Các tin tức tại MEDlatec
Khối u máu trong miệng: biểu hiện, nguyên nhân và phương pháp điều trị
- 02/12/2022 | U máu - các vị trí nguy hiểm cần điều trị sớm!
- 01/09/2023 | U máu là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
- 31/08/2023 | Dấu hiệu nhận biết u máu ở trẻ
1. U máu trong miệng là gì, gồm những loại nào?
U máu là một dạng dị dạng dưới niêm mạc hoặc da. U máu trong miệng là khối u máu hình thành ở trong khoang miệng. U máu trong miệng thường nằm ở môi, lưỡi, sàn miệng, vòm miệng mềm, amidan,...
U máu dưới niêm mạc miệng có màu từ đỏ thẫm đến tím sẫm, dễ chảy máu và gồ ghề ảnh hưởng đến việc nói, uống, ăn. Một số trường hợp bị u máu trong miệng ở niêm mạc sau đó lan ra ngoài da, phát triển rải rác ở nhiều nơi trong khoang miệng.
U máu trong miệng thường nằm trên da hoặc niêm mạc
U máu thường gồm có 2 loại chính:
- U máu mao mạch: hình thành từ sự tăng sinh và giãn nở của mao mạch máu mà không gây tăng sinh tế bào nội mô mạch máu. Tùy giai đoạn phát triển màu máu dạng mao mạch mà khối u sẽ có kích thước, tình trạng dày đặc hoặc rỗng khác nhau.
- U máu dạng hang: thường được bao bọc bằng một lớp vỏ xơ bên ngoài, dễ chèn lên các vùng xung quanh. Các hốc chứa máu thường được ngăn cách bằng một vách collagen và có thể giãn rộng ra.
2. Biểu hiện của u máu trong miệng
Các biểu hiện lâm sàng theo hình thái giải phẫu của u máu trong miệng như sau:
- U máu phẳng: là bớt đỏ ở niêm mạc hoặc da, chủ yếu do bẩm sinh hoặc có từ khi còn nhỏ, ấn tay vào u đổi thành màu trắng nhưng buông tay ra u lại màu đỏ tím, không bị đau khi ấn vào.
- U máu gồ: gồ lên trên da hoặc niêm mạc thành chùm giống như chùm dâu, nếu dùng tay bóp nhẹ thì u xẹp xuống nhưng buông tay ra u lại nổi lên. Khối u này dễ bị xuất huyết nên cần tránh va chạm để không gây chảy máu, tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn.
- U máu dưới da: tạo thành các hang máu, ứ đọng máu lâu ngày ở hang máu tạo thành hạt sỏi trắng. Khi sờ vào thấy y hơi chắc, có hạt sạn rắn và cứng ở trong.
3. Nguyên nhân hình thành và tính chất nguy hiểm của u máu trong miệng
3.1. Nguyên nhân hình thành u máu trong miệng
Sự hình thành u máu trong miệng bản chất là do tăng sinh mạch máu trong cơ thể. Mặc dù nguyên nhân khiến dạng u này xuất hiện vẫn chưa xác định rõ nhưng nhiều giả thuyết cho rằng các yếu tố sau tác động làm hình thành khối u:
- Di truyền.
- Rối loạn miễn dịch hoặc hormone.
- Nhiễm virus hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại trong thai kỳ.
- Chấn thương.
Rối loạn miễn dịch là một trong các yếu tố thúc đẩy u máu trong miệng hình thành
3.2. Tính chất nguy hiểm của u máu trong miệng
Đại đa số trường hợp u máu trong miệng lành tính, không ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, không cần điều trị. Một số ít trường hợp u máu có các đặc điểm sau sẽ phải điều trị:
- Thường xuyên chảy máu ở khối u hoặc có những lần chảy máu nhiều gây nên dấu hiệu thiếu máu ở người bệnh.
- Vị trí u máu ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ và khiến người bệnh cảm thấy không tự tin.
- U máu có kích thước lớn chèn ép lên hệ tuần hoàn hoặc mạch máu sinh ra tình trạng ứ máu.
- U máu phá vỡ biểu bì lân cận.
- U máu quá lớn chèn ép lên đường thở khiến cho quá trình hô hấp của người bệnh bị ảnh hưởng.
4. Phương pháp điều trị u máu trong miệng
Khối u máu ở trong miệng có thể tự thoái lui hoặc tự ổn định. Cũng có trường hợp u tiếp tục phát triển về kích thước nhưng chiếm tỷ lệ ít hơn. Nếu u đã tồn tại từ khi sơ sinh đến khi trẻ đã được 2 - 3 tuổi thì hầu hết các trường hợp sẽ tiếp tục phát triển, thường lớn nhanh theo sự phát triển của cơ thể. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi hoặc can thiệp y tế.
Đối với bệnh u máu nói chung, bệnh nhân thường được chỉ định điều trị bằng các phương pháp:
- Vật lý trị liệu: đồng vị phóng xạ, radium, tia xạ.
- Hoá học: dùng thuốc gây xơ hóa mạch máu đường tiêm.
- Phẫu thuật: tùy vào vị trí, kích thước và mức độ tiến triển khối u mà có thể áp dụng hình thức phẫu thuật phù hợp như: mài, cạo, khâu xơ hóa, cắt toàn bộ, cắt bán phần, phẫu thuật tạo hình.
Trường hợp bị u máu trong miệng thường áp dụng phương pháp điều trị bằng:
Người bệnh nên thăm khám để được tư vấn hướng xử lý u máu an toàn
- Thuốc chẹn beta: gel timolol là thuốc chẹn beta có thể dùng đối với bu máu có kích thước nhỏ.
- Thuốc Corticosteroid: tiêm vào u máu để ngăn không cho viêm nhiễm xuất hiện và giảm sự phát triển của khối u.
- Steroid toàn thân: hiếm khi dùng, chỉ áp dụng với bệnh nhân không thể dùng các loại thuốc khác.
- Phẫu thuật cắt bỏ: áp dụng với khối u dạng khu trú. Mặc dù phẫu thuật loại bỏ u máu trong miệng không đòi hỏi tính thẩm mỹ cao nhưng cần bảo tồn được chức năng khoang miệng. Khâu niêm mạc miệng nếu bị nhăn nhúm sẽ dễ hình thành sẹo khiến cho khả năng ăn uống về sau khó diễn ra bình thường, thậm chí có trường hợp còn bị lệch môi, mũi.
- Nếu u máu trong miệng thể ủ hoặc gây chảy máu có thể tiêm thuốc xơ hóa mạch máu hoặc cắt bỏ toàn bộ khối u.
Mặc dù các cục u máu trong miệng thường không nguy hiểm nhưng theo thời gian nó có thể gây khó khăn cho việc nói chuyện, ăn uống của người bệnh, nếu chảy máu có thể gây viêm nhiễm. Không phải mọi trường hợp u máu đều cần điều trị nhưng cũng có trường hợp cần áp dụng phương pháp can thiệp tối ưu. Vì thế, người có u máu trong miệng nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên về cách xử trí phù hợp đối với trường hợp của mình.
Hy vọng qua nội dung chia sẻ trên đây quý khách hàng đã hiểu và bớt lo lắng về sự có mặt của khối u máu trong miệng. Nếu còn băn khoăn nào cần giải đáp liên quan đến khối u máu, quý khách hàng có thể trao đổi qua hotline 1900 56 56 56, Tổng đài viên của Hệ thống Y tế MEDLATEC sẽ có những chia sẻ chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!