Các tin tức tại MEDlatec
Giấy tờ khám sức khỏe cần gì và các lưu ý khi đi khám sức khỏe
- 04/10/2019 | Khám sức khỏe định kỳ gồm những gì và có lợi ích như thế nào?
- 04/10/2019 | Khám sức khỏe tổng quát đi làm và những điều cần biết
- 04/10/2019 | Khám sức khỏe mất bao lâu và gói khám sức khỏe tổng quát gồm những gì?
1. Chuẩn bị gì trước khi đi khám sức khỏe?
Để quá trình khám diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, bạn cần thực hiện một số lưu ý chung sau đây:
- Một số xét nghiệm yêu cầu bạn phải tránh xa thuốc lá và rượu ít nhất 24 giờ.
- Một số xét nghiệm, kỹ thuật yêu cầu bạn cần để trống dạ dày, nhịn đói trước khi thực hiện từ 10 - 12 giờ.
- Nếu gặp vấn đề về thị lực và đang đeo kính, hãy mang theo kính khi đi khám và không sử dụng kính áp tròng.
- Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quan trọng, liên quan (phần này sẽ được trình bày rõ hơn ở sau).
- Uống thật nhiều nước và nhịn tiểu trước khi thực hiện các siêu âm như: Siêu âm tuyến tiền liệt, siêu âm ổ bụng, siêu âm phần phụ.
- Nếu bị tiểu đường, bệnh nhân không uống thuốc và insulin và buổi sáng ngày đi khám.
- Nếu thực hiện test gắng sức, không sử dụng các loại thuốc như propranolol, atenolol trong 3 ngày trước khi thực hiện, đồng thời mặc trang phục thoải mái, dễ vận động.
- Vẫn có thể dùng các loại thuốc điều trị tăng huyết áp, bệnh tim mạch như bình thường.
- X - quang phổi thì khi có thai hay nghi ngờ có thai nên báo cho bác sĩ trước khi chụp.
- Khi đi khám, mặc trang phục thoải mái, dễ vận động, tránh mặc váy liền hoặc quần quá bó.
Một số xét nghiệm khám sức khỏe cần nhịn ăn, uống
Nhiều xét nghiệm khám sức khỏe yêu cầu bệnh nhân cần nhịn đói trước khi thực hiện, bao gồm:
Xét nghiệm mỡ máu cholesterol
Xét nghiệm này yêu cầu người thực hiện nhịn ăn uống (chỉ uống ít nước lọc) trong vòng 9 - 12 giờ trước khi làm. Bạn nên mang theo danh sách thực phẩm đã sử dụng trong tuần để bác sỹ đánh giá tốt hơn.
Xét nghiệm Triglyceride
Bệnh nhân trước khi test cần nhịn ăn từ 12 - 14 giờ đồng hồ, không dùng vitamin và rượu trong 24 giờ giờ đồng hồ.
Xét nghiệm nồng độ Vitamin (vitamin A, vitamin D,…)
Người bệnh cần nhịn ăn uống (chỉ uống nước lọc) trong vòng 8 - 12 giờ trước khi thực hiện, đồng thời không sử dụng các thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất trước 24 giờ.
Xét nghiệm đường máu Glucose
Ngoài uống nước lọc, người thực hiện cũng cần nhịn ăn uống trong vòng 12 giờ, ngoài ra cũng không uống caffein, không nhai kẹo cao su trong 24 giờ trước khi lấy mẫu.
Ngoài ra, nếu bác sỹ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu hơn thì sẽ thông báo và hướng dẫn bạn.
2. Giấy tờ khám sức khỏe cần gì?
Khi đi khám sức khỏe, cần chuẩn bị các thông tin về tiền sử sức khỏe bản thân, bao gồm lịch chủng ngừa vaccine từ trước tới nay, những nguyên nhân gây dị ứng nếu có (thuốc, thực phẩm…). Khách hàng nhớ lại xem trước đây mình có mắc bệnh hay có phẫu thuật gì hay không, quá trình điều trị như thế nào..
