Các tin tức tại MEDlatec
Hội chứng cushing ở trẻ em: Mức độ nguy hiểm và cách chữa trị bệnh
- 01/12/2023 | Trẻ em bị nổi mụn nước khắp người là bị làm sao, xử lý thế nào?
- 26/09/2024 | Viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi? Điều trị như thế nào?
- 05/10/2024 | Mảng trắng trong bao quy đầu của trẻ em xuất hiện do nguyên nhân nào?
- 21/10/2024 | Cách xử lý và phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ em theo lời khuyên của bác sĩ
1. Triệu chứng hội chứng cushing ở trẻ em
Vỏ tuyến thượng thận sản sinh ra Cortisol và tác dụng của loại hormone này là phản ứng với những vấn đề như chấn thương, bệnh tật, điều hòa huyết áp và đường máu,… Tình trạng tuyến thượng thận sản xuất dư thừa quá nhiều cortisol có thể khiến trẻ chậm tăng trưởng, làm tăng nguy cơ béo phì và những thay đổi về tâm trạng cùng với một số triệu chứng khác.
Hội chứng Cushing ở trẻ em có thể gây ra những triệu chứng sau:
- Tăng cân, dễ bị tích tụ mỡ thừa ở phần thân trên mặt, cổ hay sau gáy.
- Tay, chân gầy.
- Chậm tăng trưởng.
Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ chậm phát triển
- Có những vết đỏ trên bụng.
- Da mỏng, tối màu.
- Rạn da và nhiều mụn hoặc có hiện tượng bầm tím.
- Huyết áp cao, thường xuyên lo lắng và khó chịu.
- Tăng đường huyết.
- Đối với bé gái: Vùng kín mọc nhiều lông, rối loạn kinh nguyệt, thậm chí một số trường hợp không có kinh nguyệt.
Những triệu chứng trên không đặc trưng và dễ nhầm lẫn. Chính vì thế, khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường như mệt mỏi, chậm lớn,… bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.
2. Hội chứng Cushing ở trẻ em có nguy hiểm không?
Hội chứng Cushing ở trẻ em thường do một số nguyên nhân như:
- Vấn đề bất thường ở thận gây ra tình trạng tiết nhiều hormone cortisol hay do tình trạng rối loạn nội tiết di truyền.
- Do dùng thuốc glucocorticoid để điều trị một số bệnh lý như hen suyễn, viêm ruột, viêm khớp dạng thấp, các bệnh lý ung thư,…
Trẻ có thể mắc bệnh do dùng thuốc sai cách
Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể khiến trẻ chậm phát triển, yếu ớt do hệ miễn dịch kém, nguy cơ bị tiểu đường và huyết áp cao.
3. Phương pháp điều trị hội chứng Cushing ở trẻ em
Trước hết, các bác sĩ cần thăm khám triệu chứng và chỉ định cho trẻ thực hiện một số phương pháp xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của trẻ.
Một số phương pháp xét nghiệm thường được dùng trong chẩn đoán bệnh bao gồm:
- Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ để đo nồng độ hormone của trẻ.
- Xét nghiệm cortisol vào sáng sớm vì đây là thời điểm nồng độ cortisol của trẻ tăng cao. Mẫu xét nghiệm là mẫu máu hoặc dùng nước bọt bên trong má.
- Xét nghiệm kích thích hormone giải phóng Corticotropin: Để tìm nguyên nhân dư thừa hormone cortisol có phải do khối u ở tuyến yên hay tuyến thượng thận hay không.
- Xét nghiệm ức chế Dexamethasone để kiểm tra xem tuyến yên có đang sản xuất quá nhiều hormone vỏ thượng thận hay không.
- Phương pháp điều trị hội chứng Cushing ở trẻ em:
+ Phẫu thuật: Nếu trẻ bị dư thừa nồng độ hormone cortisol là do xuất hiện khối u ở tuyến thượng thận thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến này hoặc tuyến yên trong trường hợp cần thiết. Mổ nội soi được đánh giá là giảm nguy cơ chảy máu, giúp người bệnh hồi phục nhanh.
Phẫu thuật là cách điều trị hội chứng Cushing
+ Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể tác động lên tuyến yên và tuyến thượng thận từ đó phòng ngừa tình trạng sản xuất quá mức hormone cortisol và từ đó cải thiện bệnh hiệu quả.
Một số trường hợp trẻ bị rối loạn tự miễn dịch và sử dụng thuốc glucocorticoid lâu dài, thì bác sĩ có thể cân nhắc về việc thay đổi tần suất dùng thuốc hoặc liều lượng dùng thuốc. Từ đó, ngăn ngừa tình trạng dư thừa cortisol và khắc phục những triệu chứng của bệnh.
Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý về vấn đề giảm hay dừng thuốc. Người bệnh cần dùng thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ. Không nên cho trẻ dừng thuốc đột ngột để tránh dẫn đến tình trạng suy thận cấp. Cần sử dụng đúng theo liệu trình của bác sĩ.
+ Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ:
Cha mẹ cần đưa trẻ đi tái khám nội tiết khoảng 3 đến 6 tháng/lần để có thể theo dõi nồng độ hormone và nếu cần thiết, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại liều lượng thuốc.
Trong mỗi lần tái khám, trẻ sẽ cần thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, đồng thời đánh giá về sự phát triển của trẻ qua cân nặng, chiều cao. Trường hợp trẻ đã ổn định thì cần tái khám sau 6 tháng/lần.
Trường hợp trẻ được phẫu thuật thì cần tái khám khi cần thiết, đặc biệt, trẻ cần được theo dõi chặt chẽ sau 1, 2 tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật, và tái khám khi cần thiết.
Nếu trẻ có biểu hiện chậm hồi phục sau mổ thì cần theo dõi lâu hơn.
4. Cách phòng ngừa hội chứng Cushing ở trẻ em
Để phòng ngừa nguy cơ mắc hội chứng Cushing ở trẻ em, các bậc cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Cho con dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Không dùng thuốc quá nhiều loại thuốc có chứa steroid trong thời gian dài.
- Không tự ý mua thuốc, đặc biệt rất nhiều loại thuốc giảm đau, kháng viêm có nguồn gốc từ corticoid. Lạm dụng loại thuốc này có thể gây ra hội chứng giả Cushing.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ, ưu tiên cho trẻ ăn rau củ và trái cây, chất đạm trong các bữa ăn.
- Khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
- Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ.
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu có biểu hiện bất thường
- Cần đưa trẻ đến khám đúng hẹn để điều chỉnh loại thuốc phù hợp và xử trí những vấn đề bất thường nếu có. Không dùng lại đơn thuốc cũ.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về các triệu chứng của hội chứng Cushing ở trẻ em, nguyên nhân gây bệnh, mức độ nguy hiểm cũng như các phương pháp điều trị.
Nếu còn thắc mắc về căn bệnh này hoặc cần tư vấn về các vấn đề sức khỏe của trẻ hay muốn đặt lịch khám sớm cho con, mời các bậc phụ huynh liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!