Các tin tức tại MEDlatec

Giải đáp thắc mắc: Nên tiêm vaccin phế cầu khuẩn ở đâu

Ngày 19/10/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Phế cầu là một loại vi khuẩn có thể gây ra nhiều bệnh cho trẻ nhỏ. Ước tính hằng năm trên thế giới ghi nhận hàng trăm nghìn trẻ em tử vong do những bệnh liên quan đến phế cầu khuẩn. Hiện nay, đã có vaccin phế cầu nhưng mũi tiêm này nằm ngoài chương trình mở rộng nên rất nhiều bố mẹ còn hoang mang và chưa cho con tiêm phòng. Vậy có nên tiêm vaccin này không và tiêm ở đâu tốt nhất, câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Phế cầu khuẩn gây hại cho sức khỏe như thế nào?

Phế cầu khuẩn hay có thể gọi ngắn gọn là phế cầu. Tên khoa học của nó là Streptococcus pneumoniae. Đây là loại khuẩn bệnh có thể gây ra một số bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi - những đối tượng có hệ miễn dịch chưa được phát triển toàn diện, khả năng chống lại sự tấn công của khuẩn bệnh còn kém.

Viêm phổi là một trong những bệnh do phế cầu khuẩn gây ra

Một số loại bệnh mà vi khuẩn phế cầu có thể gây ra như là viêm mũi - họng, viêm Amidan, viêm VA, viêm tai giữa, viêm phổi, hay viêm màng não,… Nguy hiểm hơn khi những loại khuẩn bệnh này lại có thể dễ dàng lây qua đường hô hấp và nhanh chóng phát tán trong cộng đồng nếu không có biện pháp phòng chống, cách ly trẻ bị bệnh kịp thời.

Những trường hợp trẻ bị viêm não do phế cầu khuẩn gây ra rất nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Những trẻ may mắn hơn tuy đã qua cơn nguy hiểm nhưng lại có nguy cơ cao phải đối mặt với những di chứng như điếc, mù, động kinh, liệt, chậm phát triển trí tuệ, trí nhớ kém và mắc chứng đau đầu kéo dài,…

Bệnh viêm phổi ở trẻ có thể xuất hiện những triệu chứng như trẻ ho nhiều đờm, trong đờm có thể có lẫn máu, sốt cao, có hiện tượng đau ngực, nguy hiểm hơn là tình trạng tràn dịch màng phổi,… Khi có cơ hội phế cầu khuẩn sẽ lây lan qua đường hô hấp, tai giữa,… xâm nhập và máu và gây nhiễm trùng máu, vô cùng nguy hiểm.

Một số trường hợp khác, phế cầu khuẩn cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa. Khi những khuẩn bệnh từ họng lây sang tai qua vòi nhĩ sẽ gây viêm và ứ đọng mủ nhầy. Tình trạng bệnh viêm tai giữa có thể ảnh hưởng đến thính lực sau này của trẻ. Nếu trẻ bị bệnh tiếp xúc với những trẻ khác thì nguy cơ lây lan là rất cao. Vì thế nếu thấy con có hiện tượng bị bệnh, bố mẹ nên cách ly, không để con đến những nơi đông người như nhà trẻ, trường học và những khu vui chơi.

2. Vaccin phế cầu và lịch tiêm vaccin phế cầu

Hiện nay đã có Vaccin phế cầu. Đây là cách tốt nhất để bố mẹ có thể bảo vệ con em mình trước những mối nguy hiểm mà loại khuẩn bệnh này có thể mang đến. Loại vaccin này gồm 10 loại kháng nguyên thường gặp của khuẩn Streptococcus pneumoniae. . Vaccin là phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Tuy rằng, loại vaccin này không thể chống lại tất cả các chủng Streptococcus pneumoniae và cũng không phải tất cả các loại bệnh lý gây ra bởi khuẩn bệnh này đều có thể ngăn ngừa bằng vaccin. Nhưng tiêm phòng cũng giúp cho cơ thể trẻ kích thích hệ miễn dịch tạo phòng ngừa với 10 chủng phế cầu gây bệnh phổ biến nhất ở trẻ em là cách tốt nhất để bạn có thể bảo vệ con yêu chống lại những chủng phổ biến nhất gây ra viêm phế cầu ở trẻ.

