Các tin tức tại MEDlatec
Điều trị vi khuẩn HP bao lâu thì khỏi?
- 21/05/2021 | Bạn có biết khi nào cần tiến hành điều trị vi khuẩn HP?
- 07/12/2021 | Những cách xét nghiệm phát hiện vi khuẩn HP phổ biến
- 09/03/2022 | Vi khuẩn HP lây qua đường nào và cách nhận biết mình đã nhiễm HP
- 23/11/2022 | Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày có chữa được không?
- 01/02/2024 | Vi khuẩn HP và mối nguy hiểm với hệ tiêu hóa
1. Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là loại vi khuẩn gram âm sống ở môi trường axit niêm mạc dạ dày. Sở dĩ vi khuẩn này tồn tại được là nhờ khả năng tự sản xuất enzyme urease chuyển đổi ure thành bicarbonate và amoniac tạo ra alkali để bảo vệ cho sự tồn tại của chúng khỏi axit dạ dày. Con đường lây nhiễm vi khuẩn HP chủ yếu là đường miệng, thông qua ăn uống.
Vi khuẩn HP đồng thời cũng là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý dạ dày, nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày. Vì thế, điều trị loại bỏ vi khuẩn HP là cách duy nhất để ngăn chặn các bệnh lý do vi khuẩn này gây ra.
Vi khuẩn HP - tác nhân gây nên bệnh lý dạ dày
2. Phương pháp điều trị vi khuẩn HP bao lâu thì khỏi?
2.1. Điều trị HP bằng cách nào?
Điều trị vi khuẩn HP dạ dày thường là phác đồ kết hợp nhiều loại thuốc kháng sinh và thuốc kháng axit:
- Thuốc kháng sinh
Phổ biến nhất là thuốc kháng sinh amoxicillin và clarithromycin. Ngoài ra, nếu cần thiết (thường trong trường hợp kháng khuẩn), bác sĩ sẽ dùng thêm kháng sinh như levofloxacin, metronidazole
- Thuốc kháng axit dạ dày
Để giảm tăng tiết axit dạ dày, bác sĩ sẽ kê đơn gồm các loại thuốc kháng axit như esomeprazole, lansoprazole, omeprazole,...
Thời gian điều trị vi khuẩn HP bao lâu khỏi phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng và mức độ bệnh của bệnh nhân
2.2. Điều trị vi khuẩn HP bao lâu thì khỏi và khả năng hồi phục
Thời gian điều trị vi khuẩn HP bao lâu phụ thuộc nhiều vào liều lượng, loại thuốc được kê đơn và tình trạng của người bệnh. Trong quá trình điều trị, dựa trên khả năng đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể thay đổi đơn thuốc phù hợp.
Thông thường, khoảng thời gian cần thiết để đạt hiệu quả điều trị vi khuẩn HP trong khoảng 10 - 14 ngày. Vi khuẩn HP có khả năng kháng thuốc cao nên việc điều trị cần được thực hiện và theo dõi nghiêm ngặt. Khoảng thời gian điều trị vi khuẩn HP bao lâu sẽ khác nhau ở từng bệnh nhân. Người bệnh cần tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất.
Quá trình sử dụng thuốc sẽ khiến vi khuẩn HP trải qua chu kỳ phát triển và phá hủy. Việc dùng thuốc kháng sinh khiến vi khuẩn bị tiêu diệt còn thuốc kháng axit sẽ làm giảm axit dạ dày. Sự kết hợp này khiến cho vi khuẩn bị tấn công mạnh mẽ, hiệu quả điều trị đạt được cao nhất.
Thực tế cho thấy, sau vài ngày sử dụng thuốc, các triệu chứng bệnh dần cải thiện. Điều này khiến cho nhiều bệnh nhân chủ quan, dừng sử dụng khi chưa đảm bảo liều lượng thuốc. Đây chính là lý do khiến cho việc tiêu diệt vi khuẩn HP trở nên khó khăn hơn.
Chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh cần tuân thủ đúng thời gian, liều lượng sử dụng thuốc do bác sĩ chỉ định để đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn khả năng tái phát.
Sau khi dừng thuốc điều trị HP, người bệnh cần test C13 để kiểm tra vi khuẩn đã bị tiêu diệt hay chưa. Để đảm bảo kết quả test, người bệnh cần dừng sử dụng mọi loại kháng sinh cùng các thuốc ức chế dạ dày trước khi làm test 4 tuần.
Sau khi điều trị vi khuẩn HP, khả năng hồi phục ở mỗi bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:
- Sự nghiêm túc thực hiện phác đồ điều trị
Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian do bác sĩ điều trị là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn. Bất cứ yếu tố nào khiến cho quá trình điều trị bị ngắt quãng đều dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tái hoạt động.
- Thực trạng sức khỏe của người bệnh
Thời gian hồi phục sau điều trị vi khuẩn HP ở người có bệnh lý nền, miễn dịch yếu thường lâu hơn so với người có thể trạng khỏe mạnh.
3. Quản lý sau điều trị HP dạ dày
Để đảm bảo ổn định sức khỏe hệ tiêu hóa và ngăn ngừa được tái phát, việc chăm sóc sau điều trị rất quan trọng. Vì thế, người bệnh cần lưu tâm một số vấn đề:
Sau điều trị HP người bệnh cần tái khám đúng hẹn để đánh giá hiệu quả đạt được
- Theo dõi định kỳ
Với một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ có lịch hẹn tái khám định kỳ để xác định khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP và không bị tái phát. Trong những lần tái khám này, bác sĩ sẽ chỉ định một số kiểm tra như: xét nghiệm máu, test C13, nội soi dạ dày,...
- Sử dụng thuốc niêm mạc dạ dày
Khi thấy cần thiết, bác sĩ cũng sẽ chỉ định dùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày để giảm nguy cơ tái phát viêm loét và giảm thiểu tác động của axit đối với niêm mạc dạ dày.
- Điều chỉnh dinh dưỡng
Sức khỏe hệ tiêu hóa chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ ăn uống. Vì thế, bác sĩ cũng sẽ có những tư vấn giúp người bệnh biết cách ăn uống lành mạnh như: tránh ăn đồ cay nóng, giảm tiêu thụ chất kích thích và đồ uống có cồn,...
- Thay đổi lối sống
Chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ nghỉ đúng giờ có ý nghĩa lớn đối với quản lý hiệu quả điều trị vi khuẩn HP dạ dày. Nếu đảm bảo được điều này, người bệnh cũng giảm thiểu được nguy cơ bị tái phát bệnh lý liên quan.
Nhìn chung, điều trị vi khuẩn HP bao lâu đạt được mục đích đề ra phụ thuộc rất nhiều vào phác đồ của bác sĩ và khả năng tuân thủ điều trị, quản lý sức khỏe sau điều trị của người bệnh. Đấy là một quá trình cần thiết để đảm bảo ổn định hệ tiêu hóa và ngăn chặn biến chứng liên quan đến bệnh lý dạ dày.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, chẩn đoán bệnh lý dạ dày có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ Chuyên khoa Tiêu hóa - Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!