Các tin tức tại MEDlatec

Khối u lành tính có gì khác biệt so với u ác tính?

Ngày 21/01/2025
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Nhiều người vô cùng lo sợ khi được chẩn đoán là có khối u trong cơ thể. Tuy nhiên, có những u lành tính và cũng có những khối u ác tính. Không phải khối u nào cũng gây nguy hiểm cho bạn. Những thông tin sau sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn giữa u lành và u ác, cùng với những cách phòng khối u.

1. Khối u lành tính là gì? U ác tính là gì?

Vấn đề chăm sóc sức khỏe ngày càng được quan tâm, trong đó, khái niệm “khối u” không còn quá mới mẻ với chúng ta. Tuy nhiên, trên thực tế không nhiều người hiểu rõ về khái niệm này, dẫn đến lo lắng quá mức hoặc quá chủ quan dẫn đến những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng. 

1.1. U lành tính là gì?

Những khối u còn được gọi là bướu là những tế bào bất thường trong cơ thể. Kết quả này xảy ra khi những tế bào phát triển quá nhiều và không chết đi theo quy trình tự nhiên. Nếu bên trong khối u là những tế bào bình thường thì được gọi là khối u lành tính. 

Không phải khối u nào cũng gây nguy hiểm

Phần lớn những khối u lành tính đều không đáng lo ngại vì nó thường không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, những khối u bám vào những mô lân cận, chèn ép dây thần kinh và mạch máu, gây tổn thương thì cần được xử lý triệt để. Nếu những khối u này phát triển quá lớn thì cần phẫu thuật cắt bỏ. 

Những khối u lành tính có thể kể đến như u mỡ dưới da, nhân xơ tử cung,... Một số ít trường hợp khối u lành tính tiến triển thành ác tính. Những trường hợp u lành chuyển biến thành u ác thường gặp nhất là polyp đại tràng. Do đó, để hạn chế nguy cơ này, người bệnh cần phẫu thuật cắt bỏ khối polyp trong quá trình nội soi.

1.2. U ác tính là gì?

Những khối u ác tính có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể như vú, ruột và cơ quan sinh sản, da,... Những khối u này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí gây vong. 

2. Hướng dẫn phân biệt u lành tính và u ác tính 

Khi phát hiện cơ thể có khối u, ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, dưới da, vùng cổ hay vùng nách,... bạn cần đi khám sớm. Bác sĩ sẽ kiểm tra và chỉ định những xét nghiệm, phương pháp chẩn đoán hình ảnh cần thiết để có thể đưa ra kết luận chính xác. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu cơ bản và phân biệt sơ bộ về 2 loại khối u này. 

- Đặc điểm đại thể: Bề mặt khối u lành tính thường nhẵn, mềm và thường di động khi bạn dùng tay sờ nắn vào khối u. Trong khi đó, những khối u ác tính thường có bờ không đều, cứng và thường dính vào những mô xung quanh.

- Đặc điểm vi thể: Khối u lành tính giống tổ chức gốc, kích thường và hình dạng bình thường. Ngược lại, những khối u ác tính thường không giống tổ chức gốc và thường đa hình thái.

- Về tốc độ phát triển: U lành tính thường phát triển chậm và ít có nguy cơ xâm lấn hay chèn ép xung quanh. Trong khi đó, u ác tính thường phát triển nhanh và có nguy cơ cao xâm lấn các cơ quan xung quanh à cả những cơ quan ở xa thông qua hệ thống máu và hạch bạch huyết

- Về hiệu quả điều trị: Những khối u lành tính có ranh giới rõ ràng nên dễ điều trị triệt để, nguy cơ tái phát thấp. Trong khi đó, u ác tính khó điều trị hơn, có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phát. Đáng lo ngại là nếu điều trị không kịp thời, người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng. 

3. Chẩn đoán khối u và cách điều trị

Trước hết để chẩn đoán khối u, bác sĩ không chỉ dựa vào những dấu hiệu trên cơ thể người bệnh mà còn cần thực hiện thêm những phương pháp cần thiết khác như siêu âm, chụp X-quang, chụp CT, xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư, sinh thiết,... 

Chụp X-quang có thể phát hiện khối u

Sau khi chẩn đoán bệnh, tùy vào từng trường hợp người bệnh, tính chất của khối u, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Cụ thể:

- Điều trị u lành tính: Nếu khối u nhỏ và không gây nguy hiểm, ít có nguy cơ tiến triển ác tính thì người bệnh chỉ cần theo dõi định kỳ. Tuy nhiên, trường hợp khối u có kích thước lớn, gây mất thẩm mỹ, chèn ép cơ quan xung quanh thì nên thực hiện phẫu thuật để loại bỏ khối u sớm.

- Điều trị u ác tính: Dựa vào giai đoạn bệnh, thể trạng sức khỏe của bệnh nhân và một số yếu tố khác, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Trong đó, những phương pháp điều trị phổ biến như xạ trị, phẫu thuật, hóa trị, liệu pháp nhiễm dịch,...

5. Phòng ngừa khối u

Dưới đây là một số lưu ý để phòng ngừa nguy cơ hình thành khối u trong cơ thể: 

- Không hút thuốc lá và hạn chế uống bia rượu.

- Bạn không nên chỉ ăn những loại thực phẩm mình yêu thích mà cần ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung nhiều loại dưỡng chất khác nhau cho cơ thể. 

- Vận động thường xuyên, tập thể dục đều đặn để rèn luyện sức khỏe, phòng tránh bệnh tật và giảm nguy cơ hình thành khối u trong cơ thể. 

- Không nên để bản thân bị căng thẳng quá mức. Hãy áp dụng những biện pháp để kiểm soát tốt những căng thẳng trong công việc và cuộc sống của bạn. 

- Ngủ đủ giấc. 

- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, cần sử dụng đồ bảo hộ lao động đúng quy định. 

- Thường xuyên khám sức khỏe.

                                                                                Người bệnh nên đi khám sớm nếu cơ thể có khối u

Trên đây là những thông tin tham khảo để bạn hiểu rõ hơn về khối u lành tính và khối u ác tính. Nếu có biểu hiện bất thường, xuất hiện khối u trên cơ thể, bạn nên đi khám sớm để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị.

Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC được tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.