Các tin tức tại MEDlatec
Hỏi đáp: Mắc trĩ ngoại nên đi khám hay tự chữa tại nhà?
- 18/07/2021 | Giúp bạn giải đáp: Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?
- 06/08/2021 | Tìm hiểu về bệnh trĩ ngoại và cách điều trị hiệu quả
- 05/07/2021 | Top 7 dấu hiệu bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết nhất
1. Bệnh trĩ ngoại là gì?
Trĩ ngoại là một trong 2 dạng phổ biến của bệnh trĩ. So với trĩ nội, trĩ ngoại được cho là dễ phát hiện và điều trị hơn. Có thể nhận biết dễ dàng trĩ ngoại bằng sự xuất hiện bất thường của các nốt đỏ nhỏ (sau đó phát triển thành búi trĩ) và sự căng phồng lên của vùng da xung quanh hậu môn.
Nhiều người thường có xu hướng giấu bệnh, tự đối phó với bệnh tại nhà
Bệnh trĩ được hình thành do áp lực của cơ thể xuống các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng quá lớn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Một số yếu tố sau được dự đoán làm tăng nguy cơ mắc trĩ ngoại:
-
Di truyền: nếu như có người thân đã từng bị trĩ thì có thể nguy cơ bạn mắc phải bệnh lý này sẽ cao hơn so với người bình thường.
-
Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài: theo nghiên cứu cho thấy, áp lực của cơ thể xuống tĩnh mạch vùng dạ dày trực tràng khi đứng hoặc ngồi sẽ lớn hơn 3 - 4 lần so với tư thế nằm. Hơn nữa, nếu duy trì tư thế này trong thời gian dài, áp lực sẽ tăng thêm. Vì thế, nên lựa chọn và thường xuyên thay đổi tư thế phù hợp vừa giúp bạn thoải mái lại giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
-
Rối loạn nhu động ruột: khi hệ tiêu hoá gặp phải một số vấn đề như: táo bón, bệnh lỵ,... Những điều này sẽ khiến bạn phải rặn nhiều hơn trong lúc đi vệ sinh, khiến áp lực xuống ống hậu môn tăng, nguy cơ mắc bệnh trĩ cũng tăng theo.
-
Hội chứng ruột kích thích: đây là hội chứng khá phổ biến, tình trạng này làm xuất hiện nhiều cơn đau quặn bụng nhiều lần trong 1 ngày, khiến bệnh nhân phải đi vệ sinh và rặn quá nhiều. Từ đó khiến áp lực xuống hậu môn tăng cao, gây nên bệnh trĩ.
-
Mang thai ở phụ nữ: rất nhiều chị em nữ gặp phải tình trạng này, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ. Càng về cuối thai kỳ, kích thước của thai nhi càng lớn làm tăng áp lực xuống vùng hậu môn trực tràng. Đồng thời, điều này cũng cản trở hoạt động lưu thông máu của cơ thể xuống tĩnh mạch dưới, gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Phụ nữ có thai cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ
2. Vậy người mắc trĩ ngoại nên đi khám hay tự chữa tại nhà?
Bệnh trĩ ngoại gây ra cho người bệnh nhiều đau đớn và khó khăn ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, vì thế cần phải lựa chọn các phương pháp phù hợp để điều trị căn bệnh này. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh, mỗi người đều có thể lựa chọn mắc trĩ ngoại nên đi khám hay tự chữa tại nhà. Cụ thể như sau:
Điều trị bệnh trĩ ngoại tại nhà
Bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà nếu như phát hiện ra bệnh sớm, khi khi đang còn ở mức độ 1 và 2. Điều trị bệnh trĩ vào giai đoạn đầu được đánh giá rất hiệu quả, dễ dàng, chi phí thấp lại ít để lại biến chứng. Bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp sau để điều trị trĩ ngoại độ 1 và 2:
-
Sử dụng kem bôi trĩ: hiện nay ở các nhà thuốc có bán rất nhiều loại kem bôi trĩ đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh. Các thành phần chủ yếu có trong kem bôi trĩ như: ngải cứu, lá lốt, cúc tần, lá sung, nghệ,... có tác dụng chống viêm, giảm đau, hỗ trợ hồi phục tổn thương, giúp vết thương mau thành, cải thiện tình trạng bệnh.
-
Sử dụng các bài thuốc dân gian: cúc tần, lá lốt, nghệ, lá sung,... được nhiều người sử dụng như các bài thuốc chữa trị trĩ hiệu quả. Tùy từng loại sẽ có cách áp dụng khác nhau, tuy nhiên, trước khi thực hiện, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
-
Sử dụng thuốc tân dược: thuốc tân dược có nhiều lợi ích như nhỏ gọn, giá cả hợp lý, rất thuận tiện cho những người có công việc bận rộn nhưng vẫn muốn điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng cần được sự đồng ý, kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Nhiều bài thuốc dân gian có công dụng thần kì trong việc điều trị bệnh trĩ
Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật
Trĩ là căn bệnh khá nhạy cảm nên nhiều người thường có xu hướng giấu bệnh. Đến khi bệnh trở nặng, gây ra nhiều đau đớn, khó chịu thì bệnh nhân mới đi khám và điều trị. Tuy nhiên, lúc này tình trạng bệnh đã ở độ 3 và 4, không thể áp dụng các phương áp như trên, thay vào đó phải thực hiện các phẫu thuật cắt búi trĩ. Bệnh nhân có thể được chỉ định 1 trong số các phương pháp điều trị sau tùy vào tình trạng, mức độ:
-
Phẫu thuật cắt trĩ bằng PPH.
-
Phương pháp phẫu thuật bằng sóng cao tần HCPT.
-
Cắt trĩ bằng phương pháp Longo.
-
Cắt trĩ bằng phương pháp siêu âm Doppler - THD.
-
Cắt trĩ bằng phương pháp khoanh niêm mạc.
-
Phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp cắt trĩ tiên tiến, hiện đại
Qua những thông tin trên có thể thấy rằng mắc trĩ ngoại nên đi khám hay tự chữa tại nhà còn phải phụ thuộc vào mức độ và tình trạng của bệnh. Nếu như bệnh đang ở giai đoạn đầu có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà. Ngược lại, khi bệnh đã chuyển biến xấu sang độ 3, độ 4 cần phải đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời bằng việc can thiệp máy móc.
Nếu bạn đang lo lắng không biết nên lựa chọn cơ sở y tế nào chất lượng, đảm bảo về độ uy tín thì có thể tham khảo Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Trải qua hơn 25 năm hoạt động và trưởng thành, bệnh viện đã được ghi nhận là một trong những cơ sở khám chữa bệnh hàng đầu tại miền Bắc. Cùng với cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ, trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ các nước tiên tiến,... Tất cả sẽ mang lại sự hài lòng cho quý khách.
Nếu còn thắc mắc mắc trĩ ngoại nên đi khám hay tự chữa tại nhà, hoặc có nhu cầu đặt lịch thăm khám, xin vui lòng gọi cho chúng tôi để được giải đáp. Tổng đài hỗ trợ: 1900 565656.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!