Các tin tức tại MEDlatec
Hướng dẫn lịch khám thai chi tiết dành cho các mẹ bầu
- 19/07/2024 | Siêu âm thai 5D nên được thực hiện ở các mốc khám thai nào?
- 01/12/2023 | Các mốc khám thai và xét nghiệm quan trọng
- 01/11/2023 | Chia sẻ kinh nghiệm đi khám thai lần đầu cho chị em phụ nữ
1. Khám thai là gì?
Khám thai là quá trình thăm khám và kiểm tra sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi trong suốt thai kỳ. Đây là một bước rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe thai sản, đảm bảo mẹ và bé luôn trong trạng thái tốt nhất giúp mẹ bầu có được một thai kỳ khỏe mạnh.
Thông thường khi đi khám thai, mẹ bầu sẽ được chỉ định thực hiện một số dịch vụ như: khám sức khỏe tổng quát, đo huyết áp, siêu âm, xét nghiệm, tư vấn sức khỏe….
Khám thai định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sức khỏe mẹ và bé
Những lý do sau đây cho thấy tầm quan trọng của việc khám thai đối với mỗi thai phụ:
- Theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi: Khám thai giúp bác sĩ theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển của thai nhi và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra đối với mẹ hoặc bé;
- Tư vấn dinh dưỡng và lối sống: Bác sĩ sẽ cung cấp các lời khuyên về dinh dưỡng, vận động và lối sống phù hợp để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh;
- Chuẩn bị cho quá trình sinh nở: Khám thai giúp mẹ chuẩn bị tâm lý và thể chất cho quá trình sinh nở, cũng như lên kế hoạch sinh phù hợp nhất;
- Tiêm phòng và xét nghiệm: Các loại vắc xin và xét nghiệm cần thiết sẽ được thực hiện trong quá trình khám thai để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé;
- Giải đáp các thắc mắc: Khám thai là cơ hội để mẹ bầu được giải đáp các thắc mắc và giải tỏa những áp lực, lo lắng trong thai kỳ.
2. Các mốc khám thai mẹ bầu cần lưu ý
Mỗi mẹ bầu cần ghi nhớ những mốc khám thai quan trọng sau đây:
Mốc thứ nhất (tuần thai 5 - 8)
Khám thai lần đầu tiên là một cột mốc quan trọng để xác định tuổi thai, xác định xem thai đã vào tử cung hay chưa.
Mốc thứ hai (tuần thai thứ 8 - 10)
Ở tuần khám thai này, thai phụ sẽ được thăm khám toàn diện, đặc biệt thực hiện siêu âm để xác định chiều dài của phôi thai, kích thước túi ối và tim thai có hay chưa...
Mốc thứ 3 (tuần thai 11 - 13)
Đây là mốc khám thai vô cùng quan trọng trong suốt hành trình mang thai. Thông qua siêu âm đo độ mờ da gáy (từ tuần thai 11 tuần 6 ngày đến 13 tuần 6 ngày) và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh (Double test hoặc NIPT) cũng như các xét nghiệm cơ bản cho mẹ, từ đó giúp phát hiện được những dị tật của thai có liên quan đến nhiễm sắc thể và sức khỏe của mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con…
Tuần thai 11 - 13 là thời điểm quan trọng để phát hiện các dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Mốc thứ tư (tuần thai 16 - 18)
Bác sĩ vẫn sẽ tiếp tục thực hiện các kiểm tra như: đo huyết áp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu… để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Mốc thứ năm (tuần thai 20 - 22)
Trong kỳ khám ở tuần thứ 20 - 22 thai kỳ, mẹ bầu được chỉ định thực hiện siêu âm 4D cùng các xét nghiệm cần thiết bác sĩ có thể kiểm tra hình thái thai nhi, phát hiện những bất thường nếu có, dị dạng ở cơ quan như phổi, tim và nội tạng…
Mốc thứ sáu (tuần thai 24 - 28)
Giai đoạn này mẹ bầu cần làm nghiệm pháp dung nạp glucose để phát hiện tình trạng tiểu đường thai kỳ. Giai đoạn này mẹ bầu cũng cần được tiêm vắc xin uốn ván hoặc vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván.
Mốc thứ bảy (tuần thai thứ 30 - 32)
Đây là cột mốc quan trọng thứ 3 trong theo dõi thai kỳ. Thông quan siêu âm thai 4D, các bất thường về hình thái muộn của em bé sẽ được phát hiện.
Mốc thứ tám (tuần thai 34 - 36)
Ở giai đoạn này mẹ bầu sẽ được hẹn tái khám 2 tuần/ lần hoặc nếu có dấu hiệu bất thường. Khi khám, bác sĩ đánh giá sức khoẻ thai thông qua kết quả siêu âm và đo monitor thai, tiến hành các thăm khám thường quy như xét nghiệm máu, nước tiểu, kiểm tra cổ tử cung, dự báo cân nặng thai nhi để chuẩn bị cho cuộc sinh.
3. Khi đi khám thai định kỳ mẹ bầu cần lưu ý
Như vậy, những mốc khám thai quan trọng sẽ gắn với từng thời điểm phát triển của thai nhi. Để việc thăm khám đạt hiệu quả tối ưu, mẹ bầu đừng quên “bỏ túi” những lưu ý hữu ích sau đây:
- Uống nước trước siêu âm: Uống nhiều nước trước siêu âm giúp bàng quang được đầy, tử cung được đẩy lên cao, hình ảnh siêu âm sẽ rõ nét hơn, giúp bác sĩ quan sát rõ ràng hơn về tình trạng thai nhi;
- Ăn uống: Ăn một bữa nhẹ trước khi đi khám giúp duy trì năng lượng, tránh mất sức sau khi thực hiện xét nghiệm; không sử dụng các chất kích thích trước khi đi khám;
- Hồ sơ khám thai: Cần lưu trữ hồ sơ khám thai trong những lần khám thai định kỳ;
- Chú ý trang phục: Đi giày bệt và lựa chọn trang phục thoải mái để dễ dàng di chuyển cũng như thực hiện các thao tác trong thăm khám;
- Vệ sinh cơ thể: Đảm bảo cơ thể được vệ sinh sạch sẽ (nhất là vùng kín).
Trên đây là những thông tin về vai trò của việc khám thai định kỳ cũng như những lưu ý mẹ bầu cần nhớ trong quá trình thăm khám. Bên cạnh những lưu ý trên, việc lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín quyết định đến độ chính xác của kết quả và những tư vấn sức khỏe trong suốt thai kỳ. Do đó, các mẹ bầu hãy lựa chọn địa chỉ khám thai đạt các tiêu chí chất lượng để an tâm trên hành trình chào đón con yêu.
Hiện nay, MEDLATEC là đơn vị được hàng triệu mẹ bầu tin tưởng lựa chọn gửi gắm sức khỏe trong suốt thai kỳ, cam kết mang đến kết quả thăm khám chính xác cùng sự tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình.
MEDLATEC đồng hành cùng mẹ bầu trên hành trình chào đón con yêu khỏe mạnh
Mẹ bầu có nhu cầu thực hiện khám thai định kỳ tại MEDLATEC hoặc có thắc mắc trong quá trình mang thai, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900 56 56 56 để được giải đáp và hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!