Các tin tức tại MEDlatec
Khám tim mạch ở Bắc Ninh: nên chọn cơ sở Y tế nào?
- 18/11/2022 | Khám tim mạch và tất tần tật những điều bạn cần biết
- 14/04/2023 | Khám tim mạch cần khám những gì và các vấn đề liên quan
- 08/06/2023 | Khám tim mạch chuẩn bị những gì? Nên khám ở đâu?
1. Những đối tượng nào cần khám sức khỏe tim mạch?
Bất kỳ đối tượng nào ở mọi độ tuổi cũng có thể mắc các vấn đề về tim mạch. Vì vậy, dù là ai, thuộc đối tượng nào thì việc kiểm tra sức khỏe tim mạch thường xuyên đều cần thiết, Tuy nhiên, một số trường hợp có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ là:
● Người trưởng thành trên 40 tuổi: Người trưởng thành trên 40 tuổi có nguy cơ cao hơn mắc các vấn đề về tim mạch. Vì vậy, khám tim định kỳ có thể giúp phát hiện sớm các bệnh lý và kịp thời xử lý.
● Lịch sử gia đình: Nếu bạn có người thân trong gia đình (cha mẹ, anh chị em) từng mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là mắc khi còn trẻ thì bạn thuộc trường hợp có nguy cơ cao bị bệnh.
● Các yếu tố nguy cơ: Những người hút thuốc lá, uống rượu, bia, tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh, chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, đồ cay nóng, ít vận động thân thể,… thì bạn nên đi khám tim mạch định kỳ.
● Bệnh lý: Nếu bản thân mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp, bệnh mạch máu,… thì cần phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên hoặc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra biến chứng tim mạch.
● Cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường: Nếu bạn trải qua các triệu chứng như đau, tức ngực, khó thở hoặc bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ bệnh lý tim mạch thì bạn nên đi khám ngay lập tức để được đánh giá sức khỏe và điều trị nếu cần thiết.
Các triệu chứng như đau tức ngực, khó thở,… có thể liên quan đến tim mạch
2. Khám tim mạch giúp phát hiện những bệnh gì?
Việc thăm khám tim mạch định kỳ giúp phát hiện nhiều bệnh lý hoặc vấn đề bất thường khác có liên quan. Sau khi kiểm tra lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định thực hiện các phương pháp xét nghiệm như công thức máu, đường huyết, acid uric, chức năng gan, thận, nước tiểu,… và chẩn đoán hình ảnh bao gồm siêu âm tim, điện tâm đồ, X - quang,…
Thông qua các kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định chính xác mức độ bệnh lý, từ đó lên phương án điều trị thích hợp cũng như tư vấn về chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Khám tim mạch giúp phát hiện những bệnh gì?
Khám tim mạch có thể giúp phát hiện và đánh giá các vấn đề về tim mạch, kể cả hệ tuần hoàn, bao gồm:
● Bệnh về mạch máu: Kiểm tra tim mạch có thể xác định sự tổn thương hoặc các vấn đề liên quan mạch máu như hẹp, tắc nghẽn động mạch, suy giãn tĩnh mạch, hội chứng Raynaud,…
● Bệnh van tim: Kiểm tra tim mạch có thể phát hiện các vấn đề liên quan đến van tim chẳng hạn như trào ngược van tim, hẹp van tim, sa van 2 lá,…
● Bệnh về cơ tim: Thông qua khám tim có thể phát hiện các bệnh như thiếu máu cơ tim, phì đại, nhồi máu cơ tim,…
● Bệnh tim mạch bẩm sinh: Nếu bạn có lịch sử bệnh tim mạch bẩm sinh hoặc đang lo lắng về việc con bạn có bệnh tim mạch bẩm sinh, kiểm tra tim mạch có thể giúp xác định các biểu hiện và sự tổn thương liên quan đến điều này.
● Các bệnh tim mạch khác: Kiểm tra tim cũng có thể xác định các vấn đề khác như nhịp tim bất thường, cuồng nhĩ, rung nhĩ, rung thất, u tim, suy tim, thông liên thất, thông liên nhĩ,…
Khám tim mạch giúp phát hiện sớm nhiều bệnh lý và điều trị kịp thời
Những lưu ý khi đi khám tim mạch
Khi bạn đi khám tim mạch, có một số lưu ý quan trọng bạn nên tuân theo để đảm bảo quá trình khám diễn ra một cách suôn sẻ và chính xác:
● Khi gặp bác sĩ, hãy nêu rõ tất cả các triệu chứng hoặc vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải bao gồm đau ngực, khó thở, buồn nôn, chóng mặt,…
● Mang theo danh sách đầy đủ các loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc tự mua, cung cấp thông tin chi tiết về liều lượng và tần suất sử dụng.
● Cung cấp thông tin về tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình bao gồm bệnh lý và phẫu thuật đã từng trải qua.
● Trao đổi về bất kỳ vấn đề gì liên quan đến tim mạch, quy trình kiểm tra trong quá trình khám với bác sĩ chuyên khoa.
● Sau khi hoàn thành việc kiểm tra tim mạch, bạn hãy tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ về việc sử dụng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, làm việc, rèn luyện thân thể,... Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch nói riêng và tổng thể nói chung.
Bạn nên tuân thủ những hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ sau khi khám tim mạch
3. Khám tim mạch ở Bắc Ninh tại MEDLATEC
Nếu bạn đang cần tìm một địa chỉ uy tín để khám tim mạch ở Bắc Ninh thì hãy đến Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Bắc Ninh. Hiện nay, MEDLATEC Bắc Ninh là một trong số ít cơ sở cung cấp đầy đủ các dịch vụ y tế, khám chữa bệnh chuyên khoa chất lượng cho người dân trên địa bàn tỉnh. Những ưu điểm khi lựa chọn khám tim mạch ở Bắc Ninh tại MEDLATEC là:
● Phòng khám nằm ở vị trí đắc địa thuộc thành phố Bắc Ninh với tổng diện tích gần 2000m2, cơ sở vật chất khang trang giúp khách hàng cảm thấy thoải mái trong quá trình thực hiện khám, chữa bệnh.
● Đội ngũ y bác sĩ đã qua đào tạo với trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và luôn nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia tại Hệ thống Y tế MEDLATEC Hà Nội.
● Hệ thống trang thiết bị, vật tư y tế hiện đại được nhập khẩu từ các nước như Thụy Sĩ, Pháp, Nhật Bản,… đảm bảo phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân bằng máy móc tốt nhất.
● Hệ thống máy xét nghiệm tự động hoàn toàn, thực hiện gần 2.000 xét nghiệm khác nhau từ cơ bản đến chuyên sâu, vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012.
● Phòng khám cung cấp các dịch vụ y tế tiện ích, đặc biệt là dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi an toàn, chuyên nghiệp, được khách hàng đánh giá cao và tin tưởng lựa chọn.
MEDLATEC Bắc Ninh là địa chỉ được người dân tin tưởng lựa chọn khám tim mạch
Quý khách hàng có nhu cầu khám tim mạch ở Bắc Ninh, có thể đến trực tiếp địa chỉ Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Bắc Ninh: Số 233 Nguyễn Văn Cừ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh hoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, qua hotline 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, sẽ có nhân viên tiếp nhận và hướng dẫn cụ thể.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!