Hồ sơ với mỗi đối tượng như sau:
Hồ sơ khám sức khỏe với người đủ 18 tuổi trở lên
Giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định (Phụ lục 1 - Thông tư 14/2013/TT-BYT), có dán ảnh chân dung 4x6 cm, chụp trên phông nền trắng trước không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
Người khám sức khỏe cần mang hồ sơ theo quy định
Hồ sơ khám sức khỏe với người dưới 18 tuổi
Giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định (Phụ lục 2 - Thông tư 14/2013/TT-BYT), có dán ảnh chân dung 4x6 cm, chụp trên phông nền trắng trước không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
Với người mất/không có/hạn chế năng lực hành vi dân sự
Với những trường hợp này, đề nghị khám sức khỏe nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ chuẩn bị gồm:
Giấy khám sức khỏe theo quy định (khoản 1 hoặc khoản 2, Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT).
Văn bản đồng ý của cha/mẹ/người giám hộ hợp pháp.
Người khám sức khỏe định kỳ
Với người khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ khám gồm:
Sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu quy định (Phụ lục 3 - Thông tư 14/2013/TT-BYT).
Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc xác nhận để thực hiện khám sức khỏe theo hợp đồng (với người khám sức khỏe định kỳ theo cơ quan, tổ chức).
Ngoài ra, khi đi khám, bạn nên mang theo kết quả khám bệnh trước đó, tài liệu chẩn đoán bệnh (nếu có), thuốc và đơn thuốc đang sử dụng,… để quá trình khám diễn ra nhanh chóng hơn.
3. Những điều cần biết khi khám sức khỏe đi làm
Các tổ chức, cơ quan hiện nay đều yêu cầu người lao động cần có giấy khám sức khỏe trước khi ký hợp đồng lao đồng. Theo đó, người lao đồng cần thực hiện khám sức khỏe trước khi đi làm. Dưới đây là những điều bạn cần làm:
Tiền sử bệnh gia đình có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh
Cung cấp thông tin sức khỏe chung
Các thông tin về tiền sử sức khỏe bản thân và gia đình. Tiền sử sức khỏe, bệnh tật của các thành viên trong gia đình giúp bác sỹ dự đoán nguy cơ tăng mắc một số bệnh có tính di truyền như: Đái tháo đường, tim mạch, đột quỵ, ung thư,… Thông tin này cũng giúp bác sỹ có thể đánh giá nguy cơ bệnh, giúp bệnh nhân biết cách phòng bệnh, thực hiện xét nghiệm sàng lọc sớm.
Tiền sử sức khỏe cá nhân bao gồm: tình trạng và nguyên nhân gây dị ứng nếu có (thực phẩm, thuốc,…), lịch tiêm chủng vaccine đã thực hiện, tài liệu khám chữa bệnh nếu có.
Khi đi khám, bạn mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân, gồm: hộ chiếu hoặc chứng minh thư nhân dân, bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ,… và đơn thuốc cũ, kết quả xét nghiệm nếu có.
Hiện nay, bạn có thể thực hiện khám sức khỏe đi làm và xin giấy khám tại các bệnh viện đa khoa từ tuyến huyện/quận trở lên. Chi phí khám sức khỏe được quy định theo thông tư 04/BYT năm 2012 là 85.000đ, ngoài ra còn tiền hồ sơ cho mỗi phiếu khám. Tổng chi phí khám thường từ 85.000 - 120.000đ tùy vào lượng tờ khám.
Trên đây là một số thông tin bạn cần biết khi đi khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tổng quát hay khám sức khỏe trước khi đi làm. Nếu có thắc mắc liên quan, hãy liên hệ với MEDLATEC để được hỗ trợ. Hiện Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang áp dụng nhiều dịch vụ khám sức khỏe tổng quát cho nhiều đối tượng, bạn đọc có thể tham khảo và thực hiện.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!