Các tin tức tại MEDlatec
Ký sinh trùng làm tổ trên da người gồm những loại nào?
- 05/10/2020 | Ký sinh trùng và những điều bạn chưa bao giờ nghe đến
- 18/01/2021 | Giải mã ký sinh trùng: Hậu quả của việc bị ký sinh trùng xâm nhập
- 15/07/2024 | Bất ngờ mắc ký sinh trùng từ hai thói quen nhiều người hay duy trì hàng ngày
- 10/08/2024 | Nữ bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng, xuất hiện sẩn ngứa, ban mày đay suốt 1 năm vì thói quen ăn món khoái khẩu này
- 27/08/2024 | Cảnh giác bệnh ký sinh trùng âm thầm tồn tại trong cơ thể, biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời
1. Tổng quan về ký sinh trùng
Ký sinh trùng là nhóm sinh vật sống nhờ vào một sinh vật sống khác. Trong đó: sinh vật bị ký sinh được gọi là vật chủ còn ký sinh trùng tồn tại và phát triển được là nhờ vào việc lấy dinh dưỡng từ vật chủ.
Có nhiều loại ký sinh trùng có thể làm tổ trên da người
Mỗi loài ký sinh trùng đều được xếp vào từng ngành, họ, chi,... khác nhau. Chúng thường mang thân dẹt, ngắn để dễ bám vào da của vật chủ, dễ lẩn trốn và luồn lách. Mỗi loài ký sinh trùng thường có kích thước riêng.
Thông thường, bộ phận phát triển mạnh nhất trên cơ thể ký sinh trùng là bộ phận sinh dục và hệ tiêu hóa. Một số loài ký sinh trùng bị mất hoàn toàn hoặc bị thoái hóa cơ quan bài tiết. Các loại ký sinh trùng có nhiều hình thức sinh sản, tốc độ sinh sản nhanh, số lượng sinh sản nhiều.
Hầu hết các loài ký sinh trùng làm tổ trên da người có vòng đời khởi nguồn từ ấu trùng hoặc trứng sau đó phát triển thành thể trưởng thành và hình thành thế hệ hoàn chỉnh. Hình thức ký sinh của chúng cũng có sự khác nhau: có loại ký sinh trên da người nhưng có loại lại ký sinh bên trong hoặc ở mô dưới da.
2. Đặc điểm các loại ký sinh trùng làm tổ trên da người
2.1. Các loại ký sinh trùng làm tổ trên da mặt
Loại ký sinh trùng làm tổ trên da mặt phổ biến nhất là Demodex. Chúng có 8 chân, thuộc họ ve, chủ yếu ký sinh ở da vùng trán, hai bên má, hai bên cánh mũi, da đầu, chân mi, vành tai,...
Hai loại ký sinh trùng làm tổ trên da mặt thường gặp nhất
Demodex có khoảng 65 loài, nhưng chỉ có 2 loài thường xuyên sống ký sinh trên da người là Demodex folliculorum và Demodex brevis. Trong đó, Demodex brevis nhỏ và ngắn hơn, chủ yếu ký sinh sâu ở tuyến bã nhờn, ít khi có ở bề mặt da.
Khi ký sinh trên da người, thức ăn của Demodex chính là tế bào da chết và chất nhờn. Chúng đẻ trứng ở tuyến bã nhờn và nang lông. Trứng Demodex thường phát triển sau 7 rồi nở thành con trưởng thành, có thể giao phối để tiếp tục chu kỳ ký sinh. Vòng đời của ký sinh trùng Demodex trên da người thường trong 2 - 3 tuần.
Nếu đề kháng da khỏe thì khi Demodex xâm nhập vào da cũng sẽ không tiềm ẩn nhiều mối nguy hại. Trường hợp da bị tổn thương hoặc đề kháng yếu thì Demodex có điều kiện để phát triển và sinh sôi.
Nếu bị Demodex ký sinh trùng làm tổ trên da người sẽ có các triệu chứng:
- Có cảm giác da ngứa rần rần giống như có kiến bò, ngứa thường trở nên dữ dội vào buổi đêm.
- Nổi mụn đỏ và viêm trên da, thậm chí nếu bị nặng mụn có thể tiết dịch vàng với mùi hôi, da bong tróc vảy thành từng lớp.
- Gãy tóc, ngứa ở chân tóc, rụng lông mi, viêm bờ mi,...
2.2. Các loại ký sinh trùng làm tổ trên những vùng da khác của cơ thể
Ghẻ là ký sinh trùng làm tổ trên da người chủ yếu hoạt động và gây ngứa về đêm
- Trùng ghẻ: trứng ghẻ lây truyền thông qua tiếp xúc da - da giữa người bệnh với người bình thường. Khi làm tổ trên da người, cái ghẻ sẽ gây ra phản ứng viêm da.
- Giun kim: thường xâm nhập vào cơ thể thông qua vết trầy xước ở niêm mạc hoặc vết thương ngoài da. Khi trưởng thành, giun kim sẽ đẻ trứng bên ngoài cơ thể, chủ yếu là ở hậu môn. Thời điểm này người bệnh sẽ thấy hậu môn bị ngứa về đêm.
- Sán máng: sinh sống trong nước, nếu tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm thì da sẽ bị chúng tấn công gây bỏng và bị hỏng cấu trúc da.
3. Nhận diện và điều trị bệnh ký sinh trùng trên da
Bất kỳ ai cũng có thể bị ký sinh trùng làm tổ trên da. Tuy nhiên, nguy cơ cao hơn ở những người sinh sống ở vùng đông đúc với điều kiện môi trường kém vệ sinh, vùng khí hậu nhiệt đới. Đây là điều kiện lý tưởng để ký sinh trùng sinh sống và phát triển.
Trẻ em thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm ký sinh trùng làm tổ trên da người, vào mùa hè. Nguyên nhân là do đề kháng da của trẻ còn non yếu, lây nhiễm qua tiếp xúc với các bề mặt vật dụng kém vệ sinh,...
Khi ký sinh trùng làm tổ trên da người thường gây ra hiện tượng: ngứa da, nổi mẩn đỏ trên da, phát ban đỏ trên da, nổi mề đay, dị ứng da,... Chất thải và độc tố mà ký sinh trùng tiết ra sẽ tích tụ dưới da, có thể làm tăng sinh tế bào eosinophils trong máu gây nhiễm trùng da. Nếu tình trạng này kéo dài da dễ bị tổn thương về cấu trúc, sưng tấy, viêm loét,...
Hiện nay, việc điều trị các bệnh lý về da do ký sinh trùng ký sinh không phải là vấn đề quá phức tạp. Điều cần lưu ý là bệnh lý này dễ tái phát và dễ biến chứng gây tổn thương nghiêm trọng cho da. Vì thế, nếu có dấu hiệu của bệnh về da do ký sinh trùng, người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng và kê đơn thuốc điều trị hiệu quả, giúp tiêu diệt triệt để ký sinh trùng.
Nhiễm ký sinh trên da tùy vào mức độ bệnh sẽ gây nên những tổn thương khác nhau cho da. Có những trường hợp nặng có thể biến chứng suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng huyết gây tử vong.
Xét nghiệm ký sinh trùng là giải pháp giúp chẩn đoán chính xác một người có bị nhiễm ký sinh trùng làm tổ trên da người hay không để có phương án xử trí phù hợp. Nếu nghi ngờ dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng da, quý khách hàng có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ Da liễu - Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn phương pháp chẩn đoán đúng và hướng dẫn điều trị hiệu quả.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!