Các tin tức tại MEDlatec
Hăm da là gì? Cách trị hăm da cho trẻ
- 26/05/2022 | Những điều bạn cần biết về tình trạng hăm bẹn ở người lớn
- 01/08/2022 | Nguyên nhân và cách trị hăm cho bé - bố mẹ cần lưu ý
1. Bệnh hăm da là gì?
Hăm da là bệnh gây ra bởi nấm, vi khuẩn hoặc bội nhiễm vi khuẩn xuất phát từ thói quen mặc quần áo chật, bị bí mồ hôi làm xuất hiện vùng da đỏ, có thể kèm nốt phỏng nhẹ, ngứa, có vảy,... Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do da đang phát triển nên hàng rào bảo vệ còn mỏng manh, nếu tiếp xúc với tác nhân gây bệnh sẽ dễ bị kích ứng và xuất hiện các tình trạng:
Các mức độ hăm da ở trẻ
- Da ửng đỏ kèm theo nốt mẩn ngứa thành mảng, sần và nổi hơn so với bề mặt da.
- Sau 1 - 2 ngày có thể tiến triển mụn nước nhỏ, rát, ngứa.
- Càng ngứa trẻ càng gãi làm mụn nước vỡ ra, tăng nguy cơ viêm nhiễm da.
2. Phương pháp xử trí khi trẻ bị hăm da
2.1. Nguyên tắc cần nhớ
Nếu cha mẹ đã biết triệu chứng hăm da là gì và nhận diện con mình bị hăm da thì trong quá trình chăm sóc, trị hăm da cho con, cần ghi nhớ nguyên tắc:
- Luôn đảm bảo vùng da bị hăm được thông thoáng, không bị bám đọng mồ hôi.
- Luôn vệ sinh vùng da ở các ngấn, kẽ thật sạch để tránh bị kích ứng da.
- Loại bỏ tác nhân gây kích ứng da có trong: chất thải cơ thể, mồ hôi, quần áo, bụi vải,...
- Dùng kem dưỡng để tái tạo và phục hồi da cho con.
- Dùng kem trị hăm để tránh tình trạng hăm da tái phát.
2.2. Cách chăm sóc da cho trẻ bị hăm da
Để điều trị hăm da cho trẻ hiệu quả thì không thể bỏ qua khâu chăm sóc da. Vậy phương pháp chăm sóc da phù hợp với trẻ bị hăm da là gì?
- Tắm cho trẻ bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ nhưng không được chà xát ở vùng da bị hăm, trước khi quấn tã cần dùng khăn mềm sạch để lau khô da cho trẻ.
- Chọn loại bỉm có kích thước hợp với vòng bụng và mông của con để tránh tình trạng mặc bỉm chật quá gây cọ xát, làm cản trở thoát hơi nên ứ đọng mồ hôi.
- Giảm thiểu tối đa thời gian mặc bỉm cho trẻ.
Trẻ bị hăm da cần được hạn chế mặc bỉm, vệ sinh da khô và sạch
- Xem xét lại bỉm, vải đang dùng xem có phải đó là tác nhân gây hăm da cho trẻ không, nếu đúng thì cần thay loại khác ngay.
- Thoa kem chứa chất kháng nấm, steroids và kẽm để cải thiện hăm da cho trẻ.
2.3. Điều trị hăm da, khi nào cần thiết?
Hầu hết các trường hợp hăm da ở trẻ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe và ít khi cần điều trị tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, nếu trẻ rơi vào các trường hợp sau thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để biết được hướng xử trí hăm da là gì:
- Đã áp dụng các biện pháp chăm sóc da phù hợp nhưng tình trạng hăm da không cải thiện sau khoảng 5 - 7 ngày.
- Phạm vi da bị hăm có xu hướng lan rộng hoặc có ở nhiều vùng da của cơ thể.
- Có dấu hiệu nhiễm trùng như: rỉ dịch, có mủ, đóng vảy,...
- Da nổi mẩn đỏ kèm theo sốt hay bị tiêu chảy trên 48 giờ.
