Các tin tức tại MEDlatec
Góc giải đáp thắc mắc: Bị áp xe có nên cho con bú hay không?
- 17/02/2021 | Áp xe vú có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
- 23/09/2024 | Áp xe vú có nguy hiểm không? Chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp nào?
- 18/08/2022 | Góc giải đáp: U vú lành tính và ác tính khác nhau như thế nào?
- 01/08/2024 | U tuyến vú: Chẩn đoán, điều trị u vú lành tính và ác tính
- 01/11/2023 | U vú lành tính là gì? Có khả năng chuyển thành ác tính không?
1. Áp xe vú là gì? Áp xe vú có nguy hiểm không?
Áp xe vú là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong mô vú. Phụ nữ sau sinh hoặc đang cho con bú là nhóm đối tượng phổ biến nhất, do vi khuẩn có thể xâm nhập qua các vết nứt trên đầu vú, tắc ống dẫn sữa hoặc do vệ sinh vú không đảm bảo.
Người mắc áp xe vú sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng, nóng vùng vú và có dịch mủ bất thường chảy ra từ đầu vú. Ngoài ra, hiện tượng sốt cao cũng có thể xuất hiện khi tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn.
Nhiều người có chung thắc mắc rằng liệu áp xe vú có nguy hiểm hay không? Câu trả lời là có!
Áp xe vú nếu không được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh, cụ thể như sau:
- Nhiễm trùng lan rộng: Vi khuẩn có thể lây lan từ ổ áp xe vào máu hoặc các mô lân cận, gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết, đây là tình trạng rất nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng;
- Tổn thương mô vú: Nếu áp xe không được điều trị, có thể gây tổn thương mô vú, thậm chí gây ra tình trạng hoại tử;
- Mất khả năng cho con bú: Việc điều trị có thể khiến phụ nữ phải ngừng cho con bú, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé cũng như khả năng tiết sữa trong tương lai;
- Hình thành ổ áp xe mới: Nếu không giải quyết nguyên nhân gốc rễ, tình trạng áp xe có thể tái đi tái lại nhiều lần.
Áp xe vú có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe
Vì vậy, nếu có triệu chứng nghi ngờ viêm vú, chị em cần nhanh chóng thực hiện thăm khám và điều trị sớm theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ phát triển thành áp xe vú và nguy cơ biến chứng.
2. Bị áp xe vú có nên cho con bú hay không?
Áp xe vú là tình trạng nhiều chị em gặp phải, nhất là trong thời điểm sau sinh. Tuy nhiên, việc nuôi con bằng sữa mẹ là điều mà tất cả các bà mẹ đều mong muốn. Vậy câu hỏi đặt ra, bị áp xe vú có nên cho con bú không?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, việc cho con bú khi mắc tình trạng áp xe vú là điều mà các bà mẹ cần đặc biệt lưu ý. Bởi điều này có thể dẫn tới một số nguy cơ như sau:
- Làm tình trạng áp xe vú trở nên trầm trọng hơn;
- Dẫn tới những tổn thương ở núm vú;
- Tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ do sữa mẹ có thể chứa vi khuẩn;
- Mất an toàn cho trẻ khi cho con bú khi đang sử dụng thuốc hoặc trong thời điểm điều trị áp xe vú.
Cân nhắc những mối nguy được nêu ở trên, việc cho con bú trong khi mắc tình trạng áp xe vú là điều không được chuyên gia y tế khuyến khích.
Bị áp xe có nên cho con bú không cần được cân nhắc kỹ lưỡng với sự tư vấn chặt chẽ của bác sĩ
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ bỉm vẫn có thể đảm bảo con yêu được nhận nguồn sữa mẹ giá trị, cụ thể như sau:
- Cho con bú từ bên vú khỏe mạnh: Người mẹ có thể tiếp tục cho con bú ở bên vú khỏe mạnh (trong trường hợp mắc áp xe vú một bên và mẹ không sử dụng thuốc tiết qua đường sữa mẹ), điều này đảm bảo con được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ và không mắc các rủi ro do áp xe vú gây ra;
- Khuyến cáo từ bác sĩ: Nếu tình trạng áp xe vú ở mức độ nhẹ, được bác sĩ đánh giá chi tiết, người mẹ có thể tiếp tục cho con bú dưới sự xác nhận và hướng dẫn từ đội ngũ y bác sĩ. Tuy nhiên, các mẹ bỉm cần hết sức thận trọng yếu tố vệ sinh, cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, rửa tay và vùng vú trước khi cho con bú để ngăn ngừa lây nhiễm.
Tóm lại, khi mắc phải tình trạng áp xe vú, người mẹ cần lắng nghe tư vấn và tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ trong việc cho con bú để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Đồng thời, chị em có thể cân nhắc việc tạm ngưng cho con bú trong một khoảng thời gian nhất định để ưu tiên việc điều trị triệt để tình trạng áp xe vú cho mẹ, đảm bảo con yêu nhận được nguồn sữa mẹ an toàn và chất lượng nhất.
3. Một số lưu ý khi mẹ bị áp xe vú sau sinh
Khi bị áp xe vú sau sinh, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo sức khỏe và quá trình hồi phục chị em cần thực hiện như sau:
- Chủ động kiểm tra, thăm khám: Ngay khi có triệu chứng nghi ngờ, hãy chủ động thực hiện thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời;
- Tuân thủ điều trị: Trong trường hợp được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh hoặc chỉ định dẫn lưu, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo đúng hướng dẫn;
- Chú ý vệ sinh: Giữ vệ sinh vùng vú sạch sẽ. Rửa tay trước khi cho con bú và vệ sinh sạch sẽ đầu vú để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn;
Đặc biệt chú ý giữ vệ sinh vùng vú sạch sẽ
- Chườm ấm: Sử dụng khăn ấm chườm lên vùng bị áp xe, kết hợp massage nhẹ nhàng để giảm đau và kích thích lưu thông máu;
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Đảm bảo có thời gian nghỉ ngơi để hỗ trợ quá trình hồi phục của cơ thể;
- Theo dõi triệu chứng: Theo dõi chặt chẽ những bất thường có thể xảy ra trong quá trình điều trị và thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời cũng như điều chỉnh phác đồ điều trị;
- Bổ sung dinh dưỡng: Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Như vậy, những thông tin được cung cấp trong bài viết trên đây đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc bị áp xe vú có nên cho con bú hay không, đồng thời “bỏ túi” những lưu ý quan trọng trong quá trình điều trị tình trạng này. Chị em nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ áp xe vú hãy liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế MEDLATEC để được chẩn đoán kịp thời bằng hệ thống trang thiết bị tân tiến, hiện đại và nhận tư vấn về phương pháp điều trị từ đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Tổng đài 1900 56 56 56 sẵn sàng tiếp nhận và hỗ trợ mọi yêu cầu cũng như thắc mắc từ Quý khách hàng trên toàn quốc.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!