Các tin tức tại MEDlatec
Góc tư vấn: tiểu đường có uống được mật ong không?
- 20/07/2020 | Tiểu đường biến chứng thành những bệnh lý nguy hiểm nào?
- 18/06/2020 | Bệnh tiểu đường - Sát thủ thầm lặng khó nhận biết
- 07/07/2020 | Thành phần dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời của mật ong
1. Các chất dinh dưỡng có trong mật ong
mật ong là loại chất lỏng đặc sệt, có màu vàng óng hơi nâu, được lấy từ ong mật và các loại côn trùng khác. Nguồn gốc của mật ong chính là các loại mật hoa được những chú ong thu thập, lưu trữ và tích lại trong tổ ong. Mật ong hiện nay chủ yếu được sản xuất thương mại từ các khu vực nuôi ong và trồng cây, hoa.
Mật ong là thực phẩm được nhiều người yêu thích
Mật ong cũng chính là thức ăn dự trữ của loài côn trùng này sử dụng cho mùa đông - mùa khó kiếm thức ăn. Vị ngọt tự nhiên, tươi mát, thơm dịu nhẹ của mật ong khiến con người và nhiều loài động vật yêu thích.
Phân tích thành phần trong mật ong gồm có: đường sucrose, nước, vitamin và khoáng chất,… Trong đó khoảng 80% hàm lượng là carbohydrat và 20% còn lại là nước. Theo số liệu của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, mỗi thìa mật ong thô cung cấp khoảng 60 calo và 17 gram carbohydrate.
Ngoài cung cấp năng lượng cùng vị ngọt kích thích vị giác, mật ong còn chứa nhiều Vitamin C, sắt, folate, Kali, Magie, Canxi,… rất tốt cho sức khỏe. Thực phẩm này còn được coi là chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp ngăn ngừa và làm chậm tổn thương tế bào.
Mật ong chính là mật hoa quả được ong thu thập
Mặc dù cung cấp lượng dinh dưỡng tốt cho con người song với bệnh nhân tiểu đường cần thực hiện chế độ ăn hạn chế thì lượng đường từ mật ong là nguy cơ lớn. Vì thế rất nhiều người thắc mắc tiểu đường có uống được mật ong không?
2. Tiểu đường có uống được mật ong không?
Câu trả lời là có, bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể sử dụng mật ong trong chế độ dinh dưỡng của mình. Mặc dù mật ong chứa nhiều đường và carbohydrate song đường tự nhiên này ảnh hưởng đến đường huyết ít hơn nhiều so với đường tinh luyện và các chế phẩm khác.
Một nghiên cứu đã thực hiện đánh giá tác động làm tăng đường huyết của mật ong và đường tinh luyện với những người mắc tiểu đường type 1 và những người không mắc bệnh. Những tình nguyện viên được ăn mật ong với lượng như nhau và được đo đường huyết sau đó. Kết quả cho thấy rằng, mật ong làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn khoảng 30 phút, nhưng sau đó trở về mức thấp sau 2 giờ giống với người bình thường.
Như vậy có thể tin rằng, tác động làm tăng đường huyết của mật ong không giống như đường, bởi ngoài cung cấp đường và carbohydrate, mật ong còn làm tăng lượng insulin. Đây chính là hormone do tuyến tụy sản xuất có chức năng chuyển hóa glucose trong máu thành năng lượng sử dụng hoặc lưu trữ.
Chính tác dụng làm tăng sinh insulin này giúp mật ong không khiến đường huyết của bệnh nhân tiểu đường tăng quá cao và kéo dài. Tuy mật ong giúp kiểm soát lượng đường huyết khá tốt song nghiên cứu cũng chỉ ra loại thực phẩm này không giúp phòng ngừa bệnh.
Mật ong còn giúp kiểm soát đường huyết
Thực tế cho thấy khá nhiều bệnh nhân tiểu đường mắc các chứng bệnh khác kèm theo, trong đó có thừa cân, béo phì. Vì thế với bệnh nhân tiểu đường và không thừa cân, bạn có thể sử dụng mật ong thay thế đường song cần dùng hạn chế. Còn bệnh nhân béo phì tốt nhất không nên dùng mật ong, đồng thời hạn chế tiêu thụ đồ ngọt và cắt giảm carbs.
3. Lưu ý khi sử dụng mật ong ở bệnh nhân tiểu đường
Nếu bạn vẫn băn khoăn tiểu đường có uống được mật ong không thì câu trả lời là có. Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng mật ong để thay thế đường tinh luyện hoặc các thực phẩm ngọt khác song cần lưu ý một số vấn đề sau:
3.1. Sử dụng lượng ít
Do mật ong tạo cảm giác ngọt gấp nhiều lần so với đường nên nếu bạn sử dụng vào trà, sữa chua,… thì chỉ cần một lượng nhỏ.
3.2. Dùng mức độ vừa phải
Vị ngọt thanh mát từ mật ong luôn khiến nhiều người bệnh tiểu đường không kiềm chế được. Dù không gây hại như đường tinh luyện nhưng cần nhớ rằng mật ong vẫn cung cấp đường, bệnh nhân tiểu đường chỉ được tiêu thụ ở mức độ vừa phải.
Để biết chính xác lượng mật ong có thể sử dụng, bạn nên tham khảo ý nghĩa của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.
3.3. Chọn mật ong nguyên chất, mật ong hữu cơ hoặc mật ong thô
Hiện nay trên thị trường mật ong thật, giả vô cùng hỗn loạn, khó phân biệt. Mật ong giả được pha chế từ đường tinh luyện, chứa hàm lượng đường rất cao gây hại cho bệnh nhân tiểu đường. Vì thế hãy chọn mật ong hoàn toàn từ tự nhiên, không thêm được.
Người tiểu đường nên dùng mật ong vừa đủ và có chế độ ăn uống khoa học
3.4. Kết hợp các thực phẩm lành mạnh
Sử dụng mật ong giúp tăng nồng độ insulin và kiểm soát đường huyết của bạn song cần dùng kết hợp với các loại thực phẩm tốt trong chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường bạn nhé.
3.5. Lưu ý sử dụng với các đối tượng đặc biệt
Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ nếu dùng mật ong có thể gây kích thích co tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Người bị rối loạn chức năng đường ruột nếu sử dụng mật ong có thể gây các chứng đi ngoài, táo bón,… Người bị huyết áp thấp sử dụng mật ong có chất Acetylcholine có thể gây giảm huyết áp.
Với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết, huyết áp cũng như thường xuyên kiểm tra sức khỏe, phòng ngừa biến chứng tim mạch, thận, mắt rất quan trọng. Các chuyên gia cho biết, biến chứng tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các bệnh nhân tiểu đường. Vì thế ngoài thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bệnh nhân tiểu đường còn cần thường xuyên khám sức khỏe, xét nghiệm máu, kiểm tra bệnh lý liên quan.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã tổ chức thực hiện các gói khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu sàng lọc sớm tiểu đường và theo dõi điều trị cho bệnh nhân tiểu đường. Rất nhiều khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tiện lợi này. Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của bạn và mọi người, vì vậy đừng chủ quan trong phòng ngừa và điều trị tiểu đường cũng như các vấn đề sức khỏe khác.
Nếu cần tư vấn hỗ trợ thêm, tổng đài 1900 56 56 56 luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!