Các tin tức tại MEDlatec
Giải đáp thắc mắc: Khám nội tiết là khám những gì?
- 11/01/2022 | Xét nghiệm nội tiết tố nữ ở đâu, bao gồm những gì?
- 17/02/2022 | Các loại rối loạn nội tiết thường gặp nhất hiện nay
- 30/05/2022 | Các xét nghiệm rối loạn nội tiết bao gồm những xét nghiệm nào?
1. Khám nội tiết là khám những gì?
Đây có lẽ là thắc mắc của số đông chị em phụ nữ khi có ý định khám nội tiết. Vậy khám nội tiết là khám những gì?
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng được thực hiện hầu hết trong quy trình khám chữa bệnh tại các phòng khám và bệnh viện. Đây là bước khám đầu tiên, bao gồm đo chiều cao, cân nặng và kiểm tra huyết áp.
Đối với khám nội tiết, sau bước trên thì bác sĩ sẽ khai thác tiền sử mắc bệnh và một số thông tin khác của bệnh nhân. Chẳng hạn như số lần mang thai, chu kỳ kinh nguyệt, vùng âm đạo thường ngày như thế nào,… Thông qua kết quả của khám lâm sàng, bác sĩ có chẩn đoán bước đầu về tình trạng rối loạn nội tiết của bệnh nhân.
Khám cận lâm sàng - chỉ định các xét nghiệm cần thiết
Ngoài khám lâm sàng thì khám nội tiết là khám những gì nữa? Đó chính là khám cận lâm sàng, hay nói cách khác là bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Kết quả khám lâm sàng cùng kết quả xét nghiệm sẽ giúp việc chẩn đoán được chính xác hơn. Đồng thời, có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
2. Những xét nghiệm có thể làm khi khám nội tiết
Biết được khám nội tiết là khám những gì, vậy còn những xét nghiệm trong quá trình khám nội tiết thì sao? Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các phương pháp xét nghiệm sau.
Xét nghiệm LH
Hormone LH giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể nữ giới. Cụ thể, hormone này tăng cường bài tiết estrogen, kích thích sự phát triển của nang trứng, điều khiển quá trình rụng trứng.
Như vậy, chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt do quá trình rụng trứng bất thường thì có thể làm xét nghiệm LH.
Xét nghiệm FSH
Vai trò của hormone LH khá giống với hormone LH, đó là tăng cường bài tiết estrogen và kích thích sự phát triển của nang trứng. Khi xét nghiệm FSH, nếu nồng động hormone này cao hơn trung bình thì không loại trừ chị em đã bị hội chứng buồng trứng đa nang hoặc suy buồng trứng.
Xét nghiệm FSH giúp phát hiện hội chứng buồng trứng đa nang
Xét nghiệm AMH
Chị em phụ nữ gặp khó khăn trong việc mang thai có thể được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm AMH. Hay nói cách khác, xét nghiệm này giúp bác sĩ có thể đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng thông qua nồng độ AMH trong cơ thể.
Cụ thể, AMH đánh giá khả năng dự trữ nang noãn của buồng trứng. Nồng độ AMH quá thấp khiến khả năng thụ thai thấp, hoặc cơ hội thành công khi làm thụ tinh ống nghiệm thấp. AMH quá cao hay gặp trong buồng trứng đa nang, khi thụ tinh ống nghiệm dễ gặp hội chứng quá kích buồng trứng.
Xét nghiệm Prolactin
Để trả lời câu hỏi khám nội tiết là khám những gì thì xét nghiệm Prolactin là một trong những câu trả lời. Hormone Prolactin có vai trò duy trì khả năng sinh sản ở nữ giới thông qua việc kích thích sự phát triển của trứng và kích hoạt trứng rụng. Nồng độ Prolactin cao có thể là nguyên nhân khiến nữ giới bị vô sinh, hiếm muộn.
Xét nghiệm Testosterone
Chúng ta thường nhắc đến vai trò của Testosterone đối với sức khỏe nam giới. Tuy nhiên, hormone này cũng tồn tại trong cơ thể nữ giới. Và dù với một lượng nhỏ nhưng khi làm xét nghiệm Testosterone cũng sẽ giúp phát hiện được tình trạng rối loạn nội tiết. Cụ thể, nồng độ hormone Testosterone có thể cho thấy nữ giới đang bị buồng trứng đa năng. Hay nghiêm trọng hơn là mắc một số dạng u hiếm gặp khác.
Xét nghiệm Testosterone nhằm phát hiện buồng trứng đa nang hoặc các dạng u hiếm gặp ở nữ giới
Xét nghiệm Progesterone
Nồng độ hormone Progesterone thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Ngoài ra, quá trình mang thai hay phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh cũng sẽ có nồng độ hormone Progesterone thay đổi liên tục.
Phương pháp xét nghiệm Progesterone nhằm mục đích đánh giá buồng trứng có phóng noãn hay không. Qua đó, xác định khả năng sinh sản của người được chỉ định làm xét nghiệm.
Xét nghiệm E2 (Estradiol)
Estradiol là loại hormone nữ được sản xuất trong buồng trứng. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, rối loạn cảm xúc có thể do nồng độ hormone này quá cao.
3. Đối tượng nào nên đi khám nội tiết?
Phụ nữ nên thực hiện khám nội tiết và khám sức khỏe sinh sản định kỳ 6 tháng/lần. Tuy nhiên, nếu chị em đang gặp những vấn đề dưới đây thì nhất định phải đi khám ngay.
-
Chu kỳ kinh nguyệt không đều, có chu kỳ kéo dài trên 35 ngày.
-
Không thực hiện bất kỳ biện pháp tránh thai nào nhưng sau 2 năm vẫn chưa có thai.
-
Các trường hợp cần làm thụ tinh nhân tạo hoặc cần cho trứng, xin trứng.
-
Trên 35 tuổi và xuất hiện những triệu chứng tiền mãn kinh.
-
Từng điều trị vô sinh, cần làm lại những xét nghiệm để xác định khả năng sinh sản của buồng trứng.
Tóm lại, rối loạn nội tiết là một trong những nguyên nhân khiến chị em phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, khó chịu. Thậm chí, còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Do đó, cần chủ động đi khám nội tiết nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường.
Chị em phụ nữ có thể đến khám nội tiết tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp chị em trả lời được câu hỏi khám nội tiết là khám những gì. Nếu đang tìm kiếm địa chỉ khám nội tiết uy tín và chất lượng thì Bệnh viện MEDLATEC - Khoa Nội tiết là một gợi ý.
Chất lượng phòng xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Từ đó, có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.
Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu khám chữa bệnh, quý khách hàng đừng quên gọi cho chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56, bộ phận tư vấn sẽ giải đáp, hướng dẫn tận tình, chu đáo và hỗ trợ đặt lịch khám tiện lợi.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!