Các tin tức tại MEDlatec
Giải mã ký sinh trùng: Hậu quả của việc bị ký sinh trùng xâm nhập
- 05/10/2020 | Ký sinh trùng và những điều bạn chưa bao giờ nghe đến
- 15/12/2020 | Tìm hiểu về các phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng phổ biến
- 07/01/2021 | Vén màn thông tin kiến thức về ký sinh trùng sốt rét
1. Các loại ký sinh của ký sinh trùng
Ký sinh trùng là một loại sinh vật sống ký sinh trong cơ thể vật chủ, lấy sinh chất từ vật chủ để sống. Chúng có thể ký sinh trên cả thực vật, động vật có vú, trong đó có con người và gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của vật chủ. Các dạng ký sinh:
-
Ký sinh hoàn toàn: các loại ký sinh trùng không thể tồn tại khi rời xa vật chủ như giun đũa, giun móc. Ký sinh không hoàn toàn như các loài côn trùng hút máu như ve, muỗi.
-
Nội ký sinh: ký sinh bên trong cơ thể người như sán dây, sán lá gan. Ngoại ký sinh: ký sinh bên ngoài cơ thể, dưới lớp da, bám vào da hoặc hút máu.
-
Ký sinh trùng có thể chỉ ký sinh trên một vật chủ nhất định và không thể tồn tại nếu rời vật chủ; Hoặc có thể ký sinh trên nhiều vật chủ như sán lá gan, sán lá phổi,…
Giun đũa ký sinh gây bệnh ở người
2. Triệu chứng của người bị nhiễm ký sinh trùng
Giải mã ký sinh trùng cần phải hiểu rõ triệu chứng khi bị chúng xâm nhập. Thực ra các triệu chứng này không hề rõ ràng, nhiều trường hợp được ghi nhận giống với chứng thiếu máu, thiếu hoocmon.
Các triệu chứng thường gặp như: ngứa, ảnh hưởng đến hậu môn hoặc âm đạo, đau bụng, sụt cân, thèm ăn, khó ngủ, tiêu chảy, nôn, mất nước,… Phát hiện giun sán trong phân và chất nôn, đau cơ, đau khớp, khó chịu, dị ứng, mệt mỏi, căng thẳng,... Các triệu chứng kể trên rất dễ nhầm lẫn với viêm phổi và ngộ độc thực phẩm.
Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người
3. Ký sinh trùng sinh sản và phát triển như thế nào
Sinh sản của ký sinh trùng:
-
Sinh sản vô tính: là tạo ra cá thể mới bằng cách phân chia tế bào mẹ thành hai tế bào con khác. Thường gặp ở các thể ký sinh đơn bào hoặc đa bào như trùng roi, amip, vi sinh vật gây sốt rét.
-
Sinh sản hữu tính: là hình thức kết hợp giữa hai cá thể đực và cái để tạo ra trứng như giun đũa giun móc, giun kim hoặc tự kết hợp giữa quan đực và cái trên cùng một cá thể như sán lá gan, sán dây,...
-
Sinh sản đa phôi: đây là kết quả của quá trình sinh sản hữu tính, trứng sau quá trình này sẽ trở thành ấu trùng, sau đó là nang ấu trùng rồi đến ấu trùng thế hệ thứ 2, tiếp đó là ấu trùng thế hệ thứ 3. Khi gặp vật chủ thích hợp thì sẽ ký sinh trên vật chủ đó và phát triển thành ký sinh trùng trưởng thành tạo ra nhiều ký sinh trùng khác. Đây là quá trình mà một trứng có thể cho ra nhiều sán thường gặp ở sán lá và sán dây.
Cá mang ấu trùng sán lá gan
Chu kỳ phát triển của các loại ký sinh trùng:
Vòng đời của các loài ký sinh trùng cũng là mấu chốt để giải mã chúng. Các loại ký sinh trùng sẽ trải qua chu kì từ trứng đến giai đoạn trưởng thành, sau đó sinh sản và tạo ra chu kỳ mới. Các loại ký sinh trùng khác nhau sẽ trải qua các vòng đời khác nhau. Cùng MEDLATEC giải mã ký sinh trùng và ảnh hưởng của nó lên con người.
