ những rối loạn có thể gây ảnh hưởng đến thị giác của bạn.
Nếu bạn vẫn còn có những thắc mắc liên quan đến sức khỏe đôi mắt hoặc những vấn đề sức khỏe khác, bạn đừng ngần ngại, hãy gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56, các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!