Tin tức

U máu là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Ngày 31/08/2023
Nguyễn Thu Hằng
U máu là một khối u lành tính thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng cũng có thể xuất hiện ở người trưởng thành. U máu không có khả năng gây ung thư nhưng vẫn cần được điều trị nếu có những triệu chứng nghiêm trọng đi kèm. Sau đây là một số thông tin tổng quan về u máu, bạn đọc có thể tham khảo.

1. Tìm hiểu về u máu

U máu là một khối u mạch máu lành tính. Khối u này hình thành thông qua sự tăng sinh của những mao mạch nhỏ ở trên da. Đây cũng là loại u phổ biến ở trẻ sơ sinh, chúng thường xuất hiện ở trên cơ thể của trẻ trong khoảng vài ngày cho đến vài tuần sau khi bé chào đời. Khối u này phát triển khá nhanh trong thời gian đầu và chúng sẽ tự biến mất khi bé 5 - 7 tuổi.

U máu là khối u lành tính không có khả năng gây ung thư

U máu là khối u lành tính không có khả năng gây ung thư

Đây được xem là một dạng dị tật mạch máu khá phổ biến, phần lớn các trường hợp đều không cần can thiệp y tế. Thế nhưng, nếu u mọc ở một số vị trí nguy hiểm, chèn ép lên các cơ quan thì cần được điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân khiến u máu xuất hiện

Cho đến nay, nguyên nhân gây nên u máu vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số nghiên cứu cho biết u máu hình thành có thể quá trình phát triển hệ thống mạch máu ở bào thai có bất thường, do di truyền,...

Mặc dù chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh, thế nhưng, u máu có tỷ lệ xuất hiện cao hơn khi có những yếu tố nguy cơ như sau:

       Bé gái sơ sinh bị u máu nhiều hơn so với các bé trai khoảng 2,5 đến 4 lần.

       Trẻ em sinh non nặng dưới 1.500g có khả năng bị u máu khoảng 25%.

       Trong gia đình từng có người bị mắc bệnh hemangioma.

       Mang thai khi đã lớn tuổi.

       Bị thiếu hụt oxy trước khi sinh: Sự bất thường của nhau thai, mẹ bầu có huyết áp cao, đa thai.

3. Những dạng u máu thường gặp

Kích thước của một khối u máu có thể dao động từ vài mm đến vài cm, chắc chắn và có độ đàn hồi. U máu được chia làm 3 loại lâm sàng gồm:

U máu có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau

U máu có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau

       U máu ở da: Có ảnh hưởng đến hạ bì, màu đỏ tươi, xuất hiện thành từng mảng, bề mặt khối u có thể nhẵn hoặc sần sùi. Khối u loại này còn có tên gọi là u mạch dâu tây và thường phổ biến ở giai đoạn 3 tuần đầu của trẻ sơ sinh.

       U máu dưới da có biểu hiện sưng nổi rõ, đặc chắc và có tính đàn hồi. Khối u có màu hơi xanh và thường xuất hiện trong giai đoạn bé được 3 - 4 tháng tuổi.

       Dạng hỗn hợp: Đây là loại u máu hết hợp từ thành phần bề ngoài ở bên cạnh u máu dưới da. Khối u này có màu đỏ ở trung tâm và màu xanh nhạt ở xung quanh.

4. Các giai đoạn tiến triển của bệnh như thế nào?

U máu sẽ phát triển qua 3 giai đoạn như sau:

       Tăng trưởng: Đây là giai đoạn các khối u mạch máu phát triển trong khoảng 3 tháng đầu. Chúng cũng có thể kéo dài từ 6 đến 12 tháng và tăng dần về kích thước.

       Ổn định: Đây là giai đoạn kích thước của khối u mạch máu duy trì sự ổn định.

       Tiến triển và biến mất: Giai đoạn này có thể diễn ra trong khoảng vài tháng cho đến vài năm. Các khối u máu ở giai đoạn này sẽ trắng dần và mềm hơn rồi tự giảm kích thước và biến mất.

U máu phát triển theo từng giai đoạn

U máu phát triển theo từng giai đoạn

5. Những vị trí có thể xuất hiện u máu

U máu có thể xuất hiện ở rất nhiều vị trí trên cơ thể, cụ thể:

       Trên da: U máu sẽ xuất hiện khi các mạch máu gia tăng một cách bất thường. Những khối u này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da nhưng phổ biến hơn ở đầu, cổ và mặt.

       Trong gan: Đây là vị trí có tỷ lệ xuất hiện cao nhất trong nhóm u máu tại các các cơ quan bên trong cơ thể. Các khối u máu có thể hình thành ở trong hoặc trên bề mặt của lá gan, chỉ có thể phát hiện khi thực hiện các chẩn đoán hình ảnh như siêu âm gan, chụp CT gan,...

       Các vị trí khác: U máu còn có thể hình thành ở nhiều cơ quan khác của cơ thể như ruột, cột sống, hầu họng, hệ hô hấp,... Tùy thuộc vào các yếu tố như vị trí, kích thước mà u máu có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

6. U máu có nguy hiểm không và khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp bị u máu đều ở dạng lành tính, không gây ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp u máu gây nguy hiểm, cần được thăm khám và điều trị, cụ thể:

Bệnh nhi nên được đi khám bác sĩ khi u máu xuất hiện ở những vị trí nguy hiểm

Bệnh nhi nên được đi khám bác sĩ khi u máu xuất hiện ở những vị trí nguy hiểm

       U máu ở mặt, cổ, đầu mũi, môi, tai,... khi u máu phát triển lớn hơn có thể khiến các cơ quan này bị biến dạng cấu trúc, ảnh hưởng đến chức năng. 

       U máu phát triển gây chèn ép và ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

       Các khối u máu xuất hiện vấn đề bị viêm nhiễm điển hình như mưng mủ, bị lở loét hoặc rỉ máu,...

7. Cách chẩn đoán và điều trị u máu

Để chẩn đoán u máu, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm lâm sàng và tìm hiểu về tiền sử bệnh án của người bệnh. Bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu về thời điểm phát hiện khối u đi kèm với những triệu chứng khác. Khi kiểm tra, nếu khối u nằm ở bên trong các cơ quan nội tạng thì các biện pháp cận lâm sàng có thể được chỉ định như: siêu âm, chụp CT, MRI,...

Sau khi đã kiểm tra và xác định tình trạng u máu, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. Trong đó, điều trị không phẫu thuật sẽ được áp dụng với những trường hợp u tự biến mất và không cần can thiệp y tế. Những biện pháp điều trị không phẫu thuật gồm có:

Điều trị u máu không phẫu thuật được chỉ định với những trường hợp có thể tự tiêu biến

Điều trị u máu không phẫu thuật được chỉ định với những trường hợp có thể tự tiêu biến

       Thuốc chẹn beta.

       Thuốc chống viêm.

       Thuyên tắc mạch.

       Điều trị bằng tia laser.

Những trường hợp bị u máu có xu hướng làm ảnh hưởng đến những mô khỏe ở xung quanh thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

Về cơ bản, u máu thường lành tính không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Ung bướu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn hướng điều trị phù hợp. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách có thể liên hệ đến hotline 1900 56 56 56 để được hướng dẫn chi tiết hơn.

Tham vấn y khoa: BS. Vũ Thanh Tuấn

Từ khoá: u máu

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