Các tin tức tại MEDlatec
Khạc đờm ra máu đông - những thông tin nhất định bạn phải biết
- 11/06/2020 | Nhận biết ho có đờm và cách tiêu đờm cho trẻ hiệu quả nhất
- 20/04/2020 | Ho có đờm lâu ngày có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
- 16/04/2020 | Tổng hợp những thông tin hữu ích về xét nghiệm cấy đờm
1. Khạc đờm ra máu đông là hiện tượng như thế nào?
Máu ở trong đờm có thể đến từ nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở đường tiêu hóa hoặc phổi. Máu từ phổi lẫn trong đờm thường là máu tươi, có nổi bọt. Máu từ đường tiêu hóa có lẫn trong đờm thường có màu tối và đi cùng thức ăn.
Khạc đờm ra máu đông (máu đen) là hiện tượng có lẫn cục máu màu đỏ thẫm đông lại ở trong đờm. Cũng có một số ít trường hợp các tia máu đông nhỏ nằm rải rác trong đờm rất khó phát hiện.
Khạc đờm ra máu đông thường kèm theo triệu chứng nóng ngực, cổ họng ngứa
Người bị khạc đờm ra máu đông thường cảm thấy khó thở nhẹ, nóng ngực, ngứa cổ họng, ho. Tùy tình trạng bệnh của từng người mà lượng máu đông trong đờm sẽ có sự khác nhau: từ vài ml cho đến trăm ml.
Cơn ho ở những người này thường dai dẳng, diễn tiến qua nhiều ngày. Ban đầu máu trong đờm có màu đỏ thẫm rồi sau đó chuyển sang nâu và đóng thành cục màu đen. Một số trường hợp khạc đờm ra máu đông còn cảm thấy bị đau ở hai bên phổi nên người bệnh phải nằm nghiêng cho đến khi máu giảm dần và cầm hẳn.
2. Phân loại máu đông trong đờm
Về cơ bản, đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về việc phân loại mức độ nặng nhẹ của máu đông trong đờm. Để giúp cho việc tiên lượng và xử trí bệnh thì người ta thường phân loại tình trạng máu đông trong đờm như sau:
- Cấp độ nhẹ: ho và khạc ra từng bãi đờm nhỏ có lẫn máu, lượng máu trong đờm dưới 50ml và không bất thường về huyết áp hay hệ thống mạch.
- Cấp độ vừa: lượng máu trong đờm khoảng 50 - 200ml, huyết áp bình thường, không suy hô hấp, mạch nhanh.
- Cấp độ nặng: lượng máu trong đờm trên 200ml/lần, thậm chí có thể trên 600ml/48 giờ, trụy tim mạch, suy hô hấp, phổi bị tổn thương nhiều.
- Cấp độ nguy hiểm: máu trong đờm chảy ra với lượng lớn, tràn ngập 2 bên phổi gây ngạt thở. Đây là trường hợp dẫn đến tử vong rất nhanh.
3. Những nguyên nhân gây ra triệu chứng khạc đờm ra máu đông
- Xuất huyết phế quản
Đây là bệnh lý thường gây nên các triệu chứng: khạc đờm ra máu đông, ho thành cơn, ho khan, ho nhiều về đêm, khó thở,...
- Giãn phế quản hoặc u phế quản
Khạc đờm ra máu đông vón cục màu đỏ sậm có thể là biểu hiện của bệnh giãn phế quản hoặc u phế quản. Giãn phế quản chủ yếu xuất phát từ lao phổi và nhiễm trùng kéo dài khiến cho máu trong lòng phế quản bị đông lại và bị đẩy ra ngoài khi khạc đờm.
Cả giãn phế quản và u phế quản đều có nguy cơ tử vong cao nếu triệu chứng này kéo dài liên tục trong nhiều ngày. Vì thế người bệnh cần thận trọng khi có hiện tượng khạc đờm ra máu bầm kèm theo khó thở, đau tức lồng ngực, móng tay móng chân dày lên, ho kéo dài,...
Bệnh thuyên tắc mạch phổi có thể gây ra triệu chứng khạc đờm ra máu đông
- Tắc mạch phổi
Khi có huyết khối bị vỡ tạo thành các cục máu đông trôi nổi trong mạch máu thì mạch phổi sẽ có nguy cơ bị tắc nghẽn. Các huyết khối này có thể di chuyển sâu vào một hoặc cả hai lá phổi gây tắc mạch khiến cho máu không đến được phổi. Vì thế người bệnh hay có triệu chứng khạc đờm có máu đông, ho dữ dội,...
- Ung thư phế quản
Người bị ung thư phế quản thường có lẫn cục máu đọng trong đờm khi khạc kèm theo các triệu chứng như: thở khò khè, khó thở, đau ngực, ho dai dẳng,...
4. Phải làm gì khi khạc đờm ra máu đông?
4.1. Can thiệp y tế
Khạc đờm ra máu đông ở mỗi người bệnh khác nhau về mức độ chảy máu. Nếu máu ra với lượng lớn có thể gây tắc nghẽn đường thở dẫn tới tử vong. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan mà thay vào đó cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả đáng tiếc. Nhờ việc thăm khám bác sĩ, người bệnh sẽ tìm ra được nguyên nhân gây nên triệu chứng này từ đó có hướng điều trị đúng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
4.2. Biện pháp hỗ trợ tại nhà
Bên cạnh việc nhờ tới sự can thiệp y tế để tìm ra đúng nguyên nhân, điều trị bệnh đúng hướng thì người bị khạc đờm ra máu đông cũng nên tuân thủ một số vấn đề sau:
Bác sĩ thăm khám, tìm nguyên nhân khiến người bệnh khạc đờm ra máu
- Trong thời gian điều trị, nên ăn đồ ăn lỏng và dễ nuốt để hạn chế gây đau rát cổ họng.
- Vận động nhẹ nhàng và có bài tập hít thở vào buổi sáng ở nơi có không khí trong lành.
- Dùng nước muối sinh lý vệ sinh họng mỗi ngày 2 - 3 lần vừa có tác dụng làm dịu cổ họng vừa giảm viêm và làm loãng chất nhầy. Hoặc một cách khác, có thể thêm vài giọt dầu khuynh diệp vào nước nóng để súc miệng mỗi ngày.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, có chế độ dinh dưỡng khoa học, không làm việc quá sức.
- Tăng cường bổ sung một số loại thực phẩm hỗ trợ giảm ho, tăng cường sức đề kháng như: cháo ngó sen, trái cây tươi, cháo huyết mạch, mật ong,...
- Tránh xa chất kích thích và thuốc lá; hạn chế đồ ăn cay nóng, thực phẩm gây dị ứng bởi chúng khiến cho bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp làm loãng chất nhầy trong họng.
- Tắm nước nóng hoặc xông hơi có nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà trong nước cũng là cách giúp long đờm nhanh hơn.
- Hạn chế tiếp xúc với một số tác nhân dễ gây kích thích như hóa chất, sơn, chất tẩy rửa gia dụng,...
Nói chung, khạc đờm ra máu đông ở bất kỳ ai cũng có thể cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe của chính bạn. Vì thế nên chủ động đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn những biến chứng không đáng có do bệnh gây ra. Nếu cần tới sự hỗ trợ y tế, trong mọi thời điểm, chỉ cần liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng có mặt để gửi tới bạn những giúp đỡ hữu ích.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!