Tin tức
Các loại thuốc ho thường gặp và những cẩn trọng khi sử dụng
- 09/12/2024 | Ho đờm trắng có bọt là bị làm sao?
- 10/12/2024 | Củ cải trắng trị ho có đờm: Phương pháp hiệu quả bạn không thể bỏ qua
- 16/12/2024 | Ho ra đờm vàng - Triệu chứng thường gặp nhưng không nên chủ quan
- 29/12/2024 | Ho gà ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Hướng dẫn nhận diện và xử trí an toàn
- 03/01/2025 | Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi đúng cách
1. Các loại thuốc ho phổ biến
1.1. Thuốc trị ho có đờm
Thuốc ho hỗ trợ trị ho có đờm được sử dụng phổ biến hiện nay gồm hai loại chính, cụ thể là:
- Thuốc ho tiêu đờm: Giúp làm lỏng dịch tiết ra từ niêm mạc khí quản - phế quản và niêm mạc đường hô hấp trên do làm thay đổi cấu trúc của dịch nhầy dẫn đến giảm độ nhớt, độ đặc quánh của đờm, khạc đờm. Các thuốc trong nhóm long đờm gồm có: acetylcystein, carbocystein, bromhexin, ambroxol, eprazinon… Mặc dù vậy, loại thuốc này dễ tác động đến niêm mạc dạ dày do thuốc làm lỏng lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy, nếu đang bị viêm dạ dày tá tràng, bạn không nên tự ý dùng thuốc.
- Thuốc làm giảm sự nhạy cảm của thụ thể ho ngoại biên: Tác dụng chính của những loại thuốc này là giảm tình trạng tiết dịch, từ đó giảm sự xuất hiện của các cơn ho. Trong đó, những loại thuốc giúp kiểm soát thụ thể đường hô hấp như Terpin, Guaiacol. Ngoài ra, thuốc hỗ trợ giãn cơ trơn phế quản như Tiotropium, Ipratropium cũng có tác dụng trị ho có đờm.
Thuốc trị ho tiêu đờm có khả năng phân rã lượng chất nhầy trong đường hô hấp
1.2. Thuốc trị ho khan
Thuốc trị ho khan không sử dụng cho những trường hợp bị ho có đờm. Một số loại thuốc đặc trưng trong nhóm này bao gồm:
- Thuốc giảm ho ngoại biên: Hỗ trợ kiểm soát, giảm hoạt động của các thụ thể nhạy cảm gây ho.
- Thuốc giảm ho trung ương: Codein, Pholcodin, Dextromethorphan, Noscapine, Noscapine,... có khả năng tác động lên hệ thần kinh, giảm ho. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này cần hết sức thận trọng bởi chúng có thể gây tác dụng phụ hoặc tình trạng lệ thuộc.
- Thuốc kháng Histamin: Hỗ trợ giảm nhẹ sự tác động của phản ứng dị ứng. Những bài thuốc này thường được chỉ định cho người bị ho khan kích ứng, ho do dị ứng. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc trị ho kháng Histamin thế hệ 1, người dùng dễ bị buồn ngủ. Vì vậy hiện nay đa số nhóm thuốc kháng Histamin thế hệ 2 thường được sử dụng nhiều hơn do không vượt qua hàng rào máu não nên không gây buồn ngủ và mệt mỏi khi sử dụng.
Thuốc trị ho khan gồm khá nhiều loại
1.3. Thuốc ho làm dịu cổ họng
Đây là nhóm thuốc trị ho chứa thành phần thảo dược từ thiên nhiên, mật ong, Glycerin,... có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm triệu chứng khô rát khó chịu. Trong đó, thành phần mật ong có khả năng chống viêm, giảm kích ứng. Các loại thuốc này thích hợp dùng cho người bị ho do viêm họng, ho do cổ họng bị dị ứng.
