Các tin tức tại MEDlatec
Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng
- 06/12/2022 | Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ cần nhớ điều này
- 01/12/2022 | Cha mẹ để trẻ sơ sinh nằm nghiêng có tốt không?
- 09/12/2022 | Khi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì để giúp con mau khỏi
- 01/12/2022 | Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?
1. Tìm hiểu chung về hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh
Khá nhiều trẻ sơ sinh đã và đang phải đối mặt với hội chứng rung lắc, tình trạng này xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt là các bé khoảng 6 - 8 tháng tuổi. Bởi vì, cơ thể của bé chưa cứng cáp như người trưởng thành, các bộ phận trong đó có não bộ chưa thực sự hoàn thiện. Khi bé bị rung lắc thường xuyên, não bộ sẽ là bộ phận chịu nhiều tổn thương nghiêm trọng nhất.
Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh là vấn đề thường gặp
Cụ thể, khi hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh xảy ra, não bộ rất dễ va chạm với xương sọ, có thể để lại những tổn thương cực kỳ nghiêm trọng. Như vậy, sức khỏe cũng như sự phát triển não bộ của trẻ có nguy cơ bị đe dọa. Thậm chí, các bác sĩ đánh giá rằng hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh nghiêm trọng không kém gì so với tình trạng chấn thương sọ não thường gặp ở người trưởng thành. Đó là lý do vì sao các bậc phụ huynh không nên chủ quan khi phát hiện bé mắc phải hội chứng kể trên.
Các bác sĩ cho biết thói quen đung đưa, vỗ về trẻ sơ sinh của cha mẹ, người thân là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ mắc hội chứng rung lắc. Khi ru bé ngủ, nhiều người có thói quen đưa võng, đưa nôi mạnh để em bé nhanh chóng chìm vòng giấc ngủ, tuy nhiên họ không hề biết rằng hành động này lại khiến não bộ của bé bị tổn thương.
Đối với trẻ sơ sinh, việc bế xốc trẻ hoặc tung hứng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể xuất hiện nếu bé không may bị ngã, gặp chấn thương ở đầu. Như vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý chăm sóc trẻ cẩn thận để hạn chế nguy cơ xuất hiện hội chứng rung lắc nhé!
Bạn không nên bế xốc trẻ sơ sinh
2. Dấu hiệu của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh
Điều đáng quan tâm nhất đó là dấu hiệu khi trẻ mắc hội chứng rung lắc, đây là cơ sở để cha mẹ kịp thời phát hiện vấn đề sức khỏe của trẻ, cho bé đi điều trị sớm. Thông thường, biểu hiện của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh xuất hiện sau khoảng 6 tiếng kể từ khi não bộ của bé bị tổn thương. Cha mẹ hãy chú ý theo dõi một số dấu hiệu bất thường sau và đưa con đi khám ngay lập tức nhé!
Tổn thương ở não bộ có thể ảnh hưởng tới hành vi hoặc ý thức của trẻ, bệnh nhân thường có xu hướng quấy khóc hoặc ngủ li bì. Thậm chí, một số bệnh nhi còn rơi vào trạng thái hôn mê do hội chứng rung lắc quá nghiêm trọng. Trong trường hợp này, ba mẹ không nên chủ quan và cần theo dõi sát sao sự thay đổi của trẻ.
Khi mắc bệnh, bé thường quấy khóc
Do não bộ bị tổn thương, bệnh nhi không thể tự kiểm soát hành động của mình, chính vì thế bé ăn ít sữa hơn so với bình thường, dễ bị sặc, trớ,… Ngoài ra, cơ thể của bé bắt đầu có dấu hiệu tím tái, co giật kèm theo đó là những cơn thở mạnh. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ tử vong vì hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh.
3. Biến chứng thường gặp của hội chứng rung lắc
Không thể phủ nhận rằng hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh là rất nghiêm trọng, bé sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng xấu. Trong đó, sự phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ sẽ chịu những ảnh hưởng nặng nề nhất.
Các bác sĩ cho biết hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh là nguyên nhân khiến trẻ kém phát triển về thị giác, thính giác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt trong tương lai của bé. Đồng thời, trẻ cũng gặp nhiều khó khăn với khả năng ngôn ngữ, khả năng tập trung hoặc vận động. Thậm chí, một số trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh động kinh do hội chứng rung lắc.
Hội chứng rung lắc gây ra nhiều biến chứng cho trẻ sơ sinh
Để kịp thời phát hiện, điều trị hội chứng này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhi thực hiện một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, ví dụ như: chụp X-quang, chụp MRI hoặc tiến hành xét nghiệm máu,… Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ dễ dàng xác định được tình trạng não bộ và đưa ra kế hoạch điều trị hợp lý đối với từng bệnh nhi.
4. Kinh nghiệm điều trị cho trẻ mắc hội chứng rung lắc
Tùy vào triệu chứng rung lắc trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị dành riêng cho từng bệnh nhân. Nếu như trẻ gặp khó khăn khi hô hấp, bác sĩ có thể cân nhắc đặt ống thở, hỗ trợ bé hô hấp dễ dàng hơn. Trong một số trường hợp trẻ bị co giật, điều trị bằng thuốc sẽ là ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, khi bé co giật, cha mẹ cần đảm bảo con không cắn vào lưỡi, điều này khá nguy hiểm đối với trẻ.
Nếu như phát hiện tình trạng phù nề hoặc chảy máu não, bệnh nhi cần được tiến hành phẫu thuật kịp thời. Càng để lâu, sức khỏe của bé càng chịu nhiều ảnh hưởng xấu và có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ
Khi điều trị cho bệnh nhân mắc hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ cần lựa chọn đơn vị uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là gợi ý dành cho các bậc phụ huynh. Bệnh viện đã có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động, nhiều bác sĩ đầu ngành đang làm việc tại bệnh viện. Cùng với đó là hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất uy tín, hiện đại. Nhờ vậy chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe luôn được đảm bảo. Để được tư vấn, hướng dẫn kỹ hơn và đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh, từ đó chăm sóc bé cẩn thận hơn. Khi gặp dấu hiệu bệnh, bạn cần đưa con đi kiểm tra, chữa trị tại các cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!