Các tin tức tại MEDlatec
Enzyme amylase có vai trò gì trong hoạt động của cơ thể?
- 01/04/2021 | Vai trò quan trọng của enzyme tiêu hóa đối với cơ thể chúng ta
- 27/07/2021 | Những thông tin cần biết về xét nghiệm đo nồng độ enzyme aldolase
1. Định nghĩa enzyme amylase
Amylase là enzyme chịu trách nhiệm phân hủy đường. Nhờ vai trò là chất xúc tác, chuyển hóa các loại đường chậm này thành các phần nhỏ để cơ thể dễ dàng tiêu hóa và đào thải ra ngoài. Ngoài ra, enzyme amylase đảm bảo quá trình dị hóa carbohydrate như tinh bột, dextrin và glycogen. Có hai loại amylase phân bố theo nguồn gốc nước bọt hoặc tuyến tụy.
Enzyme amylase đóng vai trò chính trong quá trình phân hủy tinh bột
Amylase nước bọt
Amylase nước bọt được tìm thấy trong nước bọt, sản xuất bởi tuyến nước bọt. Amylase nước bọt chủ yếu hoàn thành chức năng của mình trong miệng, nơi bắt đầu quá trình tiêu hóa tinh bột và đặc biệt là glycogen. Vai trò thiết yếu của enzyme này chỉ giới hạn trong việc ngăn ngừa tinh bột và glycogen tích tụ trong miệng.
Amylase tuyến tụy
Amylase tuyến tụy được tìm thấy trong dịch tụy, được tiết ra bởi các tuyến tụy và tạo thành một loại enzyme tiêu hóa. Giống như amylase nước bọt, nó tham gia vào quá trình tiêu hóa. Vai trò của enzyme này là bổ sung cho chức năng của enzym nước bọt trong miệng. Amylase tuyến tụy kích hoạt hoạt động trong tá tràng và tiếp tục quá trình tiêu hóa đường phức tạp.
Những carbohydrate này cũng được chuyển đổi thành maltose để hỗ trợ tiêu hóa. Ở giai đoạn biến đổi này, các amylase tuyến nước bọt và tuyến tụy chuyển giao cho các enzyme cụ thể thuộc họ maltase.
2. Amylase được tìm thấy trong một số thực phẩm
Bên ngoài cơ thể con người, enzyme amylase có trong một số loại thực phẩm cụ thể. Enzyme này được tìm thấy đặc biệt trong xoài, nơi amylase tạo điều kiện cho sự phân hủy carbohydrate thành maltose.
Amylase cũng được tìm thấy trong thực vật và vi sinh vật
Với thực vật, amylase được tạo ra nhiều trong quá trình chín của quả. Mono và disacarit được hình thành, làm cho trái cây trở nên ngọt hơn. Enzyme này cũng có trong mật ong và chuối. Cũng giống như ở xoài, amylase cho phép chuyển hóa carbohydrate thành maltose. Enzyme amylase cũng được được ứng dụng trong quá trình chế biến một số đồ uống như bia.
3. Khi nào nên xét nghiệm enzyme amylase?
Nếu bác sĩ nghi ngờ một bệnh về tuyến tụy (ung thư, viêm tụy cấp hoặc u nang), bác sĩ có thể chỉ định kiểm tra toàn diện và kiểm tra enzyme amylase máu hoặc nước tiểu. Xét nghiệm enzyme amylase cũng có thể được chỉ định ở những người có triệu chứng liên quan đến tuyến nước bọt. Do đó, có thể tiến hành kiểm tra để phát hiện bệnh quai bị, một số bệnh nhiễm trùng,...
Xét nghiệm phân tính enzyme amylase
Đối với việc phân tích enzyme amylase trong máu: nhân viên y tế phụ trách lấy máu tĩnh mạch. Lưu ý nên tránh uống rượu trước khi thực hiện xét nghiệm. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thay đổi liều lượng hoặc thậm chí ngừng dùng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng amylase trong máu (chẳng hạn như aspirin, thuốc tránh thai, hoặc thậm chí một số loại thuốc lợi tiểu).