Để trị hăm da cho trẻ, cha mẹ có thể dùng một số sản phẩm kem trị hăm như: Sudocrem, Skinbibi, Bepanthen,... bởi vì chúng có tác dụng dưỡng ẩm, phục hồi và tái tạo da bị tổn thương khi hăm. Nếu được dùng ngay khi phát hiện dấu hiệu.
Với những trường hợp đã dùng kem trị hăm và chăm sóc da đúng cách nhưng không cải thiện hoặc có xu hướng trầm trọng thì trẻ cần được đến gặp bác sĩ da liễu để được kê đơn thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường được dùng để trị hăm da cho trẻ là:
- Kem chống viêm corticoid nồng độ thấp: giúp giảm dị ứng, giảm sưng như: cortisol, methylprednisolon, prednisolon,… mỗi ngày bôi 1 - 2 lần, duy trì 5 - 7 ngày có sự theo dõi, đánh giá của bác sĩ.
Thăm khám giúp tìm ra phương án tốt nhất để trị hăm da là gì với trường hợp nghiêm trọng
- Thuốc kháng sinh đường bôi: amoxicillin, cefazolin , gentamycin,… dùng cho các trường hợp hăm da dị ứng hoặc trẻ bị hăm da mắc bệnh chàm. Liều dùng theo chỉ định của bác sĩ, duy trì 7 - 10 ngày. Loại thuốc này chỉ dùng khi đã lở loét nghiêm trọng và bội nhiễm.
Việc dùng thuốc kháng sinh cần thận trọng, không được tự ý sử dụng vì tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như: suy thận cấp, phù, chức năng ức chế miễn dịch của da không hoạt động,...
Một số trường hợp đặc biệt bác sĩ sẽ cân nhắc về việc sử dụng kết hợp thuốc bôi với thuốc kháng sinh uống để đạt được hiệu quả tốt nhất. Điển hình có thể kể đến như thuốc: erythromycin, flucloxacillin.
2.4. Biện pháp phòng ngừa hăm da cho trẻ
Hăm da ở trẻ em không khó xử lý nhưng lại rất dễ tái phát. Vì thế cha mẹ nên thực hiện những biện pháp sau để phòng ngừa tái diễn tình trạng này:
- Ngay sau khi trẻ đi vệ sinh cần lập tức vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, để mông trẻ khô thoáng rồi mới mặc bỉm.
- Cố gắng hạn chế dùng bỉm để cho mông trẻ có nhiều thời gian thông thoáng.
- Trước và sau khi thay bỉm cho con cha mẹ nên rửa tay sạch để phòng ngừa nhiễm trùng.
- Chọn loại tã lót ít hóa chất, ít chứa chất tạo mùi.
- Chú ý thay tã cho con sau mỗi 3 - 4 giờ.
- Các đồ dùng bằng vải mới mua cho trẻ cần được giặt sạch, phơi khô rồi mới cho trẻ sử dụng.
- Nên cho trẻ mặc các loại quần áo có khả năng hút nước tốt, thoáng.
Về cơ bản, hăm da là tình trạng phát ban ở nếp gấp da, một dạng viêm hoặc nhiễm trùng. Trẻ nhỏ bị hăm da hầu hết là do thói quen vệ sinh kém, dùng bỉm chứa nhiều hóa chất hoặc không phù hợp kích thước, không chăm sóc da đúng cách,... khiến cho vi khuẩn, vi nấm có cơ hội tấn công. Do đó, tình trạng hăm da ở trẻ có thể được phòng ngừa bằng việc thay đổi những thói quen này.
Nếu đã chăm sóc da và áp dụng biện pháp trị hăm da tại nhà mà các triệu chứng không cải thiện, cha mẹ có thể đưa con đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc đặt trước lịch khám qua hotline 1900 56 56 56. Tại đây, các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành sẽ kiểm tra, đánh giá và tư vấn cụ thể biện pháp điều trị hăm da là gì để giúp trẻ sớm thoát khỏi sự khó chịu do hăm da gây ra.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!