Các tin tức tại MEDlatec
Góc tư vấn: Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em có nguy hiểm không?
- 08/04/2020 | Một số triệu chứng sốt xuất huyết điển hình mà bạn cần biết
- 18/04/2020 | Sốt xuất huyết là gì và đâu là các biện pháp phòng chống hiệu quả?
- 08/04/2020 | Điều trị sốt xuất huyết do virus Hanta
1. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
1.1. Giai đoạn sốt
Sốt là biểu hiện ban đầu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, trẻ bị sốt cao 39 - 40 độ C một cách bất thường và kéo dài liên tục từ 2 đến 7 ngày. Nếu trẻ ở độ tuổi lớn hơn sẽ cảm thấy đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau nhức hai hốc mắt, chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Sốt cao bất thường là biểu hiện đầu tiên của sốt xuất huyết
Thực hiện xét nghiệm máu ở giai đoạn này thường không phản ánh rõ ràng tình trạng bệnh, đa số dung tích hồng cầu ở mức bình thường, lượng bạch cầu giảm, lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần.
1.2. Giai đoạn nguy hiểm
Sau 3 đến 7 ngày trẻ sẽ bước vào giai đoạn nguy hiểm, trẻ có thể bị sốt hoặc giảm sốt.
Giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết do có thể có các biểu hiện của:
- Tính thấm mao mạch gia tăng, với hậu quả thoát huyết tương ra ngoài khoang dịch kẽ với lượng lớn gây tràn dịch đa màng (màng tim, màng phổi, màng tình bụng, màng tinh hoàn) và là nguyên nhân của tình trạng cô đặc máu.
- Tình trạng xuất huyết: do tiểu cầu giảm, có thể xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc và nặng nhất là xuất huyết nội tạng.
- Suy đa phủ tạng.
1.3. Giai đoạn hồi phục
Sau 2 - 3 ngày kể từ giai đoạn 2 trẻ sẽ bước vào thời gian hồi phục. Lúc này trẻ hết sốt, thèm ăn, huyết áp ổn định.
2. Phương pháp xét nghiệm phát hiện bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Để kiểm tra chính xác trẻ có bị sốt xuất huyết hay không có 3 phương pháp như sau:
Xét nghiệm NS1: Thực hiện khi trẻ ở giai đoạn đầu của bệnh nhằm xác định xác kháng nguyên của virus.
Xét nghiệm IgM: Thực hiện từ ngày thứ 6 trở đi để xác định xác các kháng thể IgM chống lại virus.
Xét nghiệm IgG: Kiểm tra kháng thể bảo vệ lâu dài của cơ thể.
Xét nghiệm máu để kiểm tra trẻ có bị sốt xuất huyết hay không
Những biểu hiện ban đầu của sốt xuất huyết khá giống với những bệnh thông thường, chính vì thế nên thực hiện xét nghiệm kiểm tra để có những biện pháp điều trị kịp thời.
3. Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà đúng cách
Đầu tiên, khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu của sốt xuất huyết cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên trong những trường hợp bình thường vẫn có thể điều trị tại nhà theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Cụ thể như sau:
- Uống thuốc hạ sốt theo đơn kê của bác sĩ, nên để trẻ ăn mặc thoáng mát. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc có chứa ibuprofen hoặc aspirin vì có khả năng gây xuất huyết hoặc toan máu.
- Động viên trẻ uống nước điện giải, uống nhiều nước sôi để nguội, trong trường hợp bé không thích thì có thể cho trẻ uống các loại nước trái cây như nước dừa, nước cam,...
- Chia nhỏ số bữa ăn trong ngày với chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế biến đồ ăn dễ tiêu hóa.
- Nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều và hạn chế hoạt động.
- Trong trường hợp cơ thể trẻ không hợp tác thì cha mẹ nên đưa trẻ đến điều trị tại trung tâm y tế.
Động viên trẻ uống nhiều nước trong quá trình điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà, nếu gặp một trong số những trường hợp dưới đây thì cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Cụ thể như: vật vã, nôn ói, da xung huyết, tứ chi lạnh, đau bụng nặng, xuất huyết tiêu hóa,...
Dưới đây là những việc cần làm để đề phòng sốt xuất huyết cho trẻ:
- Xịt thuốc chống muỗi, mắc màn mỗi khi đi ngủ cho trẻ.
- Giữ cho nhà cửa sạch sẽ thoáng mát, nếu có những khu vực “ao tù nước đọng” thì nên dẹp bỏ, đây là nơi lý tưởng để muỗi sinh sôi và phát triển.
- Không để trẻ vui chơi ở những nơi muỗi tập trung.
4. Những việc không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết
Những điều cha mẹ cần lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ:
- Không hạ sốt bằng những biện pháp dân gian như cạo gió ví có thể gây chảy máu hoặc nhiễm trùng cho trẻ.
- Không cho trẻ uống những loại nước có ga, nước có màu đậm vì dễ gây nhầm với hiện tượng xuất huyết tiêu hóa.
- Chỉ truyền dịch khi có sự cho phép của bác sĩ, không nên truyền dịch tại nhà hoặc tại những cơ sở y tế không đảm bảo. Truyền dịch không đúng cách gây nên hậu quả nghiêm trọng như suy tim, phù nề,... nặng nhất là tử vong.
- Không sử dụng kháng sinh do sốt xuất huyết thuộc dạng sốt virus, chỉ sử dụng nếu bác sĩ chỉ định khi trẻ có hiện tượng bội nhiễm.
Việc xét nghiệm xác định sốt xuất huyết hoặc chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách đều rất quan trọng, chính vì thế cha mẹ nên đến những trung tâm y tế uy tín để thực hiện.
Khoa Nhi bệnh viện MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy được nhiều khách hàng tin tưởng, đánh giá cao. Đến với MEDLATEC, con bạn sẽ được kiểm tra sốt xuất huyết tại phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012, kết quả chính xác có độ tin cậy 100%. Sau khi có kết quả, dựa vào tính hình sức khỏe mà đội ngũ bác sĩ sẽ tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp.
Dịch vụ xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà của MEDLATEC
Ngoài ra, MEDLATEC còn cho triển khai dịch vụ xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà. Chỉ cần liên hệ đến số điện thoại 1900 56 56 56, MEDLATEC sẽ cử nhân viên đến tận nhà lấy mẫu máu để xét nghiệm. Hiện nay phương pháp này được rất nhiều khách hàng tin tưởng chọn lựa bởi nhiều ưu điểm vượt trội.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!