Các tin tức tại MEDlatec
Giải đáp những vấn đề liên quan đến hội chứng bàn chân bẹt
- 18/08/2021 | Trẻ có bàn chân bẹt: nguyên nhân do đâu và cách khắc phục
- 19/08/2021 | Bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ: cách nhận biết và điều trị hiệu quả
- 02/12/2021 | Hiểu như thế nào về viêm cân gan bàn chân?
- 16/11/2021 | Những điều cần biết về chụp X-quang bàn chân
1. Giải đáp thắc mắc bàn chân bẹt là gì?
Bàn chân bẹt là biểu hiện của người có bàn chân thẳng bằng phẳng mà không lõm chút nào hay còn gọi là không có vòm. Vòm bàn chân giúp cơ thể chịu lực và di chuyển cân bằng, đi đứng nhẹ nhàng, đồng thời còn giúp cho cơ thể giảm giảm phản lực từ mặt đất dội đến chân khi di chuyển đi lại. Vậy bàn chân bẹt có ảnh hưởng gì không?
Hội chứng bàn chân bẹt thường gặp
Dị tật bàn chân bàn chân bẹt làm tổn hại đến hệ thần kinh cột sống, đồng thời cũng tác động đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy các cha mẹ cần quan sát kỹ tình hình của con trẻ nhất là khi trẻ ở giai đoạn từ 6 - 8 tuổi. Thông thường, trẻ ở giai đoạn từ 0 - 6 tuổi thường rất khó có thể phát hiện dị tật này. Bởi vì, với 1 số trẻ bụ bẫm thì lòng bàn chân thường phẳng và không có chút lồi lõm nào.
Với những trẻ em khi đến độ tuổi từ 2 - 3 tuổi vòm bàn chân được hình thành cùng với đó là hệ thống dây chằng. Do vậy mà trẻ gặp phải hội chứng bàn chân bẹt sẽ tự hết ở giai đoạn trẻ 6 tuổi nếu trẻ tự vận động tốt hơn. Chỉ cần các bậc cha mẹ rèn luyện cho con trẻ, giúp trẻ di chuyển nhẹ nhàng, tập luyện mềm mại điều độ.
Bàn chân bẹt gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chính của hội chứng bàn chân bẹt là do thói quen của chúng ta từ khi còn nhỏ. Chúng ta thường có thói quen đi chân đất hoặc đi dép xăng đan có đế bằng phẳng. Tuy nhiên, với 1 số trẻ em có gen đặc biệt nên hệ xương khớp mềm và cũng có thể phát triển thành người có bàn chân bẹt.
Người bị có bàn chân bẹt cũng không loại trừ yếu tố gen di truyền. Bởi vì, khi cha mẹ có bàn chân bẹt thì trẻ em khi sinh ra cũng sẽ có những dấu hiệu bàn chân bẹt.
Hội chứng này không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà còn ở những người trưởng thành. Ngoài yếu tố tự nhiên như là thói quen sinh hoạt, yếu tố di truyền ra thì người gặp chứng hội bàn chân bẹt này còn có nguyên nhân khác là do bệnh lý.
Các bệnh lý dẫn đến việc hội chứng bàn chân bẹt đó là: đái tháo đường, béo phì, những bệnh về thần kinh, người cao tuổi, phụ nữ mang thai. Đây đều là những nguyên nhân khác dẫn đến việc làm tăng nguy cơ bàn chân bẹt ở người trưởng thành.
3. Cách nhận biết
Theo số liệu từ các chuyên gia nghiên cứu về hội chứng bàn chân bẹt thì có khoảng 30% người bị dị tật bàn chân bẹt đều có hoặc không kèm theo biểu hiện rách gân cơ chằng sau.
Khi mới xuất hiện triệu chứng cơ thể sẽ không cảm thấy đau và hầu như không có biểu hiện gì. Thế nhưng, đến một giai đoạn nhất định, khung xương không đủ lực để chịu đựng sức nặng của cơ thể sẽ mất đi sự cân bằng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở mắt cá chân, đau đầu gối kèm theo biểu hiện là đau thắt lưng, đau háng.
