Tin tức
Xét nghiệm PRO GRP và các phương pháp chẩn đoán ung thư phổi phổ biến
- 25/11/2024 | Xét nghiệm C3 C4 là gì và ngưỡng giá trị tham chiếu
- 25/11/2024 | Xét nghiệm ADN cha con bằng tóc bao nhiêu? Nên thực hiện ở đâu?
- 26/11/2024 | Sàng lọc dị tật thai nhi: Thời điểm nên thực hiện và các loại hình xét nghiệm phổ biến
- 26/11/2024 | Xét nghiệm Rubella và những thắc mắc thường gặp
- 26/11/2024 | Có nên làm xét nghiệm ADN thai nhi giá rẻ không?
1. Tìm hiểu chung về ProGRP
Peptide tham gia vào quá trình giải phóng Progestin, đây là một dạng tiền chất của hormone Neuropeptide (Gastrin-Releasing Peptide hay GRP). Theo nghiên cứu, GRP tồn tại trong sợi thần kinh, não bộ, tế bào thần kinh nội tiết tìm thấy trong biểu mô cuống bào thai, phôi thai ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, tế bào ung thư tế bào nhỏ cũng có khả năng tổng hợp GRP.
ProGRP tương tự như dấu ấn chỉ điểm ung thư phổi
GRP tham gia vào quá trình thúc đẩy tổng hợp Gastrin tại các cơ quan tiêu hóa, hỗ trợ sự phát triển của các hệ cơ quan hô hấp. Bởi thời gian bán phân hủy diễn ra trong khoảng 2 phút nên rất khó đo lường chính xác GRP trong máu. Vì vậy, ProGRP bắt đầu được phát triển, giữ vai trò như một dấu ấn sinh học ứng dụng trong chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ. Thông qua dấu ấn này, bác sĩ có thể phân biệt ung thư phổi với những dạng bệnh lý phổi lành tính khác.
2. Xét nghiệm PRO GRP được chỉ trong trường hợp nào?
Xét nghiệm PRO GRP có thể được bác sĩ chỉ định trong nhiều trường hợp. Chẳng hạn như:
- Chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ cho những bệnh nhân đã biểu hiện triệu chứng như ho dài ngày, ho ra máu, khó thở, giảm cân, cơ thể mệt mỏi, đau tức ngực, khó thở.
- Chỉ định khi cần chẩn đoán phân biệt ung thư phổi tế bào nhỏ với dạng bệnh lý về phổi khác.
- Theo dõi tiến triển trong điều trị ung thư tế bào nhỏ.
- Chẩn đoán nguy cơ tái phát sau điều trị bệnh lý ung thư phổi tế bào nhỏ.
Xét nghiệm PRO GRP thường được chỉ định trong chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ
3. Cách đọc kết quả xét nghiệm PRO GRP
Ở người khỏe mạnh, nồng độ ProGRP thường không vượt quá 50ng/L, một số trường hợp nồng độ ProGRP đạt gần 75 ng/L vẫn được xem là bình thường. Tuy nhiên, nếu ProGRP tăng hoặc giảm quá ngưỡng quy định, khả năng cao cơ thể đang mắc bệnh lý nào đó. Cụ thể như:
- PRO GRP tăng trên 200 ng/L: Dấu hiệu cho thấy cơ thể có nguy cơ bị ung thư phổi tế bào nhỏ.
- PRO GRP tăng cao trên 300 ng/L: Nếu chức năng thận không bị ảnh hưởng thì khả năng cao người bệnh đã mắc ung thư phổi tế bào nhỏ.
Nồng độ ProGRP tăng trên 200 ng/L là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi tế bào nhỏ
Người bị suy thận eGFR từ 30 trở lên, nồng độ ProGRP đôi khi có thể đạt ngưỡng 350 ng/L.
Trong quá trình thực hiện chẩn đoán phân biệt, ProGRP giữ vai trò như dấu ấn chỉ điểm ung thư tế bào nhỏ, hỗ trợ bác sĩ phân biệt với các dạng bệnh lý về phổi khác. Ở hai giai đoạn tiến triển chưa di căn của ung thư tế bào nhỏ, nồng độ ProGRP tăng cao tương đối rõ nét so với nhiều dấu ấn chỉ điểm ung thư khác.
