Các tin tức tại MEDlatec
Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến siêu âm 4 chiều
- 14/06/2019 | Siêu âm 4 chiều vào thời điểm nào thích hợp nhất?
- 14/02/2020 | Siêu âm 4 chiều và những điều cần biết
- 17/03/2020 | Siêu âm 4 chiều ở phụ nữ mang thai
1. Siêu âm 4 chiều có phải là siêu âm 4D hay không?
Phương pháp siêu âm 4 chiều và siêu âm 4D thực chất chính là một. Đây là phương pháp sử dụng các sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh chuyển động bên trong cơ thể. Cụ thể trong trường hợp khám thai thì siêu âm 4D sẽ tái tạo tất cả các chuyển động của thai nhi trong tử cung.
Siêu âm 4D sẽ tái tạo tất cả các chuyển động của thai nhi trong tử cung
Nếu như siêu âm 3D chỉ cho chúng ta quan sát hình ảnh 3 chiều thì với siêu âm 4D chúng ta có thể ghi nhận tổng cộng là 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian. Nhìn chung siêu âm 4D sẽ xuất ra các dữ liệu tương tự như hình ảnh chuyển động trong video trực tiếp trên internet. Rõ ràng kỹ thuật này đã giúp đánh dấu một bước tiến quan trọng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện nay.
Hình ảnh thu về từ phương pháp siêu âm 4D được nhận xét là cực kỳ chân thực, rõ nét và sống động. Các mẹ bầu thông qua phương pháp siêu âm 4D mà có thể nhìn rõ được hình hài, gương mặt hay thậm chí là các cử động nhỏ của con yêu như cười, đạp chân, ngáp,...
2. Nguyên lý của siêu âm 4 chiều là gì?
Siêu âm 4D lợi dụng các sóng âm thanh cao tần để thể hiện hình ảnh trực tiếp của thai nhi bên trong tử cung của người mẹ. Về cơ bản các mẹ bầu có thể hiểu như sau:
-
Đầu dò siêu âm là một thiết bị có khả năng phát ra sóng cao tần. Các sóng này các mẹ sẽ không nghe thấy được vì chúng vượt quá khả năng lọc âm của tai chúng ta. Các sóng âm được truyền ra từ đầu dò sẽ đi qua da bụng để tiếp cập với tử cung.
-
Khi gặp thai nhi trong tử cung thì các sóng này sẽ dội lại về đầu dò nói trên ở dạng âm vang.
-
Các âm vang này liên tục được dội lại rất nhiều lần trên một phút để thu thập nhiều thông tin liên quan đến em bé nhất có thể và chuyển cho máy tính đọc.
-
Các máy tính kết nối với đầu dò sẽ chuyển các tín hiệu này thành dạng hình ảnh. Hình ảnh có thể là hình ảnh tĩnh của em bé khi đang ngủ hoặc nhiều hình ảnh nối tiếp nhau mô phỏng hoạt động quẫy, đạp của bé trong bụng mẹ.
Siêu âm 4D sẽ lợi dụng các sóng âm cao tần để thể hiện hình ảnh của em bé
3. Quy trình thực hiện siêu âm 4 chiều hiện nay? Siêu âm có đau không?
Nếu mẹ bầu đã thực hiện siêu âm 2D hoặc 3D tại bệnh viện thì mẹ bầu sẽ rất quen thuộc với quy trình siêu âm 4D. Thường thì sau khi mẹ bầu đến bệnh viện và được bác sĩ chuyên khoa thăm khám lâm sàng thì mẹ sẽ được hướng dẫn nằm ngửa trên giường bệnh. Y tá sẽ giúp mẹ kê gối lên đầu cũng như kéo áo để lộ phần bụng.
Bác sĩ sẽ bôi một lớp Gel mỏng chuyên dùng trong siêu âm lên bề mặt da bụng của mẹ bầu. Hầu hết loại Gel này an toàn với tất cả mọi cơ địa, không gây kích ứng hay ngứa ngáy. Nếu mẹ bầu khó chịu với lớp Gel dính này thì có thể sử dụng giấy ướt lau sạch sau khi siêu âm xong hoặc quay về nhà tắm rửa nhé!
