Các tin tức tại MEDlatec
Giải đáp: Khi nào nên niềng răng để mang lại hiệu quả
- 07/09/2021 | Trước khi niềng răng nên biết: Sự khác nhau giữa niềng răng trẻ em và người lớn
- 04/01/2021 | Chăm sóc răng miệng và dinh dưỡng như thế nào trong quá trình niềng răng?
- 19/08/2021 | Giải đáp băn khoăn: Niềng răng có làm răng bị yếu không
1. Niềng răng là gì?
Trước khi giải đáp thắc mắc khi nào nên niềng răng, thì bạn nên tìm hiểu một số thông tin liên quan phương pháp này.
Răng mọc lệch, khuôn mặt mất cân đối khiến bạn cảm thấy tự ti và ngại giao tiếp. Không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài mà răng mọc không đúng vị trí còn gây khó khăn trong quá trình vệ sinh, nhai nuốt. Do đó, bạn sẽ dễ mắc các bệnh về răng miệng như: sâu răng, viêm nướu,… và những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa do thức ăn không được nhai kỹ.
Vì vậy để khắc phục tình trạng răng mọc lung tung, chen chúc,… nhiều người đã tìm đến phương pháp niềng răng. Đây là phương pháp vừa mang lại hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn.
Để điều chỉnh răng về đúng vị trí của cung hàm, phương pháp này đòi hỏi nha sĩ phải thực sự hiểu biết về quá trình phát triển của răng, xương hàm và hệ thống sọ mặt. Đồng thời, biết cách sử dụng linh hoạt và chính xác các loại khí cụ để cân chỉnh răng hợp lý.
Để khắc phục tình trạng răng mọc lung tung, chen chúc, răng hô móm hoặc thưa, nhiều người đã tìm đến phương pháp niềng răng
Trường hợp nên niềng răng:
Dưới đây là những trường hợp bạn nên áp dụng phương pháp niềng răng:
Răng hô:
Răng hô là một dạng sai khớp cắn, hàm trên chìa ra còn hàm dưới thì thụt vào nên khi nhìn nghiêng bạn sẽ thấy khuôn miệng bị nhô ra. Tình trạng này làm mất sự cân đối của khuôn mặt nên khiến nhiều người tự ti.
Đồng thời, do nằm không đúng vị trí nên khi nhai răng sẽ bị bào mòn nhiều hơn bình thường.
Răng thưa:
Răng mọc cách xa nhau, có khe hở rộng giữa các răng là biểu hiện thường gặp của người bị thưa răng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do kích thước xương hàm quá rộng, răng mọc ngầm hoặc do thiếu răng bẩm sinh.
Do giữa các răng mọc không khít lại với nhau nên trong quá trình ăn, thức ăn dễ bị giắt vào các kẽ. Không chỉ vậy, các khe hở giữa răng còn làm nụ cười của bạn trở nên kém duyên. Đặc biệt bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình phát âm, nhất là lúc nói ngoại ngữ.
Việc khắc phục răng thưa không quá phức tạp, phần lớn bác sĩ không cần phải nhổ răng khi niềng. Do đó bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để hồi phục, chỉ trong vòng 6 - 12 tháng thì răng sẽ trở về vị trí.
Răng mọc cách xa nhau, có khe hở rộng giữa các răng là biểu hiện thường gặp của người bị thưa răng
Răng mọc lệch, chen chúc nhau:
Răng mọc lệch là tình trạng thường gặp với nhiều răng mọc chìa ra ngoài, một số thụt vào trong và có cái thì xoay nghiêng,… Nên khi nhìn vào bạn sẽ thấy hàm răng rất lộn xộn, mất thẩm mỹ.
Do răng mọc chồng lên nhau nên việc vệ sinh các mảnh thức ăn giắt trong kẽ răng thường gặp nhiều khó khăn.
Răng cắn hở:
Răng cắn hở, tức là hai hàm không cắn được vào nhau. Tình trạng này do nhiều thói quen xấu hình thành từ lúc nhỏ như: ngậm mút ngón tay, đẩy lưỡi, thở miệng,… gây ra. Khi bị răng cắn hở, kỹ năng phát âm và giao tiếp của bạn sẽ trở nên kém đi. Thậm chí, một số người còn bị nói ngọng, khó nhai. Do đó, việc điều trị sẽ tốn nhiều thời gian và công sức.
2. Khi nào nên niềng răng?
Khi nào nên niềng răng, chắc hẳn có nhiều người vẫn chưa biết được thời điểm lý tưởng để thực hiện phương pháp này.
Niềng răng ở độ tuổi thích hợp sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng. Bởi vì, nếu để càng lâu thì xương hàm sẽ trở nên cứng cáp nên tốn nhiều thời gian để đưa nó về đúng vị trí.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên thực hiện niềng răng khi phát hiện các dấu hiệu mọc bất thường ngay sau khi răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn. Tức là vào khoảng 6 - 12 tuổi là độ tuổi thuận lợi nhất để niềng răng.
Việc can thiệp chỉnh nha lúc này, không chỉ định hướng cho răng phát triển đúng vị trí mà còn tác động đến xương hàm. Do xương đang trong quá trình hoàn thiện nên vẫn còn mềm và dễ uốn nắn nên thời gian niềng răng sẽ trở nên nhanh và bạn sẽ không cảm thấy quá đau đớn. Vì vậy khi lớn lên, bạn sẽ sở hữu một hàm răng đều đẹp và khuôn mặt cân đối.
Ngoài giai đoạn 6 - 12 tuổi, thì bạn vẫn có thể thực hiện phương pháp niềng răng ở độ tuổi lớn hơn nếu răng và xương còn chắc khỏe. Tuy nhiên, cấu trúc xương lúc này đã cứng cáp và ổn định nên việc di chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, thời gian niềng răng có thể kéo dài hơn so với lúc trẻ, đồng thời kết quả cũng có thể giảm sút.
Khi nào nên niềng răng, theo lời khuyên của các chuyên gia bạn nên thực hiện niềng răng vào giai đoạn 6 - 12 tuổi để mang lại hiệu quả tốt
3. Chăm sóc sau niềng răng
Khi thực hiện niềng răng, nha sĩ sẽ gắn các dây cung, mắc cài,… vào răng để cân chỉnh. Do đó, bạn sẽ gắn bó với những khí cụ này trong suốt quá trình điều trị. Để niềng răng mang hiệu quả tốt, bạn nên tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ về việc vệ sinh răng miệng. Tránh trường hợp làm tổn thương mô, nướu răng, hay làm hư hỏng khí cụ.
Để thuận lợi cho quá trình vệ sinh răng miệng, bạn nên trang bị bàn chải chuyên dụng, có thể xoay tròn và sợi lông mềm mịn. Bàn chải này có thể luồn vào các mắc cài giúp lấy sạch các mảng thức ăn giắt ở kẽ răng.
Để niềng răng mang hiệu quả tốt, bạn nên tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ về việc vệ sinh răng miệng
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã tìm cho mình được câu trả lời về khi nào nên niềng răng. Niềng răng sớm sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình trạng răng và xương hàm phát triển không đúng hướng. Do đó, khi phát hiện dấu hiệu răng mọc lệch, bạn nên tìm đến trung tâm nha khoa uy tín, điển hình như: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Khi đến đây, bạn sẽ được tư vấn về phương pháp niềng răng hiệu quả. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ giúp bạn sở hữu một hàm răng chắc khỏe, đều và đẹp. Mọi thắc mắc về vấn đề răng miệng, quý khách vui lòng gọi đến Hotline: 1900 56 56 56 để sớm được giải đáp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!