Các tin tức tại MEDlatec
Khi nào cần thực hiện xét nghiệm tìm cặn dư trong phân?
- 02/02/2020 | Những điều mẹ cần biết về xét nghiệm phân cho bé
- 11/01/2020 | Trước khi xét nghiệm phân tại nhà, bạn cần biết
- 15/04/2020 | Giá trị chẩn đoán của các xét nghiệm phân tử và kháng thể ở bệnh nhân bị COVID-19
- 23/06/2017 | Xét nghiệm phân cho trẻ tại nhà, mẹ an tâm sức khỏe của con
- 03/04/2020 | Mẹ cần lưu ý gì khi xét nghiệm phân cho bé?
1. Xét nghiệm tìm cặn dư trong phân được hiểu thế nào?
Cặn dư trong phân thường thấy là tinh bột, cellulose,… Xét nghiệm tìm cặn dư trong phân nhằm phát hiện nguyên nhân có thể do hệ tiêu hóa của trẻ còn non kém, do hệ tiêu hóa bị bệnh như đang gặp tình trạng tiêu chảy, viêm ruột, cắt đoạn ruột,… gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa dẫn đến tình trạng kém hấp thu.
- Xét nghiệm dựa trên nguyên lý: hình thái và cấu trúc của cặn dư (tinh bột, cellulose) không thay đổi trong nước muối sinh lý 0.9% do đó ta có thể nhận dạng được các cặn dư này trên kính hiển vi.
Hình 1: Xét nghiệm tìm cặn dư trong phân có thể thấy tinh bột, cellulose có trong phân
2. Xét nghiệm tìm cặn dư trong phân được thực hiện như thế nào?
Trước khi tiến hành xét nghiệm cần phải có mẫu phân của trẻ. Phân của trẻ nên được lấy đúng cách như sau:
- Mẫu phân được lấy vào lọ đựng bệnh phẩm sạch, lượng phân cần lấy khoảng 5 gam (thường bằng hạt ngô, hạt đậu); lấy phân ở những chỗ bất thường: chỗ phân nhầy, có bọt, có máu, có màu sắc bất thường hoặc lấy ở đầu khuôn phân.
- Mẫu phân sau khi lấy cần ghi rõ tên tuổi bệnh nhân sau đó chuyển ngay đến phòng xét nghiệm để tiến hành làm xét nghiệm. Trường hợp không thể chuyển ngay tới phòng xét nghiệm có thể bảo quản mẫu ở nhiệt độ phòng (15 - 25 độ C) trong 4 giờ hoặc bảo quản ở 2 - 8 độ C không quá 24 giờ.
- Mẫu bệnh phẩm sau khi cán bộ y tế nhận sẽ được kiểm tra có đủ số lượng và đạt chất lượng không. Trường hợp mẫu không đạt tiêu chuẩn để làm xét nghiệm sẽ được đề nghị lấy lại.
- Kỹ thuật xét nghiệm được thực hiện như sau:
+ Chuẩn bị một lam kính có nhỏ sẵn một giọt nước muối sinh lý vào giữa lam.
+ Dùng que tăm bông vô khuẩn lấy 1 lượng nhỏ phân nghiền và trộn đều với giọt nước muối sinh lý.
3. Kết quả xét nghiệm cặn dư trong phân cho biết điều gì?
Quan sát lam kính dưới kính hiển vi x10 để đánh giá kết quả.
- Cellulose trong phân:
-
Ít: dưới 5 cellulose / vi trường.
-
(+): 1 - 5 cellulose / vi trường.
-
(++): 5 - 10 cellulose / vi trường.
-
(+++): trên 10 cellulose / vi trường.
- Tinh bột trong phân:
-
Ít: dưới 10 tinh bột / vi trường.
-
(+): 10 - 20 tinh bột / vi trường.
-
(++): trên 20 tinh bột / vi trường.
-
(+++): trên 50 tinh bột / vi trường.
Hình 2: Kết quả được quan sát trên kính hiển vi để đánh giá số lượng cặn dư có trong phân
- Kết quả : không thấy tinh bột và cellulose trong mẫu phân khi soi trên kính không thấy hình ảnh cặn dư trong phân. Trường hợp khi soi có thấy cặn dư trong phân sẽ trả lời cụ thể theo từng loại với các mức độ như sau: tinh bột (+, ++, +++) và Cellulose (+, ++, +++).
- Khi trẻ đi ngoài phân sống sẽ có hiện tượng trẻ ăn gì sẽ đi ngoài ra thức ăn đó, khi làm xét nghiệm sẽ thấy cặn dư, chất đạm, mỡ trong phân nhiều.
4. Nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa khi trẻ đi ngoài phân sống
Đi ngoài phân sống là một biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng các vi khuẩn trong đường ruột. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ là:
- Do trẻ ăn quá nhiều: Khi cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều, thức ăn không được tiêu thụ hết gây rối loạn tiêu hóa.
- Thành phần trong thức ăn của trẻ có chứa nhiều chất đạm, chất béo: mặc dù đây là những chất rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, tuy nhiên nếu trong thức ăn chứa quá nhiều các chất này sẽ làm trẻ tiêu hóa khó khăn.
Hình 3: Nguyên nhân trẻ có cặn dư trong phân là do trẻ bị rối loạn tiêu hóa
- Trẻ ăn dặm quá sớm: độ tuổi được khuyên cho trẻ nên ăn dặm là 6 tháng tuổi. Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện sẽ làm cho trẻ không tiêu hóa được các thức ăn cung cấp từ bên ngoài dẫn đến hiện tượng đi ngoài phân sống.
- Do ảnh hưởng của thuốc kháng sinh: việc dùng thuốc kháng sinh làm thay đổi hệ các vi khuẩn đường ruột của trẻ gây rối loạn tiêu hóa.
Khi thấy trẻ có hiện tượng đi ngoài phân sống cha mẹ không nên quá lo lắng mà cho trẻ sử dụng thuốc bừa bãi, bạn nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và chú ý hơn đến việc chăm sóc trẻ. Một số gợi ý nên làm khi trẻ có hiện tượng đi ngoài phân sống là:
- Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tập ăn dặm khi trẻ đủ 6 tháng nhưng ăn với một lượng vừa phải, hợp lý.
- Các bữa ăn nên cung cấp đủ rau xanh và thức ăn dễ tiêu hóa, cho trẻ uống đủ lượng nước theo nhu cầu.
- Khi thấy trẻ bị đi ngoài phân sống nên tạm dừng các thức ăn có tính tanh như cua, tôm, cá,… thay vào đó bạn nên cho trẻ ăn thịt bò, thịt lợn xay nhuyễn, rau củ quả như bí đỏ, cà rốt,…
- Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn trong 1 bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, nên cho trẻ ăn thêm sữa chua giúp tiêu hóa tốt.
Khi thấy trẻ có thay đổi bất thường về đường tiêu hóa cần đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ tư vấn và chỉ định thực hiện xét nghiệm khi cần thiết để xác định nguyên nhân và có những phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Hình 4: Trung tâm xét nghiệm MEDLATEC
Xét nghiệm phân tìm cặn dư được Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thực hiện hàng ngày do đó bạn có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để thực hiện các xét nghiệm . Với phương châm “ Dịch vụ tốt, Công nghệ cao” Bệnh viện chắc chắn sẽ làm hài lòng khách hàng khi tin tưởng lựa chọn Bệnh viện là nơi chăm sóc sức khỏe.
Gọi điện theo số 1900 56 56 56 hoặc truy cập website : medlatec.vn để đăng kí khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC ngay hôm nay
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!