Vẽ tranh bằng chân kiểm tra phát triển hõm cong chân bé
Đối với trẻ em thì khi lên 6 tuổi cơ thể sẽ sẽ phát triển hoàn thiện. Lúc này, để phát hiện và nhận biết xem trẻ có bị bàn chân bẹt hay không cha mẹ hãy quan sát con tỉ mỉ qua những hành động như sau:
-
Khi con tập đi, tập chạy cha mẹ quan sát phần cạnh trong bàn chân xem có bị áp sát đất hay không. Đồng thời, cha mẹ quan sát xem việc đi lại di chuyển của con có bình thường hay không.
-
Cha mẹ có thể nhận biết xem con có bị dị tật này không bằng cách làm ướt bàn chân của con bằng màu nước. Sau đó dẫm bàn chân đã ướt của trẻ lên 1 tờ giấy trắng. Thông qua dấu bàn chân của trẻ in trên giấy cha mẹ có thể quan sát kỹ hơn tình trạng phát triển hõm cong trên chân trẻ.
4. Liệu rằng bàn chân bẹt có chữa được không?
Nếu như các bậc cha mẹ đang có con có biểu hiện và dấu hiệu bàn chân bẹt thắc mắc rằng có chữa được không? Thì câu trả lời sẽ là có, nếu như phát hiện sớm và thực hiện những phác đồ điều trị vật lý và can thiệp y học kịp thời.
Đối với trẻ em, cha mẹ cần quan sát con trẻ nhất là ở giai đoạn con từ 5 lên 6 tuổi. Đây là giai có thể nhận biết dấu hiệu bàn chân bẹt ở trẻ một cách chuẩn xác nhất. Qua những kiến thức cơ bản về y học bố mẹ tìm hiểu được, nếu thấy con có biểu hiện hãy đưa trẻ đến các bệnh viện cơ sở y tế để khám và chữa trị.
Điều trị hội chứng bàn chân bẹt bằng lót giày chuyên dụng
Khi khám chữa ở bệnh viện, các bác sĩ sẽ có phác đồ và phương pháp can thiệp không phẫu thuật bằng cách sử dụng giày chỉnh hình y khoa. Phương pháp này sẽ là cách thức đơn giản giúp cải thiện hiệu quả dị tật bàn chân bẹt ở trẻ.
Khi thực hiện biện pháp chữa trị này trẻ sẽ được sử dụng miếng lót giày y khoa được thiết riêng với từng cỡ chân. Miếng lót giày này sẽ giúp tạo vòm và nâng đỡ bàn chân của trẻ, đồng thời hỗ trợ hệ xương khớp trở về đúng trục. Như vậy, phát hiện dị tật bàn chân bẹt từ sớm, điều trị kịp thời sẽ giúp cho trẻ phát triển tốt và có 1 cơ thể khỏe mạnh.
5. Khi nào nên điều trị bàn chân bẹt - điều trị ở đâu tốt nhất?
Khi có dấu hiệu bàn chân bẹt nên khám và điều trị ngay, như vậy mới đảm bảo được sức khỏe bình thường, khỏe mạnh. Đối với trẻ em cần khi có dấu hiệu cần có sự theo dõi sát sao của bố mẹ. Các bậc cha mẹ nếu như phát hiện con có những dấu hiệu và biểu hiện chứng bàn chân bẹt hãy cho trẻ khám và điều trị ngay.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh uy tín - chất lượng
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện là một trong những đơn vị y tế có cơ sở khám chữa bệnh hiện đại. Bệnh viện sở hữu đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm và hệ thống cơ sở vật chất khang trang, máy móc thiết bị hiện đại sẽ việc khám và điều trị bàn chân bẹt được chuẩn và chính xác hơn.
Các bậc cha mẹ có thể đặt lịch khám chữa hội chứng bàn chân bẹt tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua hotline của Tổng đài là 1900 56 56 56. Mọi thông tin chi tiết sẽ được tư vấn qua tổng đài hoặc Quý khách hàng có thể để lại thông tin, nhân chăm sóc khách hàng sẽ liên hệ lại và tư vấn chi tiết hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!