Bác sĩ sẽ đặt đầu dò lên các vị trí đã bôi Gel, chuyển động chậm và nhẹ nhàng theo các đường tròn. Lúc này hình ảnh của bé yêu ở trong bụng mẹ sẽ xuất hiện trên màn hình. Kết thúc quá trình này bác sĩ thường sẽ tiến hành chụp ảnh siêu âm và kẹp vào hồ sơ thai kỳ cho mẹ.
Trong lúc siêu âm có thể bác sĩ sẽ kết hợp đặt một số câu hỏi liên quan đến sức khỏe của mẹ, các hoạt động hàng ngày của con. Mẹ hãy cứ thoải mái trả lời nhé, đặc biệt nếu mẹ đang khó chịu chỗ nào hoặc nhận thấy có dấu hiệu bất thường trong thai kỳ thì hãy báo lại ngay với bác sĩ vào thời điểm này.
Mẹ bầu thường sẽ chỉ mất khoảng 30 phút cho một lần siêu âm 4D tại bệnh viện. Trong suốt thời gian siêu âm 4D mẹ bầu hoàn toàn sẽ không cảm thấy khó chịu hay đau đớn.
Mẹ bầu hãy yên tâm rằng siêu âm 4D hoàn toàn không đau
4. Khi nào nên siêu âm 4 chiều?
Đối với kỹ thuật siêu âm 4D thì bạn có thể thực hiện vào sau tam cá nguyệt đầu tiên. Trong ba tháng đầu thai kỳ siêu âm 4D không gây hại nhưng do em bé còn chưa phát triển nên siêu âm 4D cũng không cho mẹ nhiều hình ảnh của con đâu.
Thời gian tốt nhất để thực hiện siêu âm 4D là khoảng từ tuần 12 - 32 của thai kỳ. Đây là lúc con đã hoàn thiện cơ bản hình thái học cơ thể cũng như khuôn mặt. Vào khoảng thời gian này con cũng chưa di chuyển sâu xuống khung xương chậu của mẹ nên nhìn mặt con vẫn còn tương đối dễ. Nếu con bị nhau thai che mặt thì mẹ có thể quay lại siêu âm 4D vào khoảng tuần 28 thì việc ngắm mặt con sẽ thuận lợi hơn.
5. Một số lưu ý cho mẹ bầu khi siêu âm 4 chiều
-
Mẹ bầu nên chọn các bộ đồ bầu rộng rãi, co giãn tốt để đến bệnh viện thực hiện siêu âm hoặc thăm khám. Các loại đồ bó sát sẽ khiến mẹ di chuyển khó khăn và làm mất thời gian cho công đoạn chuẩn bị siêu âm đấy.
-
Siêu âm 4D hiện nay được đánh giá là an toàn cho cả mẹ và con nhưng mẹ không nên vì lý do này mà lạm dụng siêu âm. Siêu âm quá thường xuyên sẽ khiến mẹ phải di chuyển nhiều trong thai kỳ gây phiền nhiễu đến sự nghỉ ngơi và phát triển của con. Một số bé thường khó chịu hoặc cáu kỉnh vì tiếp xúc với sóng siêu âm dẫn đến tình trạng quấy khiến mẹ mệt mỏi.
-
Thường thì siêu âm 4D sẽ ít được chỉ định thực hiện trước tuần thứ 10 của thai kỳ. Tuy nhiên nếu bạn bắt buộc phải thực hiện siêu âm trong khoảng thời gian này thì hãy uống nhiều nước trước siêu âm 1 tiếng rưỡi đề làm đầy bàng quang. Việc này sẽ giúp em bé được đẩy lên cao hơn một chút. Nhờ đó mà bác sĩ có thể dễ dàng đạt được góc nhìn thuận lợi nhé!
Như vậy, MEDLATEC đã vừa tư vấn cho các mẹ bầu những vấn đề cơ bản nhất về siêu âm 4 chiều. Nếu mẹ bầu có mong muốn được thực hiện siêu âm và khám thai xin hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số 1900 56 56 56. Chúng tôi luôn cam kết mẹ bầu sẽ được các bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao cùng các thiết bị y khoa hiện đại chăm sóc xuyên suốt thai kỳ. Hãy để MEDLATEC chăm sóc con yêu cùng mẹ!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!