Các tin tức tại MEDlatec
Hỏi đáp: Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào, nguyên nhân do đâu?
- 18/09/2021 | Cách nhận biết những triệu chứng thường gặp hạ canxi máu
- 06/11/2021 | Lý giải hiện tượng tăng canxi máu và cách khắc phục
- 16/06/2024 | Tìm hiểu về chỉ số canxi trong máu qua xét nghiệm canxi máu
1. Hạ canxi máu là gì?
Canxi là chất không thể thiếu đối với các hoạt động như co dãn, đông máu, cầm máu, dẫn truyền xung thần kinh, duy trì cấu trúc xương và tham gia vào quá trình giải phóng các hormone của cơ thể. Hạ canxi máu hay tụt canxi là tình trạng nồng độ canxi trong máu giảm xuống dưới mức bình thường.
Hạ canxi máu xảy ra khi nồng độ canxi giảm dưới mức bình thường
Đối với cơ thể bình thường, nồng độ canxi huyết thanh toàn phần trong điều kiện protein huyết tương bình thường ở dưới 8,8mg/dL hoặc nồng độ ion canxi dưới 4,7 mg/dL. Khi nồng độ canxi trong máu giảm quá thấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Nguyên nhân của hạ canxi máu
Trước khi tìm hiểu hạ canxi máu nguy hiểm thế nào, bạn cần biết nguyên nhân gây ra tình trạng này để có biện pháp phòng tránh thích hợp. Hạ canxi máu có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
Suy tuyến cận giáp
Tuyến cận giáp kiểm soát mức độ canxi trong máu bằng cách sản xuất hormone parathyroid (PTH). Nếu tuyến cận giáp không hoạt động đúng cách hoặc bị tổn thương (do phẫu thuật, bệnh tự miễn hoặc do bẩm sinh), nồng độ PTH sẽ giảm dẫn đến hạ canxi máu.
Thiếu vitamin D
Vitamin D cần thiết cho việc hấp thụ canxi từ ruột. Thiếu vitamin D do ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, chế độ ăn uống kém, hoặc rối loạn hấp thu có thể dẫn đến hạ canxi máu.
Thiếu vitamin D cũng là yếu tố góp phần dẫn đến hạ canxi máu
Suy thận
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt động. Khi thận bị suy giảm chức năng, nồng độ photpho trong máu tăng, quá trình chuyển hóa vitamin D thành 1,25-dihydroxy vitamin D bị ảnh hưởng, dẫn đến giảm hấp thụ canxi và gây hạ canxi máu.
Hạ magie máu
Thiếu magie có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hormone PTH, từ đó làm giảm nồng độ canxi trong máu.
Rối loạn hấp thu canxi
Các bệnh lý đường tiêu hóa như bệnh celiac, viêm ruột hoặc phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi từ thức ăn gây tụt canxi máu.
Hạ albumin máu
Canxi trong máu chủ yếu gắn với protein albumin. Khi nồng độ albumin giảm (do bệnh gan, thận hoặc suy dinh dưỡng), hàm lượng canxi huyết có thể giảm, mặc dù mức canxi ion hóa (dạng hoạt động) có thể vẫn ở mức bình thường.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống co giật và thuốc ức chế tiêu xương như bisphosphonates sử dụng trong thời gian dài có thể gây hạ canxi máu.
Viêm tụy cấp
Viêm tụy có thể dẫn đến tình trạng canxi lắng đọng trong mô mỡ xung quanh làm giảm nồng độ canxi trong máu.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể dẫn đến hạ canxi trong máu
3. Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?
Không ít người thắc mắc về vấn đề hạ canxi máu nguy hiểm thế nào? Tụt canxi máu nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm sau:
- Rối loạn chức năng cơ và thần kinh: Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc co cơ và truyền tín hiệu thần kinh. Khi mức canxi trong máu giảm, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như chuột rút, co giật cơ, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay, bàn chân,…
- Co thắt thanh quản và khó thở: Trong trường hợp nặng, hạ canxi máu có thể gây co thắt thanh quản dẫn đến khó thở, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
- Rối loạn nhịp tim: Canxi là yếu tố quan trọng trong việc điều hòa nhịp tim. Hạ canxi máu có thể gây rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể gây ra tình trạng ngừng tim.
- Rối loạn thần kinh trung ương: Khi thiếu canxi, các chức năng thần kinh trung ương có thể bị ảnh hưởng gây ra tình trạng lo lắng, hoảng loạn hoặc trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê.
- Loãng xương: Canxi là thành phần chính của xương, vì vậy hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương và các vấn đề liên quan đến sức khỏe cơ xương khớp khác.
- Chậm dậy thì: Nếu cơ thể thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến tình trạng dậy thì chậm với người bệnh đang độ tuổi thanh thiếu niên, nữ giới có thể gặp các vấn đề liên quan đến rụng trứng, đau bụng kinh tiền kinh nguyệt,…
4. Cách sơ cứu bệnh nhân hạ canxi máu
Trong cuộc sống sẽ có những lúc bạn gặp phải bệnh nhân bất ngờ bị hạ canxi máu với những biểu hiện như mệt, khó thở, co rút tay, chân hoặc các cơ khắp cơ thể,… Việc sơ cứu kịp thời có thể giúp người bệnh hạn chế được biến chứng nguy hiểm. Nếu thấy người bị tụt canxi thì đầu tiên bạn phải thật bình tĩnh, gọi ngay cho cấp cứu và thực hiện các bước sơ cứu trong thời gian chờ đợi như sau:
- Đặt bệnh nhân nằm hoặc nằm xuống để tránh nguy cơ té ngã.
- Nếu bệnh nhân có thể nuốt hãy cho người bệnh uống viên canxi dạng sủi hoặc dung dịch canxi có sẵn. Không ép bệnh nhân uống nếu có dấu hiệu không thể nuốt hoặc mất ý thức.
- Nếu người bệnh có dấu hiệu mất ý thức, hãy vỗ nhẹ vào 2 má để giữ người bệnh tỉnh táo.
- Nếu người bệnh không mang theo thuốc được chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
- Hãy cố gắng trấn an người bệnh và theo dõi triệu chứng để cung cấp cho nhân viên y tế.
Hi vọng thông qua bài viết trên, bạn đã biết hạ canxi máu nguy hiểm thế nào cũng như nắm được nguyên nhân và cách xử lý khi bất ngờ gặp người bị hạ canxi máu. Hạ canxi máu có thể điều trị được nếu phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách. Vì vậy, khi có những dấu hiệu bất thường, hãy tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán xác định tình trạng và lên phương án điều trị.
Chỉ bổ sung canxi khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Nếu bạn đang gặp những vấn đề liên quan đến hạ canxi máu mà chưa biết thăm khám, điều trị ở đâu thì hãy đến ngay các đơn vị thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để nhận được sự hỗ trợ, khám chữa bệnh và tư vấn sức khỏe từ bác sĩ chuyên khoa. Mọi thông tin cần tư vấn hoặc đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!