Các tin tức tại MEDlatec
Hóa trị và những điều cần lưu ý
- 17/09/2021 | Người điều trị ung thư nên biết: ưu nhược điểm của phương pháp hóa trị
- 23/02/2022 | Chuyên gia giải đáp: Thời điểm tốt nhất để bắt đầu hóa trị là khi nào?
- 27/09/2022 | Có thể kết hợp xạ trị và hóa trị trong điều trị ung thư không?
1. Vai trò của hóa trị
- Hóa trị là dùng thuốc để điều trị ung thư. Một số loại thuốc trong điều trị ung thư có thể kể đến như:
Hóa trị giúp giảm triệu chứng ung thư
+ Liệu pháp nội tiết: Được dùng để thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, từ đó kiểm soát được hoạt động của những tế bào ung thư.
+ Liệu pháp nhắm đích: Dùng thuốc nhắm đến các gen và protein của tế bào ung thư, từ đó hạn chế khả năng hoạt động của chúng.
+ Liệu pháp miễn dịch: Hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể chống lại tế bào ung thư.
- Một số vai trò quan trọng của phương pháp hóa trị:
- Có tác dụng kìm hãm sự phát triển và triệt tiêu tế bào ung thư, đồng thời ngăn chặn chúng lan rộng ra nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể.
- Thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào và khối u ung thư, khiến những khối u này nhỏ đi. Đối với những bệnh nhân có khối u lớn, bác sĩ thường chỉ định hóa trị trước để giảm kích thước khối u và sau đó mới tiến hành phẫu thuật hoặc xạ trị.
- Các loại thuốc được chỉ định có tác dụng giảm triệu chứng ung thư rất hiệu quả, chẳng hạn như giảm đau nhức, mệt mỏi,... từ đó, chất lượng sống của người bệnh cũng được cải thiện.
- Hóa trị có thể là phương pháp chính nhưng trong nhiều trường hợp nó cũng có thể là phương pháp bổ trợ. Cụ thể, một số người bệnh đã được phẫu thuật để loại bỏ khối u ung thư nhưng bác sĩ vẫn chỉ định thực hiện hóa trị với mục đích triệt tiêu nốt những tế bào ác tính còn sót lại. Phương pháp này giúp phòng ngừa nguy cơ di căn và tái phát bệnh.
2. Những phương pháp thực hiện hóa trị
Trong quá trình thực hiện hóa trị có người bệnh, bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp sau:
- Hóa trị đường uống: Là một số loại thuốc dạng viên nén, con nhộng hay dạng lỏng và người bệnh có thể dễ dàng uống các loại thuốc này. Những thành phần trong thuốc sẽ được hấp thu vào cơ thể qua đường tiêu hóa.
Hóa trị đường uống
- Hóa trị tiêm dưới da: Phương pháp này có nguy cơ chảy máu thấp hơn so với tiêm bắp do đó phù hợp với người bệnh có tiểu cầu thấp. Thuốc ở dạng sinh học và được tiêm vào phần dưới da, đảm bảo không tác động sâu vào lớp cơ.
- Hóa trị truyền tĩnh mạch: Chuyên gia sẽ truyền thuốc trực tiếp qua đường tĩnh mạch của người bệnh. Quá trình thực hiện có thể từ vài phút, vài giờ đến vài ngày, thậm chí vài tuần. Điều này tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể. Phương pháp này thường mang lại tác dụng điều trị rất nhanh.
- Hóa trị tiêm bắp: Các bác sĩ sẽ dùng kim tiêm để đưa thuốc vào sâu trong da. So với tiêm dưới da và truyền tĩnh mạch thì phương pháp này sẽ có tác dụng lâu hơn do cơ thể hấp thu thuốc chậm hơn.
- Hóa trị nội động mạch: Các bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào động mạch để các thành phần trong thuốc sẽ tác động trực tiếp đến các khối u, tiêu diệt chúng nhanh chóng hơn.
Truyền thuốc trị ung thư qua đường tĩnh mạch
- Một số cách dùng thuốc hóa trị khác
+ Màng bụng: Là cách đưa thuốc vào một số cơ quan trong ổ bụng nhưng không đưa vào dạ dày hay một số bộ phận khác.
+ Bàng quang: Chỉ áp dụng với bệnh nhân mắc ung thư bàng quang và đã được cắt bỏ khối u ung thư.
+ Màng phổi: Là cách đưa thuốc vào màng phổi để kiểm soát dịch màng phổi, phòng tránh tình trạng có quá nhiều dịch để gây chèn ép, khó thở cho người bệnh.
- Hóa trị tại chỗ: Là cách bôi thuốc trực tiếp lên vùng bị tổn thương. Đây là phương pháp điều trị phổ biến ở bệnh nhân ung thư da.
3. Tác dụng phụ của hóa trị
Ngoài những ưu điểm kể trên, hóa trị cũng giống như nhiều phương pháp điều trị khác, cũng tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Những loại thuốc được dùng trong quá trình điều trị không chỉ tác động lên tế bào ung thư mà còn có thể tác động lên những tế bào khỏe mạnh. Do đó, người bệnh được áp dụng phương pháp hóa trị có thể gặp phải một số tác dụng phụ mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng.
Rụng tóc là tác dụng phụ phổ biến khi áp dụng phương pháp hóa trị
Một số tác dụng phụ của phương pháp hóa trị thường gặp là:
- Giảm lượng hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu gây ra tình trạng thiếu máu, hay bị bầm tím, dễ bị nhiễm trùng,...
- Rụng tóc, sạm da.
- Chán ăn, hay bị buồn nôn và nôn.
- Tiêu chảy.
- Loét niêm mạc miệng.
Khi gặp phải các tác dụng phụ của hóa trị, bệnh nhân cần liên hệ đến bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Người bệnh không nên lo lắng quá vì sau một thời gian, những tác dụng phụ này sẽ hết dần. Nếu tác dụng phụ, nghiêm trọng và kéo dài, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách khắc phục hoặc có những điều chỉnh khi điều trị, hay chuyển sang phương pháp trị bệnh khác, phù hợp hơn với người bệnh.
Để hạn chế gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần:
+ Sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sau mỗi đợt hóa trị, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể sản sinh ra tế bào mới đủ để thay thế các tế bào tổn thương trong quá trình truyền hóa chất.
+ Không nên kiêng khem quá mức mà cần thực hiện chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp với tình trạng sức khỏe. Nên chia nhỏ thành nhiều bữa để việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn và hệ tiêu hóa cũng sẽ làm việc tốt hơn, thuận lợi hơn.
+ Nên giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và giữ gìn không gian sống sạch sẽ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Để được tìm hiểu nhiều hơn về phương pháp hóa trị trong điều trị ung thư và có nhu cầu thăm khám, kiểm tra sức khỏe, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến đường dây nóng 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, đội ngũ tư vấn viên luôn sẵn sàng tư vấn và hướng dẫn đặt lịch khám sớm nhất cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!