Các tin tức tại MEDlatec
Hồi chuông cảnh báo: ai cũng có tế bào ung thư trong cơ thể
- 08/01/2021 | Có những loại xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung nào?
- 15/09/2021 | Thận trọng với những nguyên nhân gây ung thư dạ dày có thể gặp ở bất kỳ ai
1. Ung thư là gì và do đâu mà có
Viện ung thư quốc gia Mỹ định nghĩa về ung thư như sau: nó là quá trình tăng sinh và phân chia không kiểm soát của tế bào ung thư, có khả năng xâm lấn đến các tổ chức lân cận. Tế bào ung thư có khả năng di căn đến những phần khác của cơ thể thông qua hệ bạch huyết và đường máu.
Tổn thương DNA là nguyên nhân gây ung thư
Một tế bào bình thường sẽ trở thành tế bào ung thư khi nó trải qua quá trình tích lũy đột biến gen hoặc các khiếm khuyết di truyền. Những yếu tố được xem là nguy cơ gây tổn thương DNA làm ung thư hình thành gồm: chế độ ăn uống và lối sống nguy hại, ô nhiễm môi trường và hóa chất có độc, bệnh lý truyền nhiễm,...
2. Nguy cơ ai cũng có tế bào ung thư bên trong cơ thể
2.1. Tế bào ung thư trong cơ thể mỗi người
Viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc - Phàm Đại Minh đã chỉ ra: các khối u hình thành là do cơ thể mất khả năng kiểm soát tế bào ung thư. Các tế bào bình thường trong quá trình lão hóa của mình sẽ có đột biến gen và bắt đầu tăng sinh vô hạn để tạo ra bệnh ung thư. Thời gian tính từ khi có đột biến tế bào ung thư đầu tiên đến khi một người được chẩn đoán ung thư thường mất khoảng 2 - 3 năm hoặc có thể tới 40 năm.
Trong cơ thể của mỗi con người có khoảng 60 nghìn tỷ tế bào. Khi mỗi phút trôi qua cũng đồng nghĩa với có khoảng 100 triệu tế bào mới được sinh ra và chết đi. Trong quá trình nhân đôi và phân chia của tế bào có thể xảy ra sự sai lệch và hậu quả của nó chính là tế bào bị đột biến. Như vậy, nguy cơ ai cũng có tế bào ung thư là rất cao.
Bản thân bệnh ung thư là kết quả của sự đột biến tế bào trong cơ thể nhưng điều đó không có nghĩa là ở cơ thể nào tế bào đột biến cũng sẽ phát triển thành ung thư. Một tế bào bình thường cần tối thiểu 3 - 7 đột biến mới biến đổi thành tế bào ung thư được.
Trong cơ thể mỗi người, ai cũng có tế bào ung thư nhưng không phải tế bào nào cũng hình thành bệnh ung thư
Điều đó có nghĩa là chỉ một tế bào đột biến thôi sẽ không có khả năng trở thành ung thư. Đặc biệt, khi hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh, nếu tế bào ung thư xuất hiện, ngay lập tức nó sẽ bị tiêu diệt. Ngược lại, tế bào ung thư mới rất dễ hình thành khi hệ miễn dịch bị suy yếu.
Như vậy, ai cũng có tế bào ung thư trong cơ thể từ khi sinh ra nhưng phải có điều kiện thuận lợi thì tế bào ấy mới phát triển thành bệnh ung thư được. Những đối tượng sau đây được xem là có nguy cơ cao với bệnh lý này:
- Có gen di truyền
Thực tế cho thấy có khoảng 5 - 10% bệnh nhân ung thư là do gen di truyền. Nếu gia đình có nhiều người cùng bị một loại bệnh ung thư thì nguy cơ bạn mang gen liên quan đến bệnh ấy là rất cao.
- Có thói quen xấu
Các thói quen được xem là xấu gồm: hút thuốc lá, uống bia rượu, thức quá khuya. Nó chính là tác nhân gây ra ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư gan, ung thư vú,...
- Ăn uống sai cách
Ăn đồ ăn nóng trên 65 độ C trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Ăn đồ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Bệnh ung thư ruột có nguy cơ cao với những người thường xuyên ăn đồ chiên, nướng.
- Hay tức giận
Những người thường xuyên phải trải qua trạng thái tâm lý tức giận, tiêu cực, không lành mạnh có nguy cơ cao với bệnh ung thư vú vì các yếu tố này ảnh hưởng không tốt tới nội tiết tố.
2.2. Biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư
Khi đã biết về nguy cơ ai cũng có tế bào ung thư, thiết nghĩ tất cả chúng ta đều nên tự bảo vệ mình bằng cách thực hiện những việc làm sau:
- Tránh xa khói thuốc lá
Khói thuốc lá bao gồm: xì gà, tẩu, thuốc lá điếu,... đều là tác nhân gây ra ung thư. Vì vậy, hãy tự bảo vệ mình khỏi khói thuốc lá bằng cách tránh xa nó.
Tầm soát ung thư định kỳ là biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh lý này
- Tầm soát ung thư định kỳ
Thăm khám sức khỏe để tầm soát ung thư định kỳ được xem là biện pháp phòng ngừa hiệu quả đối với bệnh ung thư. Việc làm này sẽ giúp chúng ta tiến hành một số kiểm tra, xét nghiệm, nhờ đó phát hiện sớm các tế bào bất thường để tiêu diệt chúng trước khi chúng chuyển thành ung thư hay di căn.
- Kiểm soát bia rượu
Theo thời gian, dùng đồ uống có cồn sẽ ngấm vào cơ thể và tăng nguy cơ ung thư. Vì thế, hãy cố gắng hạn chế tối đa việc đưa cồn vào trong cơ thể mình. Tốt nhất chỉ nên giới hạn ở mức 1 - 2 ly/ngày.
- Bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời mang theo tia UV có nguy cơ gây ung thư da. Vì thế, để hạn chế nguy cơ này, khi đi ra ngoài, hãy che chắn kín đồng thời dùng kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30 và tránh đi giữa trưa.
- Tự tạo thói quen ăn uống cân bằng và lành mạnh
Thực đơn nhiều rau, hoa quả và hạn chế thịt đỏ, đường, đồ ăn nhanh,... sẽ rất tốt cho cơ thể của bạn.
- Tập thể dục vừa sức
Duy trì tập thể dục mỗi ngày bằng các bài tập vừa sức sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng để chống lại nhiều tác nhân gây hại cho sức khỏe trong đó có bệnh ung thư.
Nguy cơ ai cũng có tế bào ung thư trong cơ thể là rất cao nhưng chúng ta có thể tự chủ động bảo vệ mình bằng các biện pháp được gợi ý ở trên. Đặc biệt, trong trường hợp phát hiện ra những triệu chứng bất thường của cơ thể, đừng quên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để kịp thời phát hiện bệnh lý và có biện pháp xử lý hiệu quả.
Nếu bạn cần được tư vấn về bất kỳ bệnh ung thư nào cũng như các xét nghiệm tầm soát ung thư, đừng quên liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích, kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!