Các tin tức tại MEDlatec
Famotidine - Thuốc kháng thụ thể Histamin H2, trị viêm loét dạ dày lành tính
- 06/01/2025 | Thuốc Irbesartan 150mg: Thông tin chi tiết về cách dùng, tác dụng và những điều cần chú ý
- 07/01/2025 | Bisacodyl DHG - Thuốc trị táo bón, thải sạch ruột cần dùng theo chỉ dẫn
- 07/01/2025 | Mezapulgit - Thuốc trung hòa axit, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
- 07/01/2025 | Các loại thuốc ho thường gặp và những cẩn trọng khi sử dụng
- 07/01/2025 | Thuốc nhỏ mũi Nemydexan và 6 thông tin quan trọng cần biết
1. Famotidine là thuốc gì?
Famotidine chứa thành phần hoạt chất Famotidin, thuộc nhóm thuốc có khả năng kháng thụ thể Histamin H2. Một số dạng điều chế và hàm lượng phổ biến của Famotidine là:
- Dạng viên nén và viên nén bao phim: Hàm lượng tương ứng 10mg, 20mg hoặc 40mg.
- Dạng viên nang: Hàm lượng 20mg hoặc 40mg.
- Dạng bột pha hỗn dịch bổ sung theo đường uống: Hàm lượng tương đương 40mg/5ml.
- Dạng thuốc tiêm: Đóng gói theo lọ với hàm lượng tương đương 20mg bột đông khô và dung môi kèm theo phục vụ pha tiêm.
Các dạng bào chế của Famotidine khá đa dạng
2. Tác dụng của thuốc Famotidine
Famotidine được chứng minh là có thể làm giảm tình trạng tiết dịch vị (tác nhân khiến Histamin tại niêm mạc dạ dày gia tăng). Nhờ đó, loại thuốc này hỗ trợ khá hiệu quả trong điều trị bệnh lý về dạ dày, giảm những triệu chứng khó chịu như ợ nóng, khó tiêu,...
3. Chỉ định và chống chỉ định
3.1. Chỉ định
Một số trường hợp thường được chỉ định điều trị bằng thuốc Famotidine bao gồm:
- Người bị viêm dạ dày tá tràng.
- Người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.
- Người bị đa u tuyến nội tiết.
- Người mắc hội chứng Zollinger - Ellison.
- Người bị mắc chứng khó tiêu chức năng gây ra những triệu chứng khó chịu như ợ nóng, khó tiêu.
Người bị viêm loét dạ dày có thể dùng Famotidine
3.2. Chống chỉ định
Người bị mẫn cảm với hoạt chất Famotidine hoặc dị ứng với thuốc đối kháng Histamin khác không nên dùng thuốc Famotidine.
4. Cách dùng và liều lượng sử dụng
4.1. Cách dùng
Đối với Famotidine bào chế theo dạng viên hoặc bột hỗn dịch pha uống, người dùng sẽ bổ sung theo đường uống. Còn với Famotidine dạng tiêm, người dùng cần sử dụng theo đường tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch dưới sự hướng dẫn giám sát của nhân viên y tế. Trong một số trường hợp, loại thuốc này còn được phối hợp cùng thuốc kháng axit để điều trị giảm đau.
4.2. Liều lượng sử dụng
Liều dùng của thuốc sẽ được điều chỉnh trong các trường hợp, cụ thể:
4.2.1. Người trưởng thành
a. Dùng theo đường uống
- Với người bị loét dạ dày tá tràng: Liều dùng 40mg/ngày, chia thành 1 đến 2 lần uống, nếu uống 1 lần thì cần uống trước khi đi ngủ. Thời gian duy trì dùng thuốc kéo dài trong khoảng 4 đến 8 tuần, phụ thuộc theo mức độ tiến triển. Sau thời gian điều trị, người bệnh đôi khi sẽ được chỉ cho dùng Famotidine duy trì phòng ngừa tái phát với liều lượng tương đương 20mg/ngày trước lúc đi ngủ.
- Với người bị trào ngược dạ dày thực quản: Liều lượng 40mg/ngày, chia thành 2 lần uống trong ngày, duy trì dùng thuốc trong khoảng 6 tuần. Nếu người bị trào ngược dạ dày thực quản mức độ nặng, thời gian dùng thuốc có thể kéo dài đến 12 tuần.
- Người mắc hội chứng Zollinger - Ellison hoặc đa u tuyến nội tiết: Liều lượng dùng thuốc cần dựa vào khả năng đáp ứng của cơ thể người bệnh. Trong đó, liều dùng khởi đầu thường vào khoảng 20 mg/lần, cứ 6 tiếng lại dùng thuốc một lần. Sau đó, liều lượng điều chỉnh tăng cần dựa vào mức độ tiến triển, đặc điểm bệnh lý nhưng không quá 800mg/ngày.
Người bị viêm loét tá tràng cần dùng Famotidine trước lúc đi ngủ
b. Dùng theo đường tiêm hoặc truyền tĩnh mạch
- Người bị loét tá tràng dai dẳng, hoặc không thể dùng thuốc theo đường uống: Liều dùng vào khoảng 20mg/lần, cứ 12 tiếng lại tiêm một lần cho đến khi uống được thuốc.