Chiết xuất mật ong là thành phần phổ biến trong nhiều loại thuốc trị ho thảo dược
2. Khi nào cần dùng thuốc trị ho?
Tùy thuộc vào tình trạng ho, mọi người cần dùng thuốc trị ho theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. Nếu như bị ho khan không đờm, bạn có thể dùng một số loại thuốc giảm ho. Trong hầu hết trường hợp, các cơn ho thường giảm dần mà không phải dùng thuốc. Thế nhưng nếu triệu chứng ho gây mất ngủ, ảnh hưởng đến cuộc sống, bạn nên cân nhắc tìm đến thuốc trị ho.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng thuốc giảm ho không được sử dụng cho người mắc một số bệnh lý như viêm phổi, viêm phế quản hay hen phế quản. Bởi người mắc những bệnh lý này cần phải ho để tống đờm ra ngoài. Do vậy nếu đang hoặc từng mắc bệnh lý về đường hô hấp, bạn tốt nhất cần tham khảo tư vấn bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc trị ho nào.
Nếu nhận thấy cơn ho ảnh hưởng đến sinh hoạt, bạn nên cân nhắc tìm đến thuốc ho
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị ho không kê đơn
Bên cạnh thuốc trị ho kê đơn, vẫn có nhiều loại thuốc trị ho không cần kê đơn. Nếu chỉ mới chớm ho, cơn ho chưa ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc chữa ho không kê đơn.
Trước khi dùng thuốc, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn kèm theo sản phẩm hoặc tuân thủ theo chỉ dẫn của dược sĩ. Trong quá trình dùng thuốc, bạn nên theo dõi biểu hiện của cơ thể. Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn cần tạm dừng dùng thuốc và đi khám ngay.
Trong phần lớn trường hợp, thuốc trị ho không kê đơn hầu như không gây hại cho người trưởng thành và trẻ nhỏ. Tuy nhiên với trẻ dưới 1 tuổi, bạn không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc trị ho nếu chưa được bác sĩ hướng dẫn.
4. Khi nào người bị ho cần đi khám?
Tuy rằng trong phần lớn trường hợp, cơn ho sẽ thuyên giảm sau một thời gian nhưng bạn cũng không nên chủ quan mà phải thận trọng theo dõi biểu hiện của cơ thể. Trường hợp nhận thấy cơn ho kéo dài trên 5 đến 7 ngày kèm theo biểu hiện sốt, cơ thể nổi phát ban, bạn không nên tiếp tục dùng thuốc trị ho tại nhà mà hãy đi khám.
Nếu cơn ho kéo dài trên 5 đến 7 ngày kèm triệu chứng sốt, bạn nên đi khám thay vì tự dùng thuốc
Đối với trẻ nhỏ, ba mẹ lại càng phải đề cao chú ý, đưa trẻ đi khám kịp thời nếu nhận thấy trẻ bị ho kèm theo những triệu chứng như:
- Cơn ho diễn biến dai dẳng: Nếu trẻ bị ho dai dẳng, diễn biến hàng tuần, bạn tốt nhất nên cho trẻ đi khám.
- Khó thở, thở gấp: Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu thở gấp, ba mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân, tìm cách can thiệp kịp thời.
- Tiếng ho khác thường: Ho gà, ho ông ổng hay ho kèm theo nôn mửa là dấu hiệu của những bệnh lý hô hấp nguy hiểm.
- Thở khò khè: Thường là dấu hiệu cảnh báo tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp.
- Một số triệu chứng khác: Trẻ lờ đờ, bỏ ăn, không còn biểu hiện tương tác với xung quanh.
Nhìn chung, ho thường là phản ứng tự nhiên của cơ thể hoặc biểu hiện của bệnh lý nào đó. Việc sử dụng thuốc trị ho cần thực hiện một cách cẩn trọng. Nếu cảm thấy cơn ho diễn biến ngày càng nghiêm trọng, dai dẳng, bạn không nên tự dùng thuốc ho tại nhà mà hãy đi khám để được xác định nguyên nhân, điều trị đúng cách.
Nếu băn khoăn chưa biết nên đi khám ở cơ sở y tế nào uy tín, bạn có thể cân nhắc tìm đến chuyên khoa Hô hấp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC với bề dày kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm, quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi. Cùng với đó là Trung tâm Xét nghiệm chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, được cấp chứng chỉ CAP bởi Hội Bệnh học Hoa Kỳ và trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh tại MEDLATEC hiện đại nhập khẩu từ Mỹ, Đức và Thụy Sĩ giúp hỗ trợ tốt nhất cho quá trình thăm khám, chẩn đoán.
Hi vọng từ những chia sẻ trong bài viết này, bạn đã biết thêm một số loại thuốc ho phổ biến và lưu ý khi dùng. Nếu cần đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ theo số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn hỗ trợ 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!