Tin tức
Trẻ có thể mắc bệnh lý gì nếu không tiêm vắc xin phế cầu
- 06/07/2020 | Tiêm vắc xin phế cầu giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ
- 16/07/2020 | Vắc xin phế cầu có mấy loại? Lịch tiêm chủng khuyến cáo cho trẻ
- 16/07/2020 | Giải đáp thắc mắc: vắc xin phế cầu giá bao nhiêu?
1. Tìm hiểu về tiêm vắc xin phế cầu
Streptococcus pneumoniae là danh pháp quốc tế của phế cầu của phế cầu. Đây là loại vi khuẩn tương đối nguy hiểm đối với con người, đặc biệt đối tượng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh. Phế cầu được xem là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về tai mũi họng ở trẻ nhỏ, ngoài ra còn gây viêm phổi và nặng hơn là nhiễm trùng máu. Vì thế để phòng ngừa phế cầu khuẩn, tiêm vắc xin là cách làm hiệu quả.
Tiêm vắc xin là cách để phòng tránh những bệnh lý do vi khuẩn phế cầu gây ra. Một số loại vắc xin ngừa phế cầu hiệu quả nhất hiện nay đó chính là Synflorix, Pneumo 23 và Prevenar 13.
Synflorix là một trong số vắc xin phế cầu hiệu quả nhất hiện nay
Các loại vắc xin này đều là thành quả của quá trình nghiên cứu, có công dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa phế cầu khuẩn. Vì vậy cha mẹ có thể lựa chọn loại vắc xin phù hợp để tiêm phòng cho con em mình.
2. Những bệnh lý trẻ thường gặp khi không tiêm vắc xin phế cầu
Tiêm vắc xin được đánh giá hiệu quả trong việc phòng ngừa các bệnh lý do vi khuẩn phế cầu gây ra. Vậy nếu không được tiêm vắc xin phế cầu trẻ có nguy cơ mắc các bệnh lý gì?
Viêm tai giữa
Viêm tai giữa là căn bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Phế cầu khuẩn sẽ xâm nhập vào các ổ viêm ở vùng mũi họng của trẻ rồi lan qua vòi nhĩ và gây ra tình trạng viêm tai, xuất hiện mủ, ứ đọng dịch, lâu ngày dẫn đến viêm tai giữa cấp.
Bệnh viêm tai giữa không thể xem thường, nếu để lâu ngày, không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghe phản xạ ở trẻ.
Viêm màng não
Viêm màng não rất nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng nặng nề hoặc nguy hiểm hơn là tử vong ở trẻ.
Không được tiêm vắc xin phế cầu có thể khiến trẻ mắc các bệnh lý nguy hiểm
Viêm phổi
Viêm phổi cũng là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi do lây lan từ những người xung quanh. Phế cầu thường trú ngụ ở trong hầu họng của người bệnh và khi hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ phát tán vi khuẩn ra ngoài. Khi đó trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm khuẩn, gây ra viêm phổi.
Nhiễm trùng huyết
Bệnh nhiễm trùng huyết là do phế cầu khuẩn xâm nhập vào máu của trẻ nhỏ và gây sốc nhiễm trùng. Khi kết hợp với bệnh lý có sẵn trong cơ thể của trẻ sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
3. Có nên cho trẻ đi tiêm vắc xin phế cầu hay không
Vắc xin phế cầu là vắc xin không bắt buộc, vì vậy nhiều cha mẹ vẫn còn thắc mắc không biết có nên cho trẻ tiêm hay không. Tuy nhiên theo lời khuyên của các bác sĩ, cha mẹ nên cho trẻ tiêm loại vắc xin này để phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm mà phế cầu khuẩn gây ra .
Bất kỳ loại vắc xin nào khi tiêm vào cơ thể cũng cần cân nhắc nhiều yếu tố và vắc xin phế cầu cũng vậy. Độ tuổi thích hợp để tiêm vắc xin phế cầu là trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. Tuy nhiên trước khi tiêm vắc xin cha mẹ và bác sĩ cần xem xét các yếu tố sức khỏe của trẻ để biết có đủ điều kiện tiêm hay không.
Nếu tại thời điểm tiêm bé tiêm vắc xin không bị nóng sốt, không có vấn đề gì về sức khỏe thì có thể tiêm theo liều lượng của từng độ tuổi.
Tiêm vắc xin sẽ tạo cho bé một hệ miễn dịch chủ động hơn, bởi vì ở trẻ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị phế cầu khuẩn tấn công. Khi được tiêm phòng, vắc xin sẽ bảo vệ trẻ khỏi những tấn công của vi khuẩn phế cầu, là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Các bác sĩ khuyên nên cho trẻ đi tiêm vắc xin để phòng tránh phế cầu khuẩn
4. Lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu
Dưới đây là một số lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ mà cha mẹ nên nhớ:
-
Sau khi tiêm vắc xin trẻ sẽ xuất hiện một vài triệu chứng như sốt, vị trí tiêm sưng tấy, chán ăn,… Tuy nhiên theo các bác sĩ thì đây là biểu hiện bình thường sau khi tiêm nên cha mẹ không cần quá lo lắng.
-
Nếu thấy trẻ có những biểu hiện bất thường sau khi tiêm như tiêu chảy, sốt trên 40 độ C, nôn, vị trí tiêm bị tụ máu,… thì cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất được được hỗ trợ kịp thời. Tuy nhiên những biểu hiện này rất ít khi xảy ra.
-
Đối với các trẻ bị giảm tiểu cầu, có nguy cơ chảy máu cao khi tiêm bắp hoặc rối loạn đông máu thì nên cẩn thận khi tiêm vắc xin phế cầu.
-
Trẻ đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc bị suy giảm miễn dịch cũng cần lưu ý, thận trọng khi tiêm vắc xin.
-
Với trẻ sinh non dưới 28 tuần, khi tiêm vắc xin cần được theo dõi cẩn trọng trong khoảng thời gian 48 - 72 tiếng sau tiêm để tránh ngưng thở tiềm tàng hoặc suy hô hấp.
-
Trẻ đang bị sốt, có bệnh lý cấp tính, dị ứng với thành phần của thuốc sẽ chống chỉ định tiêm vắc xin này.
Trẻ bị sốt hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc thì không nên tiêm
5. Tiêm vắc xin phế cầu tại MEDLATEC
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị đã có 24 năm kinh nghiệm, trở thành địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của nhiều khách hàng trên toàn quốc. Nơi đây hội tụ đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm và luôn tận tâm với bệnh nhân đến thăm khám.
Hiện tại bệnh viện cung cấp Prevenar 13 là một trong những loại vắc xin phế cầu hiệu quả nhất tại Việt Nam. Quy trình bảo quản và nguồn gốc vắc xin đều đảm bảo theo đúng quy định của Bộ y tế.
Không chỉ vậy bệnh viện còn chú trọng đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại để mang đến dịch vụ chất lượng nhất cho khách hàng. Đến với MEDLATEC bạn sẽ không còn phải lo lắng về chi phí dịch vụ bởi chúng tôi luôn công khai, minh bạch.
Bài viết trên với mục đích giúp cha mẹ có thêm thông tin về tiêm vắc xin phế cầu khuẩn. Mọi thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ với MEDLATEC theo số điện thoại hotline 1900 56 56 56 để được trợ giúp miễn phí.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!