Các tin tức tại MEDlatec
Giải đáp băn khoăn: bị táo bón có nên rặn khi mang thai không?
- 31/03/2022 | Thiếu máu khi mang thai và cách bổ sung hiệu quả, khoa học
- 31/03/2022 | Điều trị bệnh đau thần kinh tọa khi mang thai
- 23/03/2022 | Khó thở khi mang thai khi nào là bất thường - vấn đề mẹ bầu cần chú ý
1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng táo bón ở thai phụ là gì?
Vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên thai phụ rất dễ bị táo bón trong thai kỳ
Táo bón là hiện tượng đi ngoài khó, phân khô cứng, phải rặn mạnh và thậm chí còn phải dùng sức nhiều lần mới có thể đi đại tiện được. Đối với thai phụ, hiện tượng táo bón rất dễ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và chủ yếu không xuất phát từ yếu tố bệnh lý.
Trước khi tìm hiểu bị táo bón có nên rặn khi mang thai thì thai phụ cần biết được nguyên nhân do đâu khiến mình gặp phải hiện tượng này. Táo bón rất dễ xảy ra trong thai kỳ vì:
- Quá trình ốm nghén dễ làm thai phụ rơi vào tình trạng mất nước nên bị táo bón.
- Tử cung phát triển nhanh chóng làm chèn ép cơ quan tiêu hoá.
- Thai nhi càng lớn thì cơ thể người mẹ càng trở nên nặng nề nên thai phụ ngại vận động, điều này càng dễ tăng nguy cơ táo bón.
- Bổ sung quá nhiều canxi và sắt.
2. Nếu bị táo bón có nên rặn khi mang thai không?
2.1. Thai phụ bị táo bón có nên rặn không?
Lý giải về băn khoăn bị táo bón có nên rặn khi mang thai hay không, rất nhiều chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng hành động rặn để phân tống ra ngoài khi bị táo bón tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho thai phụ và thai nhi, điển hình là:
- Tạo ra các cơn co thắt tử cung làm gia tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.
- Thai phụ càng cố gắng rặn mạnh thì càng có nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn đồng thời tạo điều kiện cho phản ứng viêm hình thành. Hệ lụy của tình trạng ấy chính là bệnh trĩ, nhiễm trùng hậu môn hoặc ung thư đại tràng.
Vì hoang mang bị táo bón có nên rặn khi mang thai không nên nhiều thai phụ sợ, trì hoãn đi đại tiện
Cũng xuất phát từ hoang mang bị táo bón có nên cố gắng rặn khi mang thai và lo lắng việc rặn ảnh hưởng xấu cho thai nhi nên nhiều mẹ bầu nhịn đại tiện. Đây là một việc làm không nên xảy ra. Tốt nhất, ngay khi có nhu cầu đại tiện, mẹ bầu hãy giải quyết ngay chứ không nên nhịn vì càng nhịn đại tiện thì thời gian phân tích tụ trong đường ruột càng tăng từ đó phân trở nên khô cứng, kết quả là táo bón ngày càng trầm trọng.
2.2. Nên làm gì khi mang thai bị táo bón?
Mẹ bầu bị táo bón kéo dài không nên tự tìm cách xử lý vì nếu để tình trạng này tồn tại lâu ngày dễ gây ra nhiều hệ lụy như:
- Chất thải tích tụ lâu dẫn đến tình trạng hấp thụ ngược, cơ thể dễ hấp thụ độc tố, điều này không tốt cho cả bé và mẹ.
- Không đi đại tiện được nên không dám ăn hoặc giảm cảm giác ăn uống từ đó dễ khiến cho thai nhi bị thiếu dinh dưỡng.
- Không biết cách xử lý với táo bón nên rặn mạnh khiến cho thai nhi phải đối diện với nhiều nguy hiểm.
Như vậy, bị táo bón có nên rặn khi mang thai, câu trả lời là không nên cố gắng rặn mạnh nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ hoặc có chiều dài tử cung ngắn. Để an toàn cho cả mẹ và thai nhi đồng thời tìm ra biện pháp cải thiện táo bón hiệu quả, tốt nhất mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để có được lời khuyên đúng đắn; tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hay thụt hậu môn dễ gây nguy hiểm cho thai kỳ.
Duy trì chế độ ăn nhiều rau củ quả sẽ giúp thai phụ giảm thiểu nguy cơ bị táo bón
Hầu hết các trường hợp thai phụ bị táo bón đều được bác sĩ khuyên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và chế độ ăn; rất hạn chế sử dụng thuốc. Chỉ một số trường hợp đặc biệt và cần thiết, bác sĩ mới cân nhắc về việc dùng thuốc Tây để cải thiện táo bón cho mẹ bầu.
Nếu mẹ bầu đã vượt qua 3 tháng đầu của thai kỳ mới gặp phải hiện tượng táo bón thì có thể massage bụng để hỗ trợ tăng cường hoạt động nhu động ruột, giúp làm mềm phân. Động tác này rất đơn giản, chỉ cần nhẹ nhàng xoa quanh rốn theo chiều kim đồng hồ vài lần là được. Nếu đang mang thai ở 3 tháng đầu thì tuyệt đối không nên áp dụng động tác này vì nó dễ dẫn đến sảy thai.
Để không phải lo lắng bị táo bón có nên rặn khi mang thai, trong suốt thai kỳ của mình, mẹ bầu nên:
- Chú ý ăn nhiều rau củ quả: đây là nhóm thực phẩm giàu chất xơ mà mẹ bầu không nên bỏ qua bởi nó giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón rất hiệu quả. Mỗi ngày, thai phụ nên bổ sung khoảng 26 - 30g chất xơ để đạt được mục đích này.
- Giảm thiểu dung nạp các loại đồ ăn cay nóng và chiên rán: nếu ăn nhiều các loại đồ ăn này mẹ bầu không những dễ bị khó tiêu mà còn có nguy cơ táo bón rất cao.
- Ăn ít thực phẩm nhiều sắt và canxi khi bị táo bón: nhóm thực phẩm chứa hàm lượng sắt và canxi cao dễ làm nghiêm trọng hơn chứng táo bón ở mẹ bầu nên nếu đã bị táo bón, hãy cố gắng giảm thiểu dung nạp chúng vào cơ thể.
- Uống tối thiểu 2l nước mỗi ngày: việc làm này không những giúp mẹ bầu phòng và giảm thiểu chứng táo bón mà còn khiến da dẻ trở nên đẹp hơn. Đặc biệt, nếu mỗi buổi sáng thức dậy, mẹ bầu uống một cốc nước pha mật ong thì sẽ giúp nhuận tràng, phòng và trị táo bón trong thai kỳ rất tốt.
- Vận động nhẹ nhàng, đều đặn: nhiều mẹ bầu bị táo bón là do vận động ít. Vì thế, để tránh rơi vào tình trạng này, mẹ bầu nên đi lại vận động ở mức độ nhẹ nhàng, thường xuyên. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bơi, tập yoga cũng rất tốt cho sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ bị táo bón.
Qua những chia sẻ trên đây hy vọng mẹ bầu đã biết được bị táo bón có nên rặn khi mang thai và tìm ra hướng xử trí đúng đắn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến thai kỳ, mẹ bầu có thể gọi tới Tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng giải đáp chi tiết và hữu ích.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!