- Người bị bệnh lý tăng tiết dịch vị: Liều dùng vào khoảng 20mg/lần, cách khoảng 6 tiếng tiêm một lần. Trong một số trường hợp, liều dùng có thể điều chỉnh tăng lên đôi chút, tùy theo khả năng đáp ứng của bệnh nhân.
Cụ thể hơn:
- Đối với tiêm tĩnh mạch: Cần pha loãng 20mg Famotidine cùng dung dịch Natri Clorid hoặc hòa cùng dung dịch khác sử dụng để pha tiêm tĩnh mạch. Sau đó, tiến hành tiêm chậm vào tĩnh mạch, tối thiểu trong khoảng 2 phút.
- Đối với truyền tĩnh mạch: Famotidine 20mg pha loãng cùng 100 lít dung dịch Dextrose hay dung dịch khác có thể sử dụng theo đường tĩnh mạch. Tiếp theo, tiến hành truyền tĩnh mạch trong khoảng thời gian 15 đến 30 phút.
4.2.2. Trẻ nhỏ
a. Dùng theo đường uống
- Trẻ từ 1 đến 16 tuổi bị loét dạ dày tá tràng ở thể hoạt động: Uống 0.5mg/kg/ngày trước lúc đi ngủ, liều dùng tối đa không quá 40mg/ngày, chia thành 1 đến 2 lần uống.
- Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, liều dùng áp dụng dựa theo độ tuổi, cụ thể là:
- Trẻ từ 1 đến 16 tuổi: Liều lượng khởi đầu vào khoảng 1mg/kg, tối đa không quá 40mg/ngày, chia 2 lần uống mỗi ngày.
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi: Uống 0.5mg/kg/ngày, thời gian dùng thuốc có thể kéo dài trong 4 tuần.
- Trẻ từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi: Uống 0.5mg/kg/ngày, chia thành 2 lần uống trong ngày, thời gian dùng thuốc có thể kéo dài trong 4 tuần.
b. Dùng theo đường tiêm hoặc truyền tĩnh mạch
Trẻ từ 1 tuổi đến 16 tuổi mới bắt đầu được dùng Famotidine theo đường tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Liều lượng sử dụng vào khoảng 0.25mg/kg tiêm vào tĩnh mạch trong tối thiểu 2 phút. Trường hợp truyền tĩnh mạch, thời gian truyền phải ít nhất từ 15 đến 30 phút, sau 12 tiếng lại truyền 1 lần, liều dùng tối đa trong ngày không lớn hơn 40mg.
5. Tác dụng phụ của Famotidine
Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc là:
5.1. Tác dụng phụ hay xuất hiện
Tác dụng phụ hay xuất hiện ở người dùng Famotidine là đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa biểu hiện qua triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy.
5.2. Tác dụng phụ ít xuất hiện
- Cơ thể bị sốt.
- Hay trong tình trạng mệt mỏi, suy nhược.
- Tim đập nhanh, nhịp tim rối loạn.
- Huyết áp tăng.
- Cảm thấy buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng.
- Khó chịu tại vùng bụng.
- Miệng bị khô.
- Đau xương khớp.
- Chuột rút.
- Xuất hiện tình trạng ảo giác, mất tập trung, lú lẫn, dễ bị kích động.
- Khó ngủ.
- Trầm cảm.
- Hay bị ợ hơi, đầy bụng.
- Co giật,…
Famotidine có thể khiến huyết áp tăng
5.3. Tác dụng phụ hiếm khi xuất hiện
- Lượng bạch cầu hạt, bạch cầu, tiểu cầu giảm.
- Vùng biểu bì bị hoại tử.
- Ngực to, liệt dương ở nam giới.
- Ham muốn tình dục giảm.
- Xuất hiện hội chứng Stevens-Johnson.
6. Lưu ý cần biết khi dùng Famotidine
Sau đây là phần liệt kê một vài lưu ý bạn nên ghi nhớ trước khi dùng Famotidine:
- Nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc điều trị nào, bạn phải thông báo tình hình dùng thuốc cho bác sĩ biết. Bởi Famotidine có thể phản ứng với nhiều loại dược phẩm khác.
- Nếu tác dụng phụ như nôn ói, ợ chua, khó tiêu,... diễn biến dai dẳng trên 2 tuần, bạn phải dừng dùng thuốc và thông báo tình trạng cho bác sĩ.
- Người bị viêm loét mạn tính không nên ngừng dùng thuốc một cách đột ngột khi nhận thấy triệu chứng vừa giảm.
- Famotidine thường gây tình trạng chóng mặt, vì thế nếu phải điều khiển máy móc, phương tiện giao thông, bạn không nên thực hiện những công việc này sau khi dùng thuốc.
Famotidine dễ tương tác với một số loại thuốc
Lưu ý, mọi hướng dẫn về liều lượng sử dụng và các thông tin khác được đề cập trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị thay thế cho tư vấn của của bác sĩ. Vì vậy, bạn không nên tự ý áp dụng khi chưa đi thăm khám cụ thể.
Hy vọng bài tổng hợp chia sẻ của MEDLATEC đã giúp bạn hiểu hơn về thuốc Famotidine. Nhưng để đảm bảo an toàn, bạn nên đi thăm khám bác sĩ khi nhận thấy dạ dày có biểu hiện bất thường, trong đó, chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ y tế uy tín bạn có thể tham khảo và lựa chọn. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!