Đối với việc phân tích enzyme amylase trong nước tiểu, nên thực hiện vào buổi sáng. Tùy vào liều lượng amylase mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.
4. Mức amylase bình thường là bao nhiêu?
Giá trị bình thường của enzyme amylase là từ 10 đến 45 IU/l trong máu và 10-150 IU/l trong nước tiểu. Cần lưu ý rằng sự thay đổi của amylase nước tiểu tuân theo sự thay đổi của amylase máu, với độ trễ khoảng 8 giờ. Mức enzyme amylase có thể cao hơn giá trị bình thường trong trường hợp:
-
Tổn thương tuyến tụy: viêm tụy cấp tính hoặc mãn tính, u nang tụy, ung thư tuyến tụy,...
-
Sự hiện diện của macroamylase trong máu, nghĩa là sự kết hợp bất thường của amylase với các protein khác.
-
Sự phát triển của một bệnh lý ở tuyến nước bọt thường dẫn đến sự tiết ra nhiều amylase như viêm tuyến mang tai, quai bị, u tuyến nước bọt,…
-
Suy thận, đặc biệt là ở dạng mãn tính, cũng là một nguyên nhân được biết đến của tình trạng gia tăng amylase.
Sự gia tăng amylase trong máu trong một số trường hợp là do các vấn đề về đường ruột. Tắc nghẽn đường ruột, viêm ruột thừa hoặc loét cũng là những yếu tố gây tăng amylase máu. Các bệnh về huyết học cũng có khả năng gây ra sự gia tăng enzyme như bệnh bạch cầu, ung thư hạch, u tủy,…
Tăng amylase cũng có thể liên quan đến các bệnh về tiêu hóa
Trong một số trường hợp khác, tăng amylase máu là do sự hiện diện của các khối u ung thư, đặc biệt là ở vú, phổi hoặc buồng trứng. Ngoài ra, những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật tim hoặc phẫu thuật phổi đã cũng ghi nhận sự gia tăng của enzyme amylase.
Ngược lại, mức amylase thấp có thể là dấu hiệu:
-
Mức chất béo trung tính tăng lên rất nhiều.
-
Tiền sản giật (khi mang thai).
-
Tổn thương tụy.
-
Bệnh thận.
Ngoài ra, bất kỳ chấn thương nào liên quan đến tuyến tụy sẽ ảnh hưởng đến mức độ amylase.
5. Ứng dụng của enzyme amylase
Trong nhiều thiên niên kỷ, con người đã sử dụng các vi sinh vật được tạo ra tự nhiên - vi khuẩn, nấm men và nấm mốc - và các enzym mà chúng tạo ra để chế biến các loại thực phẩm như bánh mì, pho mát, bia và rượu vang. Do đó, enzyme được sử dụng trong sản xuất, cụ thể là enzyme amylase, được sử dụng để phân hủy bột thành đường hòa tan, sau đó được men chuyển hóa thành rượu và carbon dioxide.
Ngày nay, enzyme ngày càng có nhiều ứng dụng hơn - làm bánh, làm pho mát, chế biến tinh bột và làm nước ép trái cây và các loại đồ uống khác - giúp cải thiện độ đặc, hình thức, giá trị dinh dưỡng và có thể tạo ra hương vị và mùi thơm mong muốn. Các loại enzyme thực phẩm hiện đang được sử dụng đôi khi đến từ động vật và thực vật (ví dụ, amylase tiêu hóa tinh bột thu được từ mầm lúa mạch), nhưng hầu hết đến từ các vi sinh vật có lợi.
Trên đây là những thông tin liên quan đến enzyme amylase: về định nghĩa, chức năng đối với hệ tiêu hóa, mức độ bình thường và các ứng dụng trong sản xuất. Ngoài ra, nếu bạn nghi ngờ những biểu hiện sức khỏe bất thường liên quan đến tăng hoặc giảm enzyme amylase, hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra và có phương án chữa trị hiệu quả. Hoặc bạn có thể gọi đến số tổng đài của bệnh viện - 1900 56 56 56 để được tư vấn, giải đáp và đặt lịch khám.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!