Các tin tức tại MEDlatec

Huyết thanh là gì? Vai trò và ứng dụng của huyết thanh

Ngày 20/09/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Chúng ta thường nghe nói nhiều về huyết thanh nhưng để hiểu rõ huyết thanh là gì, có vai trò và ứng dụng như thế nào thì chưa chắc nhiều người biết. Nếu bạn đang quan tâm và tìm hiểu về huyết thanh thì những chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

1. Huyết thanh là gì?

Máu được tạo bởi các tế bào hồng cầu, bạch cầu và các thành phần khác trong máu như protein, hormon, bổ thể, điện giải,.... Phần máu loại bỏ các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu được gọi là huyết tương. Huyết tương sau khi loại bỏ chất chống đông sẽ thu được huyết thanh.

Huyết thanh thu được có màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Nếu huyết thanh có màu sắc bất thường như vàng đục, trắng sữa thì có thể phản ánh những vấn đề về sức khỏe không được chủ quan. 

Huyết thanh là dung dịch nước trong máu, có màu vàng nhạt hoặc trong suốt

2. Ứng dụng của huyết thanh

Biết được huyết thanh là gì, vậy còn ứng dụng và vai trò của huyết thanh là như thế nào? Nói chung, huyết thanh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực với những công dụng nổi bật, cụ thể như sau.

Chẩn đoán bệnh

Có thể nói đây là ứng dụng quan trọng bậc nhất và phổ biến nhất của huyết thanh. Vậy sử dụng huyết thanh sẽ giúp chẩn đoán được những bệnh lý nào?

  • Bệnh Brucellosis, còn gọi là sốt làn sóng, sốt Malta, sốt Địa Trung Hải,… do vi khuẩn gây ra, lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ động vật sang người. 
  • Bệnh Amebiasis - tình trạng nhiễm trùng đường ruột do nhiễm ký sinh trùng.
  • Các bệnh truyền nhiễm khác như sởi - Rubella, bệnh HIV/AIDS, bệnh viêm gan B, giang mai, sùi mào gà, mụn sinh dục,…

Huyết thanh có ứng dụng quan trọng trong chẩn đoán bệnh, chẳng hạn bệnh sởi

Truyền huyết thanh

Trong huyết thanh chứa nhiều nguyên tố đa vi lượng và chất điện giải như canxi, magie, kali, natri, photpho, enzyme, bilirubin, glucose, axit uric, creatinine,… Chính vì thế, người bệnh sẽ được chỉ định truyền huyết thanh trong khi điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh về hô hấp, bệnh sởi, uốn ván, quai bị, viêm gan B,… Phương pháp điều trị này giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh, nhờ đó, giúp bệnh mau khỏi và hạn chế được các biến chứng của bệnh.

Tăng cường miễn dịch

Một ứng dụng khác của huyết thanh là tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe. Vì như đã nói, thành phần của huyết thanh chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể nên khi được truyền vào người qua đường tĩnh mạch hoặc bắp sẽ giúp gia tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng phòng chống và tái phát bệnh. 

Làm đẹp da 

Ngoài các ứng dụng trên thì còn có một ứng dụng khác của huyết thanh không thể không nhắc đến là làm đẹp da. Các dưỡng chất đa dạng và dồi dào trong huyết thanh được dùng để điều chế sản phẩm chăm sóc da, chẳng hạn như serum, kem dưỡng ẩm, kem trị mụn, kem làm trắng da,… có tác dụng phòng ngừa lão hóa, trắng da, cải thiện tình trạng da mụn, da khô hiệu quả, được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn sử dụng. 

Huyết thanh được sử dụng để điều chế các loại serum chăm sóc da

3. Sử dụng huyết thanh sao cho đúng và an toàn? 

Nắm bắt được huyết thanh là gì và ứng dụng của huyết thanh là chưa đủ, bạn cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau trước khi quyết định sử dụng huyết thanh.

Trao đổi kỹ với bác sĩ

Dù bạn đã được truyền huyết thanh trước đó hoặc chưa từng được truyền huyết thanh bao giờ thì cũng cần trao đổi kỹ với bác sĩ. Vì khi huyết thanh vào cơ thể có thể xảy ra các phản ứng do tác dụng phụ. Việc trao đổi trước với bác sĩ sẽ giúp bác sĩ có chỉ định phù hợp, hạn chế tối đa các rủi ro. Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ pha loãng huyết thanh và tiêm thử lên da để xem có phản ứng gì không và phản ứng như thế nào. 

Liều lượng huyết thanh phù hợp

Về liều lượng, bác sĩ sẽ là người quyết định. Nhìn chung, tùy vào độ tuổi, cân nặng, mục đích sử dụng huyết thanh,… mà bác sĩ sẽ có chỉ định liều dùng cụ thể, nhưng thường thì sẽ dao động trong khoảng 0,1 - 1 ml/kg cân nặng. Sử dụng nhiều hơn không chỉ lãng phí huyết thanh mà còn tiềm ẩn các nguy cơ. 

Nguồn huyết thanh chất lượng

Tuyệt đối không sử dụng huyết thanh kém chất lượng, có nguồn gốc từ động vật. Những loại huyết thanh này có nguy cơ nhiễm trùng cao, khi truyền vào cơ thể có thể gây nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm. 

Kỹ thuật tiêm truyền huyết thanh

Hiện có 2 kỹ thuật truyền huyết thanh là qua bắp và qua tĩnh mạch, trong đó, truyền qua tĩnh mạch được ưu tiên sử dụng hơn. Huyết thanh sử dụng để truyền qua tĩnh mạch có chất lượng tốt, độ tinh chế cao, giảm thiểu được các rủi ro và biến chứng.

Lựa chọn phương pháp tiêm truyền huyết thanh phù hợp, an toàn 

Kết hợp truyền huyết thanh với tiêm vắc xin

Các kháng thể trong huyết thanh phát huy tác dụng nhanh, tuy nhiên, hiệu quả không lâu, chỉ trong vòng 15 ngày. Vì vậy, có thể kết hợp truyền huyết thanh với tiêm vắc xin để tăng cường miễn dịch, gia tăng hiệu quả điều trị.

Theo dõi cơ thể sau khi tiêm truyền

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi truyền huyết thanh bao gồm:

Những phản ứng này có thể kéo dài vài giờ, hay thậm chí có phản ứng kéo dài sau 7 - 10 ngày truyền huyết thanh, nhất là huyết thanh kháng dại. Vì vậy, việc theo dõi sau tiêm và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ là cực kỳ quan trọng. Tuyệt đối không dùng lá cây hay thuốc bôi cho vết tiêm để tránh gây nhiễm trùng. 

Ngoài ra, trước và sau khi truyền huyết thanh, không nên uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích. Thay vào đó là tăng cường bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể để hạn chế được các tác dụng phụ.

Bài viết đã đề cập đến khái niệm huyết thanh là gì và các ứng dụng của huyết thanh, hy vọng bạn đọc có thêm nhiều thông tin và kiến thức hữu ích. Để được giải đáp các thắc mắc hoặc đặt lịch khám tại Chuyên khoa Huyết học của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.