Các tin tức tại MEDlatec
Mắc bệnh sa tử cung sau khi sinh có nguy hiểm không?
- 31/01/2021 | Cùng tìm hiểu: Sa tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?
- 31/01/2021 | Hướng dẫn bài tập chữa sa tử cung đơn giản, hiệu quả
- 31/01/2021 | Góc giải đáp: Mắc bệnh sa tử cung có quan hệ được không?
- 28/01/2021 | Những dấu hiệu sa tử cung chị em nhất định không được bỏ qua
- 28/01/2021 | Sa tử cung cấp độ 1: Dấu hiệu và phương pháp điều trị
1. Bệnh sa tử cung sau khi sinh nguy hiểm như thế nào?
Thông thường, trong cơ quan sinh dục ở chị em phụ nữ, tử cung nằm phía trên âm đạo. Sa tử cung xảy ra khi tử cung bị tụt xuống âm đạo do cơ và dây chằng bị giãn và không thể nâng đỡ được tử cung. Bệnh chia thành những cấp độ khác nhau. Cấp độ nhẹ nhất là khi tử cung mới chỉ tụt xuống ống âm đạo và khi tử cung tụt ra khỏi âm đạo là khi bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng.
Phụ nữ sau sinh là nhóm có nguy cơ cao bị sa tử cung
1.1. Biểu hiện của sa tử cung theo từng mức độ
Triệu chứng cơ năng tùy thuộc mức độ sa nhiều hay ít, thời gian sa mới hay đã lâu, sa đơn thuần hay còn có tổn thương phối hợp. Các triệu chứng của sa tử cung gồm có:
- Đầu tiên có thể xuất hiện khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn:
+ Biểu hiện ban đầu khi kích thước khối sa nhỏ, hiện tượng này xuất hiện ít, không thường xuyên, chủ yếu chỉ xuất hiện khi lao động hoặc đi lại nhiều, nằm nghỉ thì khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được.
+ Càng về tình trạng sa càng nghiêm trọng hơn và khối sa không đẩy lên được nữa.
- Bệnh nhân bị tức nặng
bụng dưới ảnh hưởng nhiều đến lao động và sinh hoạt.
- Một số biểu hiện rối
loạn tiểu tiện như tiểu khó, thậm chí bí tiểu, tiểu buốt, tiểu ra máu.
- Rối loạn đại tiện thường sẽ ít gặp hơn. Bệnh nhân có thể gặp phải triệu chứng như đại tiện khó, bị tức nặng hậu môn, táo bón,…
- Một số trường hợp chảy dịch, chảy máu từ cổ tử cung do viêm nhiễm
Nặng tức bụng là biểu hiện của bệnh sa tử cung
Khi gặp phải những biểu hiện trên, bạn cần phải đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị bệnh kịp thời.
1.2. Sa tử cung sau khi sinh có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì bệnh sa tử cung sẽ không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng. Ngược lại, nếu bệnh không được phát hiện sớm và chủ quan không điều trị bệnh thì sa tử cung sẽ tiến triển nhanh và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:
Loét âm đạo: Ở mức độ nghiêm trọng nhất, khi tử cung của người phụ nữ đã tụt ra ngoài âm đạo sẽ dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng và loét âm đạo.
Sa tử cung khiến người bệnh hay bị đau lưng sau khi lao động nặng hoặc đứng quá lâu
Sa các cơ quan ở vùng chậu: Khi tình trạng sa tử cung đã quá nghiêm trọng thì cũng sẽ dẫn theo tình trạng sa các cơ quan khác như bàng quang hay trực tràng, dần dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, vô cùng nguy hiểm.
1.3. Phải làm gì khi mắc bệnh sa tử cung sau khi sinh?
Nếu mắc phải bệnh sa tử cung sau sinh, bạn cũng không nên quá lo lắng. Hãy đi khám và lắng nghe những lời khuyên của bác sĩ.
Thông thường những trường hợp nhẹ, căn bệnh này không gây ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt thì chị em chỉ cần điều chỉnh thói quen sống để các triệu chứng nhẹ hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể kết hợp với một số bài tập để khắc phục bệnh hiệu quả hơn.
Với những trường hợp nặng, khi đã xảy ra tình trạng viêm loét hay nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ có thể can thiệp bằng những phương pháp đặc biệt để điều trị bệnh. Tùy mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp với mục đích bảo tồn tử cung, giảm triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
2. Một số bệnh lý tử cung thường gặp
Bên cạnh bệnh sa tử cung, phụ nữ cũng nên cẩn trọng với những bệnh phụ khoa về tử cung thường gặp dưới đây:
Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Triệu chứng của bệnh thường là âm đạo tăng tiết khí hư, cảm giác đau âm hộ liên tục,… Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng rách cổ tử cung hoặc các trường hợp nạo thai nhiều lần khiến các lớp mô trong bộ phận này bị tổn thương.
Lạc nội mạc tử cung: Là bệnh xảy ra khi các mô vốn phải được phát triển trong tử cung thì lại có tình trạng phát triển ngoài tử cung. Lạc nội mạc tử cung thường xảy ra ở buồng trứng, ống dẫn trứng, hay sau tử cung,… Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể khiến ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em.
Bệnh polyp cổ tử cung: Đây là một khối u lành tính, thường gặp ở các trường hợp phụ nữ đã sinh đẻ nhiều lần. Nó có thể cản trở việc trứng gặp tinh trùng hoặc gây tắc tử cung, một số trường hợp có thể chuyển sang u ác tính. Vì thế, cần phải điều trị sớm căn bệnh này.
U xơ tử cung: Căn bệnh phụ khoa này có thể gặp ở mọi đối tượng nữ giới nhưng thường gặp nhất là ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ mãn kinh. Những triệu chứng thường gặp của bệnh như chu kỳ kinh kéo dài, đau vùng chậu, táo bón,… Bệnh không nguy hiểm nhưng có thể khiến người bệnh thiếu máu, mệt mỏi, tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ,…
Nên đi khám sớm nếu có dấu hiệu bất thường
Ung thư cổ tử cung: Nguyên nhân dẫn đến bệnh vẫn chưa được xác định rõ. Đây là căn bệnh nguy hiểm. Nhưng nếu phát hiện sớm, bạn vẫn có cơ hội được điều trị bệnh hiệu quả. Tùy theo mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp như điều trị bằng phẫu thuật, bức xạ, áp dụng phương pháp hóa học trị liệu,… Những trường hợp ở giai đoạn cuối sẽ được điều trị giảm nhẹ triệu chứng để nâng cao chất lượng sống của người bệnh,….
Trên đây là những kiến thức về bệnh sa tử cung sau khi sinh và một số bệnh lý về tử cung thường gặp. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, chị em sẽ nâng cao hiểu biết về bệnh, biết cách chăm sóc cơ thể tốt hơn và tránh các trường hợp chủ quan với bệnh tật. Ngay khi có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Phát hiện bệnh sớm không chỉ nâng cao hiệu quả chữa bệnh mà sẽ giúp tiết kiệm chi phí và tránh áp lực tâm lý đối với người bệnh.
Nếu cần được tư vấn hoặc muốn đặt lịch khám sớm, bạn hãy gọi đến số 1900 56 56 56, các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!