Các tin tức tại MEDlatec

Hai lá phổi: Tìm hiểu toàn bộ thông tin về chức năng và những bệnh lý cần lưu ý

Ngày 11/12/2024
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Phương Dung
Hai lá phổi - cơ quan hô hấp quan trọng hàng đầu của cơ thể, đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng nhằm duy trì sự sống. Vậy bạn đã hiểu hết về chức năng và những bệnh lý thường gặp của cơ quan này hay chưa? Hãy cùng khám phá ngay!

1. Hai lá phổi đảm nhận những chức năng gì? 

Phổi là cơ quan hô hấp trung tâm của cơ thể, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng, bao gồm:

Trao đổi khí

Đây là chức năng quan trọng hàng đầu của phổi, do mạng lưới mao mạch quanh phế nang thực hiện. Phế nang sẽ chuyển Oxy vào máu và khí CO2 thì được chuyển ngược lại từ máu vào phế nang và do phế quản thở đưa ra ngoài cơ thể, giúp hỗ trợ điều hòa pH trong cơ thể. 

Duy trì hoạt động sống của tế bào nội mô 

Tế bào nội mô được đảm bảo chức năng nhờ có phổi. Các tế bào này có vai trò tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý do sự tấn công của vi khuẩn và bụi bẩn.

Hai lá phổi đảm nhận nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe 

Bảo vệ cơ thể:

  • Lọc không khí: Lớp niêm mạc trên bề mặt phổi có chứa lông mao và chất nhầy giúp giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn và các hạt nhỏ khác có trong không khí, xác vi khuẩn và xác bạch cầu sẽ được tích tụ lại dưới dạng đờm và tống xuất ra ngoài cơ thể.
  • Sản xuất kháng thể: Phổi tham gia vào quá trình sản xuất kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh;
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa một số chất: Phổi có vai trò trong việc chuyển hóa một số chất như serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng.
  • Đảm nhận những chức năng quan trọng như trên, tuy nhiên hai lá phổi là cơ quan chịu tác động của nhiều yếu tố, cụ thể như sau:
  • Ô nhiễm không khí: Khói bụi, khí độc hại làm tổn thương phế nang, giảm khả năng trao đổi khí;
  • Hút thuốc lá: Đây là tác nhân làm hủy hoại các phế nang, gây các bệnh lý phổi mạn tính;
  • Các bệnh lý về đường hô hấp: Viêm phổi, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ung thư phổi... đều ảnh hưởng đến chức năng hô hấp;
  • Lão hóa: Khi tuổi càng cao, chức năng phổi càng giảm sút.

2. Những bệnh lý phổ biến ở phổi 

Như đã thông tin ở trên, phổi rất dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố, dẫn đến các bệnh lý khác nhau, bao gồm: 

Viêm phổi

  • Viêm phổi xảy ra khi mô phổi bị viêm nhiễm, thường do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra;
  • Một số yếu tố nguy cơ khác như tuổi cao, hệ miễn dịch suy yếu, hút thuốc, bệnh mạn tính…;
  • Triệu chứng: Sốt, ớn lạnh, ho (có thể có đờm), khó thở, đau ngực, mệt mỏi… 

Viêm phổi là một trong số những bệnh lý phổ biến nhiều đối tượng mắc phải 

Viêm phế quản mạn tính 

  • Viêm phế quản mạn tính là một bệnh phổi mạn tính gây hẹp và tắc nghẽn đường thở, dẫn đến khó thở;
  • Nguyên nhân: Hút thuốc lá, không khí ô nhiễm, thiếu hụt alpha-1-antitrypsin;
  • Triệu chứng: Ho khan hoặc có đờm, khó thở, đặc biệt khi gắng sức, tức ngực… 

Hen suyễn

  • Hen suyễn là một bệnh mạn tính của đường thở, gây co thắt các cơ trơn của đường thở, dẫn đến khó thở;
  • Nguyên nhân: Di truyền, tiếp xúc với các chất gây dị ứng (phấn hoa, bụi nhà, lông động vật...), ô nhiễm không khí, hút thuốc lá;
  • Triệu chứng: Ho, khó thở, khò khè, tức ngực… 

Ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất, với tỷ lệ mắc phổ biến hàng đầu ở nam giới; 

  • Nguyên nhân: Hút thuốc lá là nguyên nhân chính, tiếp xúc với các chất độc hại (amiăng, radon...), di truyền;
  • Triệu chứng: Ho kéo dài, khó thở, đau ngực, khạc ra máu, sụt cân không xác định rõ nguyên nhân. 

Các bệnh lý khác

  • Xơ hóa phổi: Các mô phổi bị cứng và dày lên, làm giảm khả năng trao đổi khí;
  • Thuyên tắc phổi: Máu đông tắc mạch máu phổi;
  • Tràn dịch màng phổi: Khoang màng phổi bị tích tụ dịch;
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Bao gồm bệnh lý viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng.

3. Làm cách nào để hai lá phổi khỏe mạnh, hoạt động tốt 

Để có một lá phổi khỏe mạnh và hoạt động tốt, bạn cần chú ý đến một số yếu tố sau:

Tránh xa khói thuốc:

Hút thuốc hoặc hít khói thuốc thụ động là tác nhân trực tiếp gây ra các bệnh về phổi như ung thư phổi, viêm phế quản mạn tính. 

Tránh xa thuốc lá để bảo vệ sức khỏe lá phổi 

Tập thể dục đều đặn:

  • Tăng cường chức năng phổi thông qua các bài tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu, tăng cường khả năng trao đổi khí của phổi;
  • Hãy lựa chọn các bài tập phù hợp với khả năng vận động của cơ thể. 

Uống đủ nước:

  • Giúp làm ẩm đường hô hấp, từ đó hỗ trợ loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn ra khỏi phổi;
  • Có tác dụng bổ trợ quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể hoạt động tốt hơn.

Ăn uống lành mạnh:

  • Bổ sung các loại rau củ quả và trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho phổi;
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh để giảm nguy cơ béo phì, các bệnh về tim mạch ảnh hưởng đến phổi.

Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm:

  • Nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, đặc biệt ở những nơi có nhiều khói bụi;
  • Giữ gìn môi trường sinh sống, làm việc sạch sẽ. 

Tập thở sâu:

  • Cải thiện thông khí phổi, giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn;
  • Tập thở sâu giúp cơ thể thư giãn, hạn chế tình trạng căng thẳng.

Khám sức khỏe định kỳ:

Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như ho kéo dài, khó thở, đau ngực, hãy đi khám bác sĩ ngay.

Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe 

Tiêm phòng:

Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cúm, phế cầu, giúp bảo vệ phổi khỏi các bệnh nhiễm trùng. 

Tóm lại, để có một lá phổi khỏe mạnh, bạn cần kết hợp nhiều yếu tố, từ lối sống lành mạnh đến việc khám sức khỏe định kỳ. Hãy bảo vệ lá phổi của bạn ngay từ hôm nay để có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Nếu người dân có thắc mắc cần giải đáp về các thông tin liên quan đến hai lá phổi cũng như có nhu cầu thăm khám các bệnh lý liên quan hãy liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.