Theo các chuyên gia y tế, việc phòng bệnh cho trẻ từ sớm, khi hệ miễn dịch của trẻ chưa đủ mạnh để chống lại những tác nhân gây bệnh là một việc làm vô cùng cần thiết. Nó sẽ giúp giảm thiểu những tác hại do phế cầu khuẩn gây ra. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đề cao công tác tiêm phòng phế cầu để giảm các ca bệnh Viêm phổi, viêm màng não,… ở trẻ nhỏ.

Sau tiêm bé có thể sốt nhẹ hoặc biếng ăn

Để việc tiêm phòng đạt hiệu quả cao nhất thì bố mẹ cần phải đưa con đến tiêm đầy đủ theo lịch tiêm:

- Trẻ từ 6 tuần - 7 tháng tuổi:

  • Mũi tiêm đầu nên tiêm khi trẻ vừa đủ 6 tuần tuổi.

  • Mũi 2 tiêm sau mũi đầu tối thiểu 1 tháng.

  • Mũi 3 tiêm sau mũi 2 tối thiểu 1 tháng.

  • Mũi tiêm thứ 4 sẽ cách mũi tiêm thứ 3 trong khoảng 6 đến 12 tháng.

- Trẻ từ 7 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi(trước đó chưa tiêm phòng):

  • Mũi 1 tiêm khi trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên.

  • Mũi 2 tiêm sau mũi đầu tối thiểu 1 tháng.

  • Mũi 3 tiêm khi trẻ được trên 1 tuổi, cách mũi 2 ít nhất 2 tháng.

- Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 5 tuổi (trước đó chưa tiêm vaccine phế cầu khuẩn):

  • Mũi 1 tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.

  • Mũi 2 tiêm sau mũi đầu tối thiểu 2 tháng.

Sau tiêm, bé có thể gặp phải một số biểu hiện như sốt, đau ở chỗ tiêm và chán ăn,… Những biểu hiện này sẽ tự hết sau khoảng 2 ngày. Các bậc phụ huynh nên chú ý quan tâm và theo dõi con. Nếu có những biểu hiện nghiêm trọng hơn như co giật, sốt cao liên tục, quấy khóc thì nên đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ theo dõi và chẩn đoán tình trạng.

3. Nên tiêm vaccin phế cầu ở đâu?

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế dẫn đầu về dịch vụ tiêm phòng, trong đó có vaccine phế cầu khuẩn.

Mẹ nên chú ý về lịch tiêm của trẻ

Bệnh viện nhận được sự tin tưởng của nhiều bậc phụ huynh bởi:

MEDLATEC đã có 24 năm kinh nghiệm khám, điều trị bệnh cũng như tiêm phòng vaccin.

Quy trình nhập khẩu, bảo quản của bệnh viện luôn được kiểm tra nghiêm ngặt, đạt chuẩn và đảm bảo duy trì chất lượng của tất cả các loại vaccin cho tơi khi khi khách hàng sử dụng.

Mọi khách hàng đều được hướng dẫn tận tình. Thủ tục nhanh chóng. Nhân viên thân thiện, lịch sự, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng.

Trước khi tiêm phòng, khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên môn cao thăm khám và tư vấn rất chi tiết về loại vaccin mà khách hàng sẽ được sử dụng. Bác sĩ tư vấn tận tâm, gần gũi nên khách hàng sẽ không phải lo lắng mà cảm thấy an tâm, thoải mái.

Quy trình tiêm được đảm bảo vô khuẩn.

Sau khi tiêm, khách hàng sẽ được theo dõi và luôn có các nhóm bác sĩ chuyên khoa phối hợp với phòng tiêm chủng để giúp khách hàng đảm bảo tiêm chủng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn hãy gọi tới số 1900 56 56 56.

Từ khoá: vaccin phế cầu

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.