Các tin tức tại MEDlatec
Hướng điều trị nhiễm trùng thận hiệu quả
- 11/05/2022 | MEDLATEC điều trị thành công ca bệnh sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng ống mềm bằng laser
- 06/05/2022 | Bệnh nhân ung thư thận sống được bao lâu? Kinh nghiệm chăm sóc thế nào?
- 05/05/2022 | Hướng dẫn nam giới bổ sung sâm nhung bổ thận Tw3 đúng cách
- 16/05/2022 | Mức lọc cầu thận bình thường là bao nhiêu và cách tính
1. Nhiễm trùng thận gì là?
Trên thực tế, nhiều người chưa thực sự hiểu rõ nhiễm trùng thận là gì? Căn bệnh này còn được biết đến với tên gọi khác là viêm đài bể thận, một dạng nhiễm trùng thường ở đối với đường tiết niệu. Trong đó, các loại vi khuẩn gây bệnh thường sinh sôi, phát triển tại khu vực bàng quang, niệu đạo. Sau một thời gian, chúng bắt đầu tấn công tới thận và làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của cơ quan này.
Nhiễm trùng thận là gì?
Nhiều người do có ít hiểu biết về bệnh nhiễm trùng thận nên tỏ ra chủ quan, bỏ qua việc theo dõi và điều trị bệnh. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động bài tiết nước tiểu. Thậm chí, vi khuẩn gây bệnh còn có khả năng tấn công vào máu và gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết. Lúc này, nếu bệnh nhân không kịp thời phát hiện và chữa trị, tính mạng của họ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Tìm hiểu về căn bệnh này, nhiều người thắc mắc loại vi khuẩn nào thường khiến thận bị nhiễm trùng? Các nghiên cứu cho thấy đa phần bệnh nhân đều nhiễm vi khuẩn E.Coli hoặc Klebsiella, Enterobacter… Các loại vi khuẩn nêu trên chủ yếu được phát hiện trong phân, chính vì thế chúng ta cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện, không tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, niệu đạo vào gây bệnh.
Bên cạnh đó, những người đã từng tiến hành nội soi bàng quang, niệu đạo hoặc đặt ống thông tiểu nên cẩn trọng, họ là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm trùng thận tương đối cao. Trong trường hợp này, hiện tượng nhiễm trùng ngược dòng sẽ xảy ra. Tức là vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập tới thận thông qua bàng quang. Tốt nhất, bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng để thực hiện các kỹ thuật y tế nêu trên, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng ở thận.
Bệnh nhân cần theo dõi và điều trị bệnh sớm, ngăn ngừa biến chứng xảy ra
2. Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân nhiễm trùng thận
Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu đó là bệnh nhân nhiễm trùng thận thường đối mặt với triệu chứng nào? Việc nắm được dấu hiệu bệnh là vô cùng quan trọng, bệnh nhân có thể điều trị sớm ngay khi phát hiện triệu chứng xảy ra ở đường tiểu dưới. Nhờ vậy, khả năng bình phục sẽ tăng cao, ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra.
Đối với bệnh nhân viêm đài bể thận, chức năng thận khá yếu, chính vì thế họ đi tiểu tiện nhiều lần trong ngày và không thể nhịn lâu như những người bình thường. Đặc biệt, mỗi khi đi tiểu, người bệnh thường xuyên cảm thấy đau, rát, kèm theo đó là mùi hôi, khó chịu của nước tiểu. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng thận và cần đi khám, điều trị càng sớm càng tốt. Thậm chí, nhiều bệnh nhân còn phát hiện trong nước tiểu có lẫn máu, lúc này chúng ta không thể chủ quan.
Bệnh nhân nhiễm trùng thận phải trải qua cơn đau hông
Bên cạnh những dấu hiệu đặc trưng kể trên, người bệnh còn phải đối mặt với cơn sốt cao lên tới 39 - 40 độ C, thường xuyên cảm thấy buồn nôn, rét,… Nhiều người cảm thấy đau, khó chịu khu vực xung bụng dưới, hông. Nếu gặp một trong những triệu chứng kể trên, các bạn nên chủ động đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
3. Điều trị bệnh viêm đài bể thận như thế nào cho hiệu quả?
Như đã phân tích ở trên, điều trị bệnh viêm đài bể thận là vô cùng cần thiết, đây là cách duy nhất giúp bệnh nhân phục hồi chức năng thận, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng huyết và tử vong. Vậy người bệnh nhiễm trùng thận thường được điều trị bằng phương pháp nào?
3.1. Đối với bệnh nhân mắc bệnh lần đầu
Đa số bệnh nhân sẽ được hướng dẫn sử dụng kháng sinh để kiểm soát và điều trị dứt điểm tình trạng viêm đài bể thận. Tuy nhiên, chúng ta cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để tránh những hậu quả nặng nề xảy ra. Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra xem loại vi khuẩn nào tấn công và gây nhiễm trùng thận, dựa vào đó, bác sĩ lựa chọn loại thuốc kháng sinh theo liều lượng phù hợp.
Sau khi sử dụng thuốc từ 3 - 5 ngày, bạn sẽ thấy rõ sự thay đổi, triệu chứng bệnh xuất hiện với mức độ nhẹ nhàng hơn. Song mọi người nên duy trì sử dụng thuốc kháng sinh ít nhất 2 tuần, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Một số trường hợp bệnh nhân nặng được chỉ định truyền kháng sinh qua tĩnh mạch thay vì đường uống để tăng hiệu quả điều trị.
3.2. Đối với bệnh nhân nhiễm bệnh nhiều lần
Trên thực tế, nhiều người đã tái phát bệnh nhiễm trùng thận khá nhiều lần, lúc này chúng ta không nên lạm dụng kháng sinh liên tục. Tốt nhất, bệnh nhân nên theo dõi và điều trị tại khoa chuyên môn. Tại đây, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân khiến bệnh tái phát nhiều lần, tìm ra phương án điều trị thích hợp để giải quyết dứt điểm tình trạng viêm đài bể thận, cải thiện chất lượng sức khỏe cho bệnh nhân.
Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị y tế có nhiều năm kinh nghiệm điều trị các vấn đề về thận, hãy tham khảo ngay dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện đã có hơn 26 năm hoạt động và sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, tận tâm. Để được tư vấn, hỗ trợ 24/7, Quý khách có thể liên lạc với tổng đài 1900 56 56 56.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có hơn 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đã hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng thận. Tốt nhất, khi phát hiện triệu chứng thận bị nhiễm trùng, chúng ta nên chủ động đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!