Các tin tức tại MEDlatec

Gãy xương nào nguy hiểm nhất?

Ngày 10/01/2023
Gãy xương có thể xảy ra ở độ tuổi và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tất cả những trường hợp bị gãy xương đều cần được xử trí kịp thời để đẩy nhanh quá trình hồi phục và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Vậy gãy xương nào nguy hiểm nhất và cần xử trí như thế nào khi bị gãy xương?

1. Gãy xương nào nguy hiểm nhất?

Phần lớn những trường hợp bị gãy xương đều là do bị té ngã, va chạm trong sinh hoạt, lao động hay tai nạn giao thông. Bình thường cấu tạo của xương rất chắc khỏe, tuy nhiên tuổi càng cao thì xương cũng dần lão hóa, vì thế, người cao tuổi là những đối tượng dễ bị gãy xương nhất.

Gãy xương có thể do té ngã

Ngoài ra, các nhóm đối tượng có thể bị gãy xương như người lao động nặng, trẻ chưa hoàn thiện cấu trúc xương, người mắc bệnh về xương, vận động viên thể thao, người thường xuyên hút thuốc lá, người dùng corticosteroid trong thời gian dài,…

Gãy xương có thể được phân loại như sau:

- Xương gãy kiểu cành tươi là tình trạng gãy xương không hoàn toàn và thường gặp ở đối tượng trẻ em do cấu trúc xương mềm, xương chưa phát triển hoàn thiện.

- Xương gãy thành nhiều mảnh: Những trường hợp này cần nhiều thời gian để xương liền trở lại.

Có nhiều kiểu gãy xương khác nhau

- Gãy xương kín: Là những trường hợp xương bị gãy nhưng bên ngoài da vẫn lành lành lặn, không chảy máu.

- Gãy xương hở: Người bệnh bị gãy xương, đồng thời xảy ra những vết thương ngoài da. Nếu không làm sạch những vết thương này, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng.

- Gãy mảnh nhỏ: Nguyên nhân gãy mảnh nhỏ thường là do tình co giật cơ ở nhiều vùng khớp vai hoặc khớp gối.

- Gãy xương do mắc ung thư hoặc loãng xương.

- Trường hợp xương gãy bị ép do sự va chạm giữa hai xương: Kiểu gãy này thường gặp ở các đốt xương sống.

Về thắc mắc “gãy xương nào nguy hiểm nhất”, rất khó để đưa ra câu trả lời chính xác vì xương khớp ở vị trí nào cũng có những chức năng riêng và đều rất quan trọng đối với sức khỏe. Hơn nữa, sự nguy hiểm do gãy xương gây ra còn phụ thuộc vào mức độ gãy, thời gian phát hiện sớm hay muộn, có được điều trị kịp thời hay không, sau điều trị có phục hồi chức năng tốt hay không,… Do đó các chuyên gia khuyên bạn không nên chủ quan. Nếu nghi ngờ bị gãy xương sau chấn thương, bạn nên đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.

2. Biến chứng khi gãy xương

Một số biến chứng có thể xảy ra trong quá trình gãy xương:

2.1. Biến chứng toàn thân

- Sốc: Nguyên nhân gây sốc có thể là do chấn thương, do mất nhiều máu vì gãy xương. Biến chứng này dễ gặp phải khi bị gãy một số xương lớn như xương chậu, xương đùi, các trường hợp gãy xương cùng lúc hoặc gãy xương và có kèm theo những tổn thương nghiêm trọng ở nhiều cơ quan khác.

Gãy xương có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau

- Tắc mạch máu do mỡ: Khi xương bị gãy, các hạt mỡ trong ống tủy xương có thể theo mạch máu để di chuyển khắp nơi trên cơ thể. Nếu những hạt này bị tắc tại mạch phổi gây nhồi máu phổi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

- Gây ra những vết loét ở những điểm tỳ đè: Khi điều trị gãy xương, người bệnh thường ít di chuyển và không vận động nhiều, đặc biệt là những trường hợp tiếp xúc trực tiếp với mặt giường,… sẽ gây ra những vết loét ở những điểm tỳ đè.

- Trong suốt quá trình điều trị gãy xương, do nằm lâu ngày và ít vận động, người bệnh còn có nguy cơ bị táo bón, viêm phổi, viêm đường tiết niệu,…

2.2. Biến chứng tại chỗ

Biến chứng này có thể do tác động của chấn thương đến vùng xương bị gãy hoặc phần mềm xung quanh, cũng có thể là do phương pháp điều trị không phù hợp hoặc xảy ra sai sót trong quá trình điều trị.

- Xương chậm liền.

- Xương không liền sau 6 tháng điều trị: Những trường hợp này cần có phương pháp điều trị thay thế.

- Xương liền bị lệch: Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn giảm chức năng vận động của người bệnh.

- Viêm xương tủy xương: Nếu đầu xương gãy bị chéo vát và không được cố định đúng cách có thể dẫn tới xương chọc thủng ra ngoài, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm tủy xương. Lúc này, việc điều trị sẽ rất khó khăn.

- Đứt và dập mạch máu khiến máu chảy nhiều hơn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

- Tổn thương thần kinh lân cận.

- Hội chứng chèn ép khoang.

- Teo cơ, cứng khớp, làm suy giảm chức năng vận động.

3. Hướng dẫn cách xử trí khi bị gãy xương

- Người nhà cần nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia y tế nếu người bị gãy xương có những biểu hiện như sau:

Chườm lạnh để giảm sưng, viêm

+ Không phản ứng, không thở và không thể di chuyển. Nếu không có nhịp thở, nhịp tim, cần hô hấp nhân tạo cho người bệnh.

+ Người bị gãy xương chảy máu quá nhiều.

+ Chi và khớp bị gãy có biểu hiện biến dạng.

+ Xương gãy đâm xuyên qua da.

+ Ngón chân, ngón tay chuyển màu hơi xanh ở đầu.

+ Lưu ý không nên di chuyển người bị thương, trừ những trường hợp cần thiết vì nếu di chuyển bệnh nhân sai cách có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi chờ sự trợ giúp của nhân viên y tế, bạn nên thực hiện một số việc sau:

Cầm máu bằng băng vô trùng, miếng vải sạch hoặc quần áo sạch trong lúc chờ xe cứu thương đến.

Điều trị gãy xương bằng phương pháp bó bột

Cố định vị trí bị thương nhưng không nắn chính hay đẩy xương ở vị trí chấn thương. Có thể đặt nẹp ở vùng bên trên và bên dưới của xương gãy để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Chườm đá: Mục đích của việc chườm đá là giúp người bị thương giảm đau và giảm sưng. Tuy nhiên cần tránh chườm trực tiếp lên da và tốt nhất hãy bọc đá trong những chiếc khăn hay mảnh vải hoặc dùng túi chườm đá.

Nếu vẫn còn thắc mắc về các vấn đề xương khớp hoặc muốn kiểm tra xương khớp, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Từ khoá: xương khớp

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.