Vòng người <–> ngoại giới:
Chứng của ký sinh trùng kí sinh trong cơ thể người được thải ra ngoài theo phân và chất nôn. Trong môi trường ẩm sẽ nhanh chóng phát triển thành ấu trùng rồi theo nguồn nước hoặc thực phẩm vào cơ thể người. Thường thấy ở nhiều chủng ký sinh trùng amip gây các bệnh như: kiết lỵ, viêm não, viêm màng não, viêm giác mạc, thậm chí nặng hơn là tử vong.
Vòng người -> ngoại giới -> vật chủ trung gian -> người:
Ấu trùng ký sinh theo chất thải của người ra ngoài môi trường sau đó ký sinh và phát triển trên cơ thể các loài như: ốc, dưới lớp thịt của cá. Người ăn phải thực phẩm chứa ấu trùng sẽ bị nhiễm ký sinh trùng. Các bệnh thường gặp như: sán lá gan do sán lá gan gây ra.
Vòng người -> vật chủ trung gian -> người:
Muỗi hút máu ở người nhiễm bệnh, sau đó hút người khác, ấu trùng giun chỉ bám trên đầu kim sẽ thâm nhập vào cơ thể khác. Nhờ bạch huyết trong cơ thể người phát triển thành ký sinh trùng trưởng thành. Giun chỉ gây ra bệnh chân voi ở người gây ra sự đau đớn và biến dạng chi nặng cho người bệnh.
Vòng người -> người:
Ký sinh trùng có thể truyền trực tiếp từ người sang người qua đường tình dục. Như trùng roi âm đạo và ký sinh trùng bệnh ghẻ. Trùng roi âm đạo gây chứng ngứa, viêm âm đạo cấp tính ở nữ, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang ở nam giới.
Bệnh nhân bị bệnh phù chân voi (bệnh giun chỉ bạch huyết) do ký sinh trùng giun chỉ
Các bệnh do ký sinh trùng gây ra thường sẽ tự hết sau một thời gian nếu không bị tái nhiễm. Tuy nhiên vẫn nên cẩn trọng với các loại ký sinh trùng này vì chúng vô cùng nguy hiểm.
4. Làm gì để phòng ngừa ký sinh trùng
Theo Viện SR-KST tại Việt Nam, cứ 10 người thì có đến 7 - 8 người được chẩn đoán mắc ký sinh trùng. Nguyên nhân chính là do môi trường vệ sinh không đảm bảo, thói quen ăn sống rất dễ cho việc ký sinh trùng xâm nhập.
Nhiễm ký sinh trùng sẽ gây ra những căn bệnh vô cùng nguy hiểm, gây chậm phát triển ở trẻ em, ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt, nhiễm trùng nặng có thể gây tử vong. Vì vậy bên cạnh việc giải mã ký sinh trùng, cá nhân mỗi người cần nắm được những điều sau đây:
-
Ăn chín uống sôi: tránh các món như tiết canh, thịt sống, nem chua, rau sống, gỏi cá, ẩn chứa những mối nguy về ký sinh trùng.
-
Thường xuyên vệ sinh chỗ ở, khử trùng nguồn nước để diệt ấu trùng ký sinh trùng.
-
Thường xuyên đi xét nghiệm ký sinh trùng để kịp thời nắm bắt và chữa trị.
Những món ăn khoái khẩu nhưng ẩn chứa nhiều hiểm họa từ ký sinh trùng
Ký sinh trùng là những loài nhỏ bé, nhưng khi kí sinh vào cơ thể nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị sẽ để lại hậu quả vô cùng to lớn. Hãy bảo vệ bản thân mình và gia đình, cùng giải mã ký sinh trùng để chúng không còn là nỗi lo sợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!