Khi chẩn đoán tái phát ung thư phổi tế bào nhỏ, ProGRP có thể được kết hợp cùng chỉ số NSE để dự đoán nguy cơ tái phát sau điều trị. Theo đó, nếu bệnh nhân đáp ứng điều trị, chỉ số này sẽ giảm. Còn nếu chỉ số không đổi hoặc tăng, khả năng cao người bệnh không đáp ứng điều trị, có nguy cơ tái phát.
Trong trường hợp cần tiên lượng cho bệnh nhân bị ung thư phổi, ProGRP trước điều trị có thể hỗ trợ bác sĩ tiên lượng thời gian sống của người bệnh.
4. Các phương pháp chẩn đoán ung thư phổi khác
4.1. Xét nghiệm đờm
Xét nghiệm này sẽ phân tích mẫu đờm hoặc dịch nhầy mà người bệnh ho ra dưới kính hiển vi để phát hiện tế bào bất thường (nếu có). Xét nghiệm đờm giúp phát hiện sớm ung thư phổi. Tuy nhiên vì phải quan sát tế bào trên tiêu bản nên kỹ thuật này cần thực hiện tại cơ sở y tế có thiết bị hỗ trợ đảm bảo.
Dịch đờm được quan sát dưới kính hiển vi
4.2. Nội soi khí quản và sinh thiết
Nội soi khí quản và sinh thiết sẽ hỗ trợ làm chẩn đoán xác định. Đây là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán ung thư phổi cần được thực hiện.
4.3. Chụp cắt lớp vi tính liều thấp
Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính liều thấp giúp tạo hình ảnh đáp ứng chất lượng vừa đủ để phát hiện bất thường tại vùng phổi. So với chụp CT vùng ngực thông thường, chụp CT liều thấp sử dụng lượng bức xạ ion hóa thấp hơn 90%.
4.4. Chụp X-quang tim phổi
Chụp X-quang tim phổi cũng là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán ung thư phổi khá hiệu quả. Đây là kỹ thuật ứng dụng tia X kết hợp liều bức xạ thấp, chỉ định trong trường hợp người bệnh đã xuất hiện triệu chứng tại đường hô hấp.
Chụp X-quang tim phổi cũng được áp dụng để chẩn đoán bệnh
Thông qua phim chụp X-quang, bác sĩ sẽ phát hiện được khối u, vùng mờ bất thường, tình trạng bóng tim to, dịch màng phổi,... Chụp X-quang giúp cung cấp hình ảnh cơ bản tại vùng lồng ngực. Trường hợp nghi ngờ bệnh nhân đã xuất hiện khối u hoặc tổn thương, bác sĩ thường chỉ định kết hợp với chụp CT.
4.5. Chụp PET/CT
Tế bào ung thư có khả năng hấp thụ và chuyển hóa đường mạnh hơn tế bào lành. Đây là căn cứ quan trọng cho phép bác sĩ ứng dụng kỹ thuật chụp PET/CT để chẩn đoán ung thư. Theo đó trước khi chụp, người bệnh thường được tiêm một chất đặc biệt vào tĩnh mạch, để tế bào hấp thu và phản xạ lại giúp ghi nhận hình ảnh.
So với các phương pháp chẩn đoán khác, chụp PET/CT ghi điểm bởi độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ kiểm tra giai đoạn tiến triển bệnh, hiệu quả trong điều trị, phát hiện vùng tổn thương hoặc hoại tử,...
ProGRP được biết đến như dấu ấn chỉ điểm ung thư phổi tế bào nhỏ. Thông qua xét nghiệm PRO GRP, bác sĩ sẽ phần nào đưa ra được chẩn đoán ban đầu, chỉ định để người bệnh làm thêm xét nghiệm chẩn đoán khác nếu cần thiết.
Nếu nằm trong nhóm nguy cơ mắc ung thư phổi, bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên, thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ. Một địa chỉ y tế uy tín, bạn có thể tìm đến là Hệ thống Y tế MEDLATEC nổi tiếng với bề dày hoạt động gần 30 năm.
Trong đó, Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, song hành cùng chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ đủ điều kiện thực hiện nhiều kỹ thuật phân tích xét nghiệm yêu cầu cao.
Nếu cần làm xét nghiệm PRO GRP hoặc kiểm tra sức khỏe, bạn hãy tin tưởng tìm đến MